Super User

Super User

Vừa qua, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2017 và hoạt động về nguồn khu vực phía Bắc.

Tham dự và truyền đạt các nội dung tập huấn tại hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) Nguyễn Thị Tiếp; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối DNTW Đinh Mạnh Thanh; Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Thị Hoa; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy PV Power Ngô Hồng Vân.

Tham dự Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2017 có hơn 60 đồng chí là các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng Công ty, các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ/chi ủy viên các chi bộ cơ sở và trực thuộc; các đồng chí là ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng Công ty/ủy viên Ủy ban Kiểm tra các Đảng bộ trực thuộc; các đồng chí chi ủy viên các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và cán bộ làm công tác Đảng của các đơn vị tại khu vực phía Bắc.


Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy PV Power Ngô Hồng Vân phát biểu khai mạc hội nghị

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng năm 2017 với mục đích giúp cho cán bộ cấp ủy các cấp kịp thời cập nhật những văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng và Đảng ủy các cấp để triển khai thực hiện tại các đơn vị; đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực của cấp ủy viên và cán bộ tham mưu nghiệp vụ công tác Đảng của các Đảng bộ/Chi bộ cơ sở và trực thuộc.

Đây cũng là cơ hội để các đảng viên làm nghiệp vụ công tác Đảng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, giải đáp các vướng mắc, khó khăn trong công tác Đảng tại cơ sở.

Với các bài giảng phong phú, sinh động và dễ hiểu, các đồng chí Nguyễn Thị Tiếp và Đinh Mạnh Thanh đến từ Đảng ủy Khối DNTW đã truyền đạt nhiều nội dung về kỹ năng xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các tổ chức Đảng cũng như công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng.


Đồng chí Đinh Mạnh Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối DNTW truyền đạt các nội dung tại hội nghị.

Sau thời gian tập huấn tập trung tại hội trường, Đảng ủy PV Power đã tổ chức chương trình học tập, hoạt động về nguồn và tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Tuấn Ngọc, Phó Trưởng ban Xây dựng PV Power, đảng viên Chi bộ Xây dựng đầu tư và phát triển Tổng Công ty tại Khu di tích K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội).


Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy PV Power Ngô Hồng Vân trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Tuấn Ngọc.

Các đảng viên tham dự hoạt động về nguồn tại Khu di tích K9 - Đá Chông

M. Lý

Năm 2017 là dấu mốc 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu vào tháng 4/1987. Trong thời gian qua, hoạt động thương mại dầu thô luôn gắn liền với hoạt động khai thác của tất cả các mỏ dầu Việt Nam, hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoàn thành mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho Tập đoàn và các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Cho đến nay, khoảng 360 triệu tấn dầu thô đã được xuất bán an toàn với tổng trị giá đạt gần 150 tỷ USD, đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Dầu thô Việt Nam được khai thác từ nhiều mỏ thuộc các chủ dầu trong nước và nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia khai thác và xuất bán 18 loại dầu thô, trong đó có 17 loại khai thác ở trong nước và 01 loại khai thác tại Algeria. Các loại dầu thô của Việt Nam được cung cấp một phần cho thị trường trong nước (Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy chế biến condensate) và để xuất khẩu. Chất lượng các loại dầu thô của Việt Nam có sự khác nhau nên giá trị thương mại trên thị trường quốc tế cũng khác nhau, có thể chênh lệch đến 2USD/thùng (tương đương 17 - 18USD/tấn) giữa dầu thô chất lượng cao (như từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư tử đen…) và các loại dầu thô khác. Ngoài ra, giá bán dầu thô còn phụ thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ tại thời điểm xuất bán.


 

Giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ

Việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất tuyệt đối của các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài tại các dự án khai thác dầu khí. Các lô dầu xuất khẩu đều được bán theo hình thức đấu thầu đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và an toàn cho khai thác mỏ. Giá bán của tất cả các lô dầu đều là giá cao nhất tại thời điểm bán, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật mà các chủ mỏ dầu (bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là công ty dầu khí quốc tế) đặt ra. Danh sách khách hàng mời tham gia mua dầu Việt Nam được các chủ mỏ dầu thông qua có khoảng gần 30 khách hàng, bao gồm khách hàng đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…. Như vậy, dầu thô Việt Nam hiện được xuất bán đi tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hoa Kỳ, Singapore, Úc… và Trung Quốc.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, ở nước ngoài là 1,30 triệu tấn. Cũng đến hết tháng 8/2017, tổng số lượng dầu thô được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là chủ mỏ dầu xuất bán (thông qua đơn vị đại lý, ủy thác bán dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PVOIL) là 8,81  triệu tấn (với doanh thu đạt khoảng 3,597 tỉ USD), trong đó xuất khẩu là 4,976 triệu tấn (đạt 2,004 tỉ USD) và bán cho các khách hàng trong nước là 3,836 triệu tấn (đạt 1,59 tỉ USD). Giá xuất khẩu dầu thô Việt Nam trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng năm 2017 là 402,41 USD/tấn.
 


Hoạt động chứa và vận chuyển dầu thô trên biển

Dầu thô Việt Nam được xuất bán đến thị trường Trung Quốc bao gồm một phần từ khách hàng Trung Quốc tham gia đấu thầu mua trực tiếp, một phần do các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế mua dầu thô của Việt Nam rồi bán lại vào thị trường Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2017, khách hàng Trung Quốc (là công ty Dầu Unipec) đã tham gia trực tiếp mua dầu thô từ Việt Nam với tổng khối lượng mua khoảng 1,78 triệu tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam xuất khẩu) có tổng giá trị đạt 733 triệu USD. Các loại dầu thô Việt Nam được khách hàng Trung Quốc mua trong giai đoạn này đến từ các mỏ: Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby, Chim Sáo, Thăng Long  (là các mỏ dầu khí có sự tham gia của các chủ mỏ dầu nước ngoài đang tiến hành khai thác tại Việt Nam với vai trò là người bán như SK và KNOC (Hàn Quốc), Perenco và Geopetrol (Pháp), JVPC (Nhật Bản), Petronas (Malaysia), Santos (Úc), Premier Oil (Vương quốc Anh), Repsol (Tây Ban Nha)). Giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng  9,59 USD/tấn. Tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán vào thị trường Trung Quốc (do khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp hoặc mua lại thông qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) có giá trung bình  405,31 USD/tấn (vẫn cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn).

Giá dầu thô xuất bán đến Trung Quốc (qua khách hàng Trung Quốc trực tiếp mua hay qua qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng từng loại dầu và tình hình thị trường vào thời điểm xuất bản. 

Tất cả các thông tin về việc xuất bán dầu thô đều được báo báo chính thức bằng văn bản theo quy định thường kỳ đến Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan, Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngày 15/9, Hội Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro tổ chức trao chứng chỉ cho các học viên khóa học “Công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng trong giai đoạn khai thác cuối của mỏ”. Tham dự và trao chứng chỉ có ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.


Ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam phát biểu tại lễ trao chứng chỉ



Lãnh đạo Hội Dầu khí chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên

Khóa đào tạo “Công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng trong giai đoạn khai thác cuối của mỏ” có 15 học viên tham dự, là cán bộ thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.

Đây là một trong những nội dung của Thỏa thuận hợp tác 5 năm giữa Hội Dầu khí Việt Nam và Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, thực hiện công tác nghiên cứu trong các lĩnh vực: địa chất, địa vật lý, công nghệ khoan - khai thác, thiết kế xây dựng các công trình dầu khí và các hoạt động khác phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí; tư vấn, phản biện, thẩm định các dự án, chương trình đầu tư phát triển dầu khí, các phương án kinh tế - kỹ thuật trong công tác thăm dò, xây dựng các công trình dầu khí và khai thác dầu khí; đào tạo cơ bản và nâng cao cho các chuyên gia của Vietsovpetro trong các lĩnh vực phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài ra còn biên soạn, biên dịch, thẩm định sách chuyên khảo, tài liệu hướng dẫn trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí; hỗ trợ Vietsovpetro quảng bá thương hiệu, sản phẩm khoa học - công nghệ; tổ chức hội thảo chuyên đề, hội nghị khoa học công nghệ.


Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San trao chứng chỉ cho học viên


Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San trao chứng chỉ cho học viên

Những năm qua, Hội Dầu khí Việt Nam luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như các đơn vị thành viên và đã có nhiều hoạt động thiết thực, chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Tập đoàn trong Chiến lược xây dựng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.


Các học viên trong lớp

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San chúc mừng 15 học viên đã hoàn thành khóa học với nhiều nội dung quan trọng, cần thiết trong quá trình khai thác, nghiên cứu.

Ông Ngô Thường San tin tưởng, với những kiến thức được trang bị tại khóa học, các học viên sẽ phát huy hết năng lực, ứng dụng kiến thức tại khóa học cũng như kinh nghiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đó cũng là mong muốn của Hội Dầu khí, của đội ngũ giáo viên và lãnh đạo Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đối với các học viên được cử đi học trong đợt này.

Nguyễn Hiển

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trân trọng thông báo thông tin về hoạt động của Tập đoàn.

 

Liên quan đến việc gần đây có tin và bình luận đặt câu hỏi có hay không “việc lập quỹ đen” ở PVN? Tập đoàn xin khẳng định không có chủ trương này.

Về việc ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại 3 đơn vị và khởi tố bổ sung đối với ông Ninh Văn Quỳnh, Tập đoàn đã và đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc; đặc biệt chú trọng ổn định tình hình, giữ vững nhịp độ sản xuất kinh doanh, duy trì bình thường, thực hiện cam kết với đối tác của PVN và các đơn vị.

Hiện tại Tập đoàn đang chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng xử lý những tồn tại, hạn chế; giảm thiểu tác động tiêu cực đến mọi mặt hoạt động của Tập đoàn./.

Sáng 9/9/2017, Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam - Vietnam Off-road Cup (VOC) 2017 đã khai mạc tại làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trong hai ngày 9- 10/9/2017, 78 đội đua được phân ra 3 hạng thi đấu: hạng bán tải (25 đội), hạng cơ bản (36 đội) và hạng nâng cao (17 đội) đã chính thức thực hiện các bài thi khắc nghiệt. Toàn bộ xe của Ban tổ chức và 78 đội đua đã sử dụng xăng dầu do PVOIL tài trợ độc quyền tại giải đua.

VOC 2017 đã diễn ra thật sự sôi động, hấp dẫn, không chỉ đơn thuần là một sân chơi cho những người mang niềm đam mê xe và bộ môn off-road tại Việt Nam, mà còn khơi dậy niềm đam mê thể thao, tốc độ và tinh thần chinh phục thử thách. Đây là giải đua xe địa hình có quy mô lớn và lâu đời bậc nhất cả nước do diễn đàn OTOFUN tổ chức. VOC 2017 còn là dịp giao lưu, chia sẻ, đồng thời nâng cao kỹ năng lái xe và phát triển các hoạt động mang tính cộng đồng.

Với vị thế là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn thứ 2 trong nước (chiếm 22% thị phần), PVOIL tiếp tục đồng hành với VOC 2017, đánh dấu chặng đường 2 năm liên tiếp đồng hành và tài trợ độc quyền về xăng dầu; góp phần vào sự thành công của giải đấu cũng như nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của bộ môn thể thao off-road tại Việt Nam. Hơn 5.000 lít xăng, dầu đã được tiếp ứng, cung cấp cho những chiến xa dũng mãnh trên cung đường chinh phục những thử thách ác liệt của giải đấu.

Không chỉ tham gia độc quyền cung cấp nhiên liệu, PVOIL còn cung cấp các sản phẩm: dầu nhớt, nước uống Tiền Hải… nhằm mang đến sự thành công trọn vẹn cho giải đấu. Thông qua vai trò là nhà tài trợ, PVOIL hy vọng sẽ mang thương hiệu, hình ảnh của mình đến gần hơn với người tiêu dùng và khẳng định vị thế của thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và thân thiện.

Dưới đây là một số hình ảnh giải đua và công tác cung cấp xăng dầu PVOIL:

pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
PVOIL đồng hành cùng giải VOC 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
Hình ảnh xe bồn tài trợ độc quyền xăng, dầu cho giải đấu
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
PVOIL cung cấp các dịch vụ: tiếp nhiên liệu, lau xe… cho giải đấu
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
PVOIL cung cấp nước uống phục vụ giải đấu
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
pvoil tai tro doc quyen xang dau cho voc 2017
Một số hình ảnh của các vòng đua

P.V

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt nhận định: Năm 2017 là thời điểm tốt để đầu tư vào cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) nhằm đón đầu những kết quả khả quan của PTSC vào nửa cuối năm 2017.

Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, PTSC đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc tăng vốn điều lệ từ 4.467 tỉ đồng lên 5.896 tỉ đồng.

Theo Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và định hướng Chiến lược phát triển đến năm 2035, PTSC sẽ phát triển thành tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí công nghệ cao của khu vực với 7 trụ cột là những lĩnh vực then chốt gồm: Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí; Dịch vụ tàu chứa, xuất và xử lý dầu thô (FSO/FPSO); Dịch vụ cơ khí dầu khí; Dịch vụ căn cứ cảng dầu khí; Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí biển và dịch vụ tháo dỡ, thu dọn mỏ; Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát, sửa chữa công trình ngầm; Thực hiện các công trình, dự án công nghiệp trên bờ.


Người lao động PTSC trên công trường

Một trong những giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lược trên là đẩy mạnh đầu tư đổi mới nguồn lực cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD) chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, việc PTSC tăng cường cho đầu tư phát triển cũng nhằm bảo đảm năng lực, đáp ứng nhu cầu SXKD trong những năm tiếp theo trên cơ sở những thông tin tích cực trong công tác tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ, dự báo tình hình triển khai các dự án lớn như: Cá Rồng Đỏ, Lô B Ô Môn, Sao Vàng Đại Nguyệt… và các dự án tiềm năng khác.

Thời gian qua, dù thị trường có nhiều biến động, khó khăn nhưng PTSC đã duy trì và giữ vững thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí chủ chốt như dịch vụ tàu dịch vụ dầu khí, dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ kho nổi FSO/FPSO…, tích cực tham gia công tác chào thầu, đàm phán, nên có khả năng cao được giao thực hiện nhiều hợp đồng, gói thầu dịch vụ có giá trị trong giai đoạn 2017-2018 và những năm tiếp theo như: cung cấp tàu cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cung cấp FPSO Cá Rồng Đỏ, cung cấp dịch vụ căn cứ Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Quốc, cung cấp các dịch vụ cơ khí chế tạo các dự án: Cá Rồng Đỏ, Sao Vàng Đại Nguyệt…

Đặc biệt, kế hoạch chuyển sàn niêm yết vừa được Đại hội đồng cổ đông PTSC thông qua được cho là sẽ có tác động tích cực đến giao dịch của cổ phiếu PVS trong thời gian tới.

Theo kế hoạch PTSC sẽ chuyển hơn 446 triệu cổ phiếu phổ thông PVS đang được niêm yết và giao dịch trên sàn HNX sang sàn HOSE. Việc chuyển sàn giao dịch chứng khoán hứa hẹn sẽ giúp PTSC nâng cao hình ảnh, cũng như quảng bá thương hiệu trên thị trường chứng khoán, tác động tích cực đến đánh giá của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn cho công tác đầu tư sản xuất kinh doanh của PTSC.

Nền tảng vững vàng

Năm 2017, PTSC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 13.000 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 700 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 560 tỉ đồng.


Dịch vụ kho nổi FSO/FPSO của PTSC

Kế hoạch này được xây dựng dựa trên trên giá dầu 50USD/thùng và có căn cứ vào tình hình hoạt động năm 2016, cũng như nhận định, đánh giá các cơ hội thị trường, khả năng triển khai các dự án, hợp đồng dịch vụ dầu khí trong năm 2017. Đây được xem là kế hoạch khá thận trọng so với những kết quả tích cực PTSC đã đạt được trong nửa đầu năm 2017, cũng như những thuận lợi của thị trường và sự hồi phục giá dầu ở mức cao hơn 50USD/thùng trong những tháng đầu năm.

Dự báo giá dầu trung bình năm 2017 sẽ đạt 58USD/thùng, Công ty Chứng khoán Bảo Việt dự báo PTSC có thể đạt được 15.621 tỉ đồng doanh thu và 871 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn nhiều so với kế hoạch PTSC đặt ra. Còn Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự báo giá dầu trung bình năm 2017 sẽ đạt mức 57USD/thùng, lợi nhuận sau thuế PTSC có thể đạt 856 tỉ đồng.

Đáng chú ý, ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất của ngành Dầu khí, cổ phiếu PVS vẫn luôn được các nhà đầu tư đánh giá là cổ phiếu đáng để đầu tư lâu dài bởi đây là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ổn định, quản trị tốt và tình hình tài chính lành mạnh. PTSC là doanh nghiệp có mức độ tích lũy tài sản cao trong những năm kinh doanh hiệu quả và thuộc nhóm có tài sản bằng tiền mặt cao nhất trên sàn chứng khoán; duy trì sự an toàn tài chính cao với khả năng thanh toán nhanh và là doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tư mở rộng hoạt động trong thời điểm giá dầu thấp khi nhiều doanh nghiệp trong ngành khó khăn.

Đó cũng là lý do các nhà đầu tư đặt niềm tin vào sự tăng trưởng của cổ phiếu PVS trong thời gian tới. Các chuyên gia khuyến nghị tích lũy trong dài hạn đối với cổ phiếu PVS tại giá mục tiêu là 21.900 đồng/cổ phiếu.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán MayBank Kim Eng, đánh giá: PTSC là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu liên quan đến dầu khí nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá dầu. Thời gian qua, giá cổ phiếu PVS không có nhiều đột biến nhưng cũng phản ánh rõ những bước tăng giảm giá theo sự trồi, sụt của giá dầu. Trong tình hình đó, đa số các nhà đầu tư vẫn nắm giữ PVS vì tin vào triển vọng của mã chứng khoán này trong dài hạn. 

Phương Mai

Với vị thế vững chắc, chiếm thị phần lớn trên thị trường gas trong nước, cổ phiếu PGS của Công ty CP Kinh doanh Khí miền Nam (PV GAS South) rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Hiện PGS có hai cổ đông lớn là PV GAS nắm giữ 35,26% và Halley Sicav - Halley Asian Properity - nắm giữ 9,66% vốn điều lệ. Là một trong những đơn vị thành viên chủ lực của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), PGS có lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào so với các công ty khác. PGS hiện là một trong những công ty kinh doanh LPG hàng đầu tại Việt Nam.

 

CBCNV PGS giới thiệu sản phẩm của công ty

PGS xây dựng thương hiệu PETROVIETNAM GAS với 6 nhãn hiệu bình LPG: Gas Dầu Khí, VT - Gas, A Gas, JP Gas, Đắk Gas, Đặng Phước Gas có uy tín đối với các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng. Mạng lưới kinh doanh LPG của PGS phủ khắp các tỉnh, thành phố từ miền Trung đến Tây Nam Bộ và liên tục mở rộng để đưa những sản phẩm chất lượng tốt đến với người tiêu dùng.

Sau khi thoái vốn khỏi CNG Việt Nam vào quý I/2016, nhiều nhà đầu tư lo ngại cho kết quả kinh doanh của PGS do CNG đóng góp khoảng 50% lợi nhuận gộp của công ty. Tuy nhiên, dòng tiền lớn nhận về từ thương vụ thoái vốn đã giúp công ty đầu tư sâu hơn vào chuỗi phân phối LPG là mảng hoạt động cốt lõi của mình; tạo điều kiện để PGS đạt được kết quả khả quan trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, là cơ sở cho sự tăng trưởng giá cổ phiếu PGS trên thị trường.

PGS đã vững chân ở vị trí là một công ty kinh doanh khí và sản phẩm khí hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp trên 100 triệu m3 CNG/năm, 250.000 tấn LPG/năm, nộp ngân sách Nhà nước gần 100 tỉ đồng/năm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.

Năm 2016, PGS đạt tổng doanh thu 4.972 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 342 tỉ đồng; chi trả cổ tức với tỷ lệ 33% bằng tiền mặt. Năm 2017, PGS đặt kế hoạch khá “khiêm tốn”: Sản lượng khí nén CNG là 115 triệu m3, khí hóa lỏng LPG 274 ngàn tấn; tổng doanh thu 4.746 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 100 tỉ đồng; cổ tức dự kiến 15%.

Sở dĩ PGS đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2017 giảm so với năm 2016 là do trong năm 2016, công ty thu về khoản lợi nhuận đột biến lên tới 310 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi CNG.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, PGS đã đạt 2.987 tỉ đồng doanh thu, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế 68,2 tỉ đồng. Ngày 11/8, cổ phiếu PGS giao dịch ở mức giá 19.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 15% so với đầu năm 2017.

Trước thực trạng thị trường gas Việt Nam luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng loạt các thương hiệu trong và ngoài nước; cùng với tình trạng gas sang chiết trái phép, gas giả, gas lậu trở thành nỗi ám ảnh của người tiêu dùng, PGS đã nỗ lực cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt, an toàn cho người sử dụng. Đó là nền tảng vững chắc bảo đảm cho sự phát triển bền vững của PGS.


Kho LPG Đà Nẵng

Sản phẩm của PGS đã khẳng định được chất lượng vượt trội với nhiều đặc tính ưu việt như: vỏ bình bằng thép nhập khẩu SG 255 của Hãng Nippon (Nhật Bản), loại thép chịu được áp lực cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn DOT Hoa Kỳ, thêm vào đó là sử dụng van nhập khẩu, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Vỏ bình gas PGS có tuổi thọ trên 25 năm. Song song với đó, PGS còn đầu tư tem chống giả điện tử SMS truy xuất nguồn gốc hàng chính hãng trên tất cả các bình gas của công ty, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhằm tích cực thực hiện “Chiến lược phát triển bán lẻ LPG dân dụng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” của PV GAS, từ tháng 6/2017, PGS đã tiên phong áp dụng ứng dụng công nghệ “gọi gas” thông minh đầu tiên tại Việt Nam, giúp người tiêu dùng có thể có thêm kênh đặt hàng, kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, tích lũy điểm thưởng đổi quà..., nâng cao lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của PGS.

Trong năm 2017 và những năm tiếp theo, PGS đặt mục tiêu tiếp tục bảo đảm công tác an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống kho, trạm chiết, nhà máy bình khí, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý; tăng cường tập trung công tác bán lẻ LPG tại các khu vực thành phố, thị xã, đặc biệt các thành phố lớn khu vực Đông Nam Bộ; đẩy mạnh nhận diện thương hiệu PETROVIETNAM GAS và các nhãn hiệu địa phương; duy trì, phát triển thị trường CNG cho khách hàng công nghiệp và giao thông vận tải; tập trung sản xuất vỏ bình cho PV GAS đáp ứng nhu cầu nội bộ và khách hàng bên ngoài…

Để đón đầu những dòng sản phẩm khí trong chuỗi cung ứng của PV GAS, ngày 3/1/2017, PV Gas South đã khánh thành và đi vào hoạt động trạm chiết nạp LPG Cà Mau có tổng diện tích xây dựng khoảng 30.000m2, với công suất chiết nạp ban đầu khoảng 500 tấn LPG/tháng, sức chứa của bồn 100 tấn LPG.

Bằng những giải pháp quyết liệt, đúng đắn, lấy chất lượng làm “kim chỉ nam”, lợi ích của người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của PGS là sản lượng LPG đạt mức 300.000 tấn/năm, chiếm 40% thị phần LPG phía Nam; sản lượng CNG đạt mức 150 triệu m3/năm, chiếm 60% thị phần CNG khu vực phía Nam; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình trên 20%/năm.

Minh Anh

Ngày 8/9/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bên nhà thầu của Hợp đồng Dầu khí các Lô 01&02 đã ký Thỏa thuận Bàn giao Tài sản và Hoạt động dầu khí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Thỏa thuận có hiệu lực từ 23h59 phút ngày 9 tháng 9 năm 2017 (thời điểm kết thúc Hợp đồng).

Hợp đồng Chia sản phẩm (PSC) các Lô 01&02 được ký ngày 9/9/1991, có hiệu lực từ ngày 10/9/1991. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của các bên nhà thầu là: PCVL – 85%, PVEP – 15%. Đây là Hợp đồng thuộc thế hệ hợp đồng dầu khí đầu tiên của Petrovietnam và cũng là hợp đồng đầu tiên kết thúc khi hết hạn hợp đồng.


Lễ ký Thỏa thuận Bàn giao Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02

Trải qua 26 năm hoạt động, Nhà thầu đã thu được một số thành công nhất định như phát hiện và đưa các mỏ vào khai thác (Ruby vào năm 1998, Pearl và Topaz vào năm 2010, Diamond và Sư Tử Nâu vào năm 2014), các cấu tạo Jade và Emeral đã được phát hiện nhưng chưa được đưa vào khai thác. Tổng sản lượng đã được khai thác từ các mỏ trên đến nay khoảng 116 triệu thùng, sản lượng khai thác trung bình hiện nay là 14.000 thùng/ngày. Lô Hợp đồng đã đem lại lợi ích cho các bên nhà thầu và cho nước chủ nhà. Trong thời gian tới, các bên sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để hoàn tất thủ tục kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ông Bacho Pilong - Phó Tổng Giám đốc phụ trách dự án nước ngoài của Petronas

Là người điều hành kế tiếp các hoạt động dầu khí ở Lô 01&02, Petrovietnam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để duy trì sản lượng khai thác, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tiến hành các hoạt động thăm dò bổ sung để gia tăng trữ lượng và đưa các phát hiện đã có vào khai thác.


Ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Từ ngày 6-7/9/2017, Ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã dẫn đầu đoàn công tác bao gồm đại diện một số ban chuyên môn và đơn vị thành viên tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2017 tại Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga. Diễn đàn được tổ chức hàng năm với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và năm nay là lần thứ 3.

Tham gia Diễn đàn kinh tế Phương Đông năm nay có hơn 5.000 đại biểu, tăng gần 1,5 lần so với số lượng của năm ngoái với đại diện đến từ hơn 60 nước trên thế giới. Điều này chứng tỏ chính sách thu hút đầu tư của chính phủ Nga vào vùng Viễn Đông đã được biết đến rộng rãi và thu hút được sự quan tâm của nhiều giới doanh nghiệp, đầu tư trên thế giới.

Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn, Tổng thống Putin ghi nhận những chuyển biến tích cực tại vùng Viễn Đông trong năm vừa qua như thành lập các viện phát triển chuyên biệt, thông qua 19 luật liên bang nhằm quy định hoạt động của các đặc khu kinh tế và cảng tự do Vladivostok, hiệu quả của chương trình “Một hecta Vladivostok”, việc cấp thị thực điện tử cho công dân 18 quốc gia khi đi vào cảng tự do Vladivostok hay các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp lớn... Nhờ nỗ lực đó, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ở khu vực Viễn Đông vượt hơn mức trung bình của toàn LB Nga. Trong 3 năm gần đây, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của khu vực Viễn Đông đều đạt trung bình khoảng 8,6%. Tổng thống Putin cũng khẳng định nước Nga sẽ không dừng lại ở những thành công đó, mà sẽ tiếp tục thiết lập nhiều cơ chế ưu đãi khác dành cho các nhà đầu tư, đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực Viễn Đông trong tất cả các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, thể thao, văn hoá và nhà ở. Nga hoàn toàn hoan nghênh công dân các quốc gia có nguyện vọng đầu tư, làm ăn và sinh sống tại vùng Viễn Đông.

Thông qua các hoạt động tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần này, Đoàn công tác của Petrovietnam đã tìm hiểu thêm về tiềm năng các dự án dầu khí mới và quy mô lớn ở Đông Siberia và Viễn Đông, Irkutsk và trung tâm sản xuất khí Yakutia, thị trường dầu mỏ và khí đốt Vankor, dự án Chonsky, trung tâm sản xuất khí Sakhalin, dự án xây dựng nhà máy chế biến khí đốt vùng Amur; Tổ hợp công nghệ dầu mỏ và Dự án LNG trên lãnh thổ Primorye.

 

Lãnh đạo Petrovietnam làm việc với Lãnh đạo Rosneft

 

Lãnh đạo Petrovietnam làm việc với Lãnh đạo Gazprom Neft

Trong thời gian làm việc tại Vladivostok, Lãnh đạo Petrovietnam cũng đã có các buổi làm việc song phương với các đối tác Nga như Rosneft, Gazprom, Gazpromneft, VTB… nhằm thúc đẩy việc triển khai hiệu quả các dự án hợp tác và tìm kiếm các cơ hội mới trong lĩnh vực dầu khí.

Vừa qua, tại TP Vũng Tàu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVC-PT) đã phối hợp tổ chức Lễ tổng kết rút kinh nghiệm đợt bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau tháng 8/2017.

Tham dự chương trình có Ban lãnh đạo PVC-PT; lãnh đạo các phòng, ban, đội, xí nghiệp trực thuộc và tập thể CBCNV đã trực tiếp tham gia công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau.

Tại lễ tổng kết, Phó Giám đốc phụ trách dự án Nguyễn Minh Ngọc đã trình bày báo cáo tổng kết kết quả của đợt bảo dưỡng nhà máy. Buổi tổng kết cũng đã nghe các tham luận đóng góp ý kiến của các đại biểu tham dự về những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm tích lũy được xuyên suốt quá trình bảo dưỡng.


Ông Vũ Chí Cường - Giám đốc PVC-PT phát biểu tại lễ tổng kết

Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Vũ Chí Cường - Giám đốc PVC-PT biểu dương tinh thần làm việc, nỗ lực của tập thể CBCNV đã cố gắng hoàn thành các đầu mục công việc trong thời gian rất ngắn (12 ngày), đảm bảo các mục tiêu “An toàn - Chất lượng - Tiến độ - Hiệu quả” của đợt bảo dưỡng.

Giám đốc PVC-PT đã trao tặng giấy khen cho 3 tập thể và 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong đợt bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau tháng 8/2017; đồng thời rút kinh nghiệm một số vấn đề còn tồn tại để tiếp tục triển khai có hiệu quả những dự án mới của PVC-PT trong thời gian sắp tới.


Các đại biểu tham dự lắng nghe các tham luận được trình bày tại lễ tổng kết

Các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau

Trước đó, sáng cùng ngày, Công đoàn, Đoàn Thanh niên PVC-PT đã tổ chức chương trình Teambuilding tại khu cắm trại rừng dương Paradise, TP Vũng Tàu. Tập thể CBCNV PVC-PT đã được tham gia các hoạt động tranh tài với nhiều trò chơi tương tác nhóm, tăng cường nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất và đặc biệt là củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong tập thể.

Chương trình kết thúc đã để lại cho tất cả CBCNV tham dự những giờ phút giải trí lành mạnh, những suy nghĩ tích cực, lạc quan, từ đó tiếp tục vững bước chinh phục khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

P.V