Super User

Super User

Trên cơ sở nhận định về triển vọng dầu khí ở miền Bắc Việt Nam và căn cứ Nghị định số 159-CP ngày 9-7-1961 của Hội đồng Chính phủ, để triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271-ĐC ngày 27-11-1961 thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa số 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép lấy ngày 27-11 hằng năm làm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam.

Sự ra đời của Nghị quyết 41

Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 9-8-1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 20-8-1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Quyết nghị số 33-QN/QH/K5 thành lập Tổng cục Dầu lửa và Khí đốt Việt Nam. Ngày 7-7-1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000.

Ngày 19-1-2006, Bộ Chính trị có Kết luận số 41-KL/TW và ngày 9-3-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được đổi tên Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 28-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các Bí thư Chi bộ tiêu biểu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, ngành Dầu khí đã không ngừng phát triển, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ từ khâu tìm kiếm, thăm dò và khai thác đến vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp (DN) chủ lực của ngành Dầu khí đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Ngành Dầu khí đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Dầu khí còn một số hạn chế, yếu kém. Sự tham gia đầu tư, tìm kiếm thăm dò dầu khí ở những vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm của các công ty lớn từ những nước có vị thế trên thế giới chưa đạt được như mong muốn; một số dự án đầu tư ra nước ngoài hiệu quả còn thấp, rủi ro cao; sự tham gia của các thành phần kinh tế khác ở trong nước vào ngành Dầu khí còn hạn chế; quy mô, tiềm lực tài chính của PVN chưa đủ mạnh. Sự phát triển của ngành Dầu khí còn chậm, chưa đồng bộ so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; năng lực điều hành và khả năng kinh doanh còn hạn chế so với một số nước trong khu vực. Việc triển khai thực hiện cơ chế tài chính theo tinh thần Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị còn chưa nhất quán, đồng bộ. Trong quá trình xây dựng PVN theo mô hình tập đoàn kinh tế công nghiệp - thương mại tài chính những năm 2006-2008, đã để xảy ra tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ, lãng phí, thất thoát; nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cuối năm 2015, thị trường dầu khí rơi vào tình trạng khó khăn khi giá dầu thế giới suy giảm. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23-7-2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 41

Về quan điểm, Nghị quyết xác định:

- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chiến lược biển đảo Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam với hiệu quả kinh tế cao, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; mở rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam theo nguyên tắc kinh tế thị trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của DN.

- Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò dầu khí truyền thống, tăng cường đầu tư ở khu vực nước sâu, xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả kinh tế. Tăng cường nghiên cứu tìm kiếm, mở rộng thăm dò các nguồn năng lượng phi truyền thống; chú trọng phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

- Phát triển PVN thành tập đoàn nòng cốt, cùng với Petrolimex và các DN thuộc các thành phần kinh tế thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Tập trung vào phát triển các lĩnh vực chính là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; công nghiệp khí; chế biến dầu khí; tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí; dịch vụ dầu khí, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phát triển ngành Dầu khí. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, đồng thời cần huy động sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của PVN:

Về mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng PVN, Petrolimex và các DN hoạt động trong ngành Dầu khí có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

Nghị quyết xác định về mục tiêu cụ thể trên các vấn đề: Về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Lĩnh vực công nghiệp khí; Lĩnh vực chế biến dầu khí; Lĩnh vực tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu khí; Lĩnh vực dịch vụ dầu khí; lĩnh vực công nghiệp điện.

Nghị quyết xác định rõ những nhiệm vụ và giải pháp

- Hoàn thiện thể chế phát triển ngành Dầu khí:

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí, trong đó quy định rõ về hoạt động dầu khí từ thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn. Hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp để thúc đẩy ngành Dầu khí Việt Nam phát triển. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về dầu khí. Tăng cường phân công, phân cấp quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực dầu khí. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để phát triển ngành Dầu khí.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho PVN:

Xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là về quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài; về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc thù trong nội bộ PVN. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại PVN, bảo đảm vận hành đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; nghiên cứu phát triển các tổng công ty, công ty chuyên ngành trong lĩnh vực cốt lõi và các lĩnh vực chính đủ mạnh để có thể chủ động, tự thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Xây dựng chính sách giá khí hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và DN, người dân và giữa DN với nhau làm tiền đề để phát triển mạnh mẽ hơn nữa công nghiệp khí Việt Nam.

- Bảo đảm nguồn vốn cho PVN thực hiện các mục tiêu chiến lược:

Chính phủ quyết định tỷ lệ lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho PVN theo từng thời kỳ phù hợp với pháp luật về dầu khí và với tình hình thực tế của đất nước. PVN chủ động xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với tỉ lệ để lại; có phương án tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, cân đối nguồn lực cho PVN từ các nguồn vốn hợp pháp khác… trong trường hợp cần thiết để bảo đảm yêu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn. Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc sử dụng và cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính của PVN đúng mục đích và có hiệu quả.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường:

Phát triển nguồn nhân lực dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế; ưu tiên đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, chuyên gia thuộc các lĩnh vực mũi nhọn. Xây dựng chế độ thù lao và các chế độ, chính sách đặc thù áp dụng cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước và nước ngoài. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành, có trình độ cao. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm an toàn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.


- Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh - đối ngoại:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về công tác quốc phòng - an ninh - đối ngoại gắn với hoạt động dầu khí. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành Dầu khí với các bộ, ngành, địa phương liên quan; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy chế phối hợp và các thỏa thuận hợp tác giữa ngành Dầu khí và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát, điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò dầu khí, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh cho việc triển khai tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Củng cố, xây dựng nền “ngoại giao dầu khí”, tranh thủ các mối quan hệ tốt của Việt Nam với các nước để thu hút mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài vào ngành Dầu khí và đầu tư ra nước ngoài.

Thể chế hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị, ngày 16-10-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 95/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí (ban hành ngày 6-7-1993); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (9-6-2000) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí (3-6-2008) về việc thực hiện hoạt động liên quan điều tra cơ bản; đấu thầu dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí (kể cả xử lý, thu gom, tàng trữ, vận chuyển dầu khí trong khu vực khai thác cho tới điểm giao nhận và các hoạt động dịch vụ dầu khí); thu dọn các công trình cố định, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí trong phạm vi lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982).

Với 8 chương và 86 điều, Nghị định 95/2015/NĐ-CP đã tạo ra khung khổ pháp lý hoàn chỉnh, quy định đầy đủ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Công Thương và PVN trong các nội dung về đấu thầu dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; hợp đồng dầu khí; thực hiện hoạt động dầu khí; trữ lượng và phát triển mỏ; thu dọn công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí, cũng như các quy định quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.

Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thỏa thuận khác được ký kết với PVN hoặc với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Luật Dầu khí. Nghị định 95/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2015.

Có thể kết luận rằng, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị là động lực bứt phá cho sự tăng trưởng trong ngành Dầu khí Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông
Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương

Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố bảng xếp hạng Profit500 - top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất năm 2017, trong đó, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) được xếp hạng thứ 112/500 doanh nghiệp.

Cùng với tin vui này, hoạt động sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2017 của PVTrans cũng đạt kết quả cao: Doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng, tương đương 125% kế hoạch 9 tháng và 91% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 371 tỷ đồng, tương đương 127% kế hoạch 9 tháng và 93% kế hoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước 214 tỷ đồng, tương đương 118% kế hoạch 9 tháng và 89% kế hoạch năm.

 

Tàu PVT Saturn

Nhờ những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cao trong những năm qua, PVTrans đã liên tiếp lọt vào top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam do tổ chức Vietnam Report xếp hạng.


Sự ghi nhận của các tổ chức trong việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp là phần thưởng có giá trị tinh thần to lớn cho những phấn đấu và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên PVTrans trong suốt thời gian vừa qua.

 

PVTrans lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2017

Ngoài PVTrans còn có nhiều doanh nghiệp dầu khí lọt vào top 500 như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Đây là tin vui và là tín hiệu tốt đối với toàn ngành Dầu khí trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

P.V

Ngày 24/10, Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) đã tiến hành bàn giao tàu chở khí LPG mang tên Vispring 3668 cho chủ đầu tư là Công ty Việt Xuân Mới, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.

Buổi lễ bàn giao có sự tham dự của ông Nguyễn Anh Minh, Phó Tổng giám đốc DQS cùng lãnh đạo các Phòng, Ban chuyên môn nhà máy chế tạo. Ngoài ra còn có lãnh đạo của Công ty Việt Xuân Mới cùng đại diện ngân hàng cho vay vốn thực hiện dự án.

 

Tàu Vispring 3668 tại ụ khô số 1 Nhà máy đóng tàu DQS.

Phát biểu tại lễ bàn giao, ông Nguyễn Anh Minh cho biết, đây là tàu chở khí hóa lỏng (LPG) đầu tiên đơn vị thực hiện đóng mới. Ông Minh cũng gửi lời cảm ơn đến chủ tàu là Công ty Việt Xuân Mới đã tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với DQS trong suốt quá trình thi công tàu.

"Chúng tôi sẽ luôn dõi theo từng hải lý, từng hành trình của con tàu này trên các mặt sông, mặt biển bởi tàu Vispring 3668 là đứa con tinh thần của tất cả cán bộ, công nhân viên Công ty DQS chúng tôi", ông Minh nói.


Lãnh đạo 2 đơn vị ký bàn giao tàu Vispring 3668.

Tàu LPG mang tên Vispring 3668 được đóng theo hợp đồng được ký giữa 2 công ty vào năm 2016. Tàu dài 60m, rộng gần 11m, chiều cao mạn 4,5m, có khả năng chuyên chở 1.200m3 LPG.

Theo đánh giá của Phó Tổng giám đốc DQS Nguyễn Anh Minh thì “không nhiều đơn vị ở Việt Nam có thể thực hiện được hợp đồng này”.

Thanh Hiếu

Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố bảng xếp hạng Profit500 - Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất năm 2017, trong đó Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) xếp hạng 16/500 doanh nghiệp.

Bảng xếp hạng Profit500 2017 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp năng động, sáng tạo, tiêu biểu, đạt thành tích kinh doanh vượt trội, hiệu quả, có khả năng sinh lợi nhuận tốt và là những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

 

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

BSR có trọng trách quản lý, vận hành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Trong những năm qua, BSR luôn đạt những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều đóng góp cho xã hội.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, BSR sản xuất 4,4 triệu tấn sản phẩm các loại, tiêu thụ hơn 4,3 triệu tấn; doanh thu đạt 54.982 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 6.522 tỷ đồng (bằng 91% kế hoạch năm); lợi nhuận sau thuế đạt 341,7% kế hoạch năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 16,09% (9 tháng 2016 là 3,62%); tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 9,94% (9 tháng 2016 là 2,24%).

Thứ hạng 16/500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất năm 2017 là thành quả đáng ghi nhận dựa trên sự cố gắng phấn đấu, chung tay góp sức của tập thể CBCNV BSR trong nhiều năm qua.

BSR được xem là biểu tượng của kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Việc vận hành sản xuất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, hiệu quả là bước khẳng định Việt Nam làm chủ công nghệ lọc hóa dầu, tự chủ xăng dầu phục vụ nền kinh tế.

Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 23/11/2017 tại Hà Nội.

Trang Nhung

Từ ngày 19-21/10 tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã diễn ra Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 với chủ đề “Ăn mòn và bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng” do Hội Khoa học Kỹ thuật ăn mòn và Bảo vệ kim loại Việt Nam và PVU đồng phối hợp tổ chức.

Hội nghị là sự kiện quan trọng tạo cơ hội cho các nhà chuyên môn, các cá nhân và tổ chức trên cả nước gặp gỡ trao đổi học thuật, kinh nghiệm và các thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu ăn mòn và ứng dụng bảo vệ kim loại, đặc biệt đối với các công trình năng lượng và công trình dầu khí.

Đây cũng là dịp quy tụ bạn bè quốc tế có quan hệ chuyên môn với đồng nghiệp Việt Nam nhằm chia sẻ những kết quả hợp tác và định hướng phát triển trong tương lai.

 

Toàn cảnh hội nghị “Ăn mòn và Bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng”

Ban tổ chức đã nhận được 80 bài báo của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước (Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc) đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, hóa học, vật liệu và các ngành công nghiệp nặng... Đặc biệt, có 39 bài báo xuất sắc được lựa chọn đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các chủ đề được thảo luận tại hội nghị như: Ăn mòn trong môi trường tự nhiên (ăn mòn trong khí quyển, ăn mòn trong đất, trong nước biển); Ăn mòn trong công nghiệp (năng lượng, dầu khí, xây dựng…); Công nghệ bảo vệ điện hóa và ức chế ăn mòn; Lớp phủ bảo vệ (lớp sơn phủ, lớp phủ kim loại và hợp kim, lớp phủ nano…); Phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu ăn mòn và điện hóa; Điện hóa, vật liệu và các vấn đề liên quan…

Đặc biệt, hội nghị đã cung cấp nhiều nội dung chuyên môn mới như các lớp phủ kết hợp vật liệu nano, graphen, các phương pháp đánh giá ăn mòn không phá hủy, hệ thống theo dõi ăn mòn trực tuyến và đặc biệt sản xuất và ứng dụng lượng lớn các vật liệu và công nghệ bảo vệ.


Đại biểu tham dự hội nghị “Ăn mòn và bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng”

Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để các đại biểu tham dự hiểu thêm về PVU với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn nghiên cứu khoa học, đào tạo vào ứng dụng thực tiễn sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí. Mặc dù còn rất non trẻ với tuổi đời 7 năm nhưng cũng rất đáng tự hào bởi những thành tích học tập, nghiên cứu khoa học của thầy và trò PVU. Đặc biệt là kết quả 100% sinh viên tốt nghiệp khóa 1 đã đi làm, 70% sinh viên tốt nghiệp khóa 2 có việc làm phù hợp chuyên ngành đào tạo trước lễ trao bằng tốt nghiệp, được các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao.


Hội nghị thu hút sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc

Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật ăn mòn và Bảo vệ kim loại Việt Nam - GS. TSKH Nguyễn Đức Hùng - đánh giá cao PVU trong việc phối hợp tổ chức thành công hội nghị, cùng sự hỗ trợ và tham gia rất tích cực của các đơn vị như Công ty MDI của Trần Bình An, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Viện Độ bền nhiệt đới, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng của Viện Dầu khí Việt Nam..., cùng các khoa/bộ môn của nhiều trường đại học trên cả nước.

Thiên Thanh

Đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tiến hành triển khai dự án nâng cấp, mở rộng (NCMR) nhà máy chính là thực hiện kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 20 năm khi thiết kế tổng thể nhà máy này được phê duyệt.

Tại sao phải nâng cấp?

NMLD Dung Quất, được xây dựng với một cấu hình phù hợp với nguồn dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch Hổ của nước ta. Dầu thô Bạch Hổ dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn các chi tiết của nhà máy rất thấp.

Lúc mới đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ, chẳng khác gì đi vào “ngõ cụt”.

Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, nằm cách thành phố Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam. Các chuyên gia ước tính trữ lượng của mỏ vào khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Sau hơn 30 năm khai thác, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh.

Lại có ý kiến hỏi rằng, biết “bất lợi” như vậy, tại sao ngay từ đầu không xây dựng nhà máy có cấu hình phù hợp với các chủng loại dầu thô khác nhau. Giải thích câu hỏi có lý này bằng các cứ liệu khoa học thì rất dài. Chỉ xin nói ngắn gọn thế này: Nước ta gia nhập “sân chơi” lọc dầu khi chưa hề có kinh nghiệm. Nếu lựa chọn cấu hình như ý kiến trên thì có hai điều vượt quá khả năng lúc bấy giờ, đấy là: vốn đầu tư lớn; công nghệ phức tạp.

 

Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh thứ 2 (SRU2) được xây dựng tại NMLD Dung Quất

Lựa chọn cấu hình lọc “dầu ngọt” là phù hợp nhất, vừa phù hợp với “túi tiền”; vừa có sẵn nguồn dầu thô dễ lọc trong nước. Và điều được coi là “cấp bách” của thời điểm đó là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vừa không lệ thuộc vào nước ngoài; vừa không tốn ngoại tệ để nhập khẩu. Việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ cũng không quá phức tạp.

NCMR nhà máy sẽ giải quyết vấn đề gì?

Có 3 vấn đề lớn, hay nói cách khác, sau khi NCMR sẽ mang lại 3 lợi ích lớn sau đây: Trước hết là để đa dạng hóa “đầu vào”, có nghĩa là nhà máy có đủ năng lực chế biến các loại “dầu chua” nhập khẩu từ Trung Đông và nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều loại “dầu ngọt” của mỏ Bạch Hổ, nhưng lại cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà thuật ngữ kỹ thuật gọi là “Euro” (hiện nay NMLD Dung Quất sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu mới đạt tiêu chuẩn Euro 2, Euro 3. Sau khi NCMR, các loại sản phẩm sẽ đạt tiêu chuẩn Euro 5).

Lợi ích thứ hai, sau khi NCMR, sản lượng sản xuất sẽ được nâng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tại thời điểm này lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, với phẩm chất tốt, giá thành hạ (do đa dạng nguồn nguyên liệu đầu vào), là một lợi thế so sánh hết sức thuận lợi.

Theo tính toán của các nhà quản lý BSR: dầu thô hiện nay tại NMLD Dung Quất chiếm khoảng 90% tổng chi phí. Trong khi đó các nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí giảm xuống chỉ còn 80%. Sau khi NCMR có thêm lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể, giá thành xăng dầu cung cấp ra thị trường sẽ hợp lý hơn.

Lợi ích thứ ba là, nhà máy có thêm những sản phẩm hóa dầu rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân như: nhựa đường; các sản phẩm về nhựa; sơ sợi… Nói như Chủ tịch Hội đồng Thành viên BSR Nguyễn Hoài Giang: Đây mới là con gà đẻ trứng vàng.

NCMR NMLD Dung Quất, vừa cần thiết, vừa mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Không chỉ nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mà còn tạo ra động lực để BSR tiếp tục đào tạo ra đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ sức làm “chuyên gia” cho các nhà máy mới trong tương lai.

Mấy điều nói thêm

Từ rất sớm (tháng 8-2010), BSR đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô nhập khẩu đầu tiên từ Azerbaijan, Địa Trung Hải phối trộn với dầu thô mỏ Bạch Hổ. Đây là sự chủ động trong việc đánh giá loại dầu thô có thể chế biến tại NMLD Dung Quất, nhằm đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho cả trước mắt và sau này.

Để có thể tiếp nhận những nguồn dầu thô mới mà hàm lượng chua, nặng cao, năm 2015, BSR đầu tư dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh, nâng tỷ lệ phối trộn của các loại dầu thô lên cao đáng kể. Hiện NMLD Dung Quất có thể lọc, phối trộn được 67 loại dầu. Nhà máy cũng đã chế biến thành công 15 loại dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới.

Nhờ chủ động, linh hoạt và đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu, nên NMLD Dung Quất đã tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào khá phong phú, luôn vận hành ổn định ở mức 105-107% công suất thiết kế, mặc dù sản lượng dầu thô Bạch Hổ hiện nay chỉ còn chiếm khoảng 58% nhu cầu sử dụng.

Hiện nay, BSR đang hoàn tất việc thiết kế tổng thể Dự án NCMR NMLD Dung Quất, có quy mô vốn đầu tư lên tới 1,806 tỉ USD. Dự án dự kiến hoàn thành ngày 31-3-2022. Trong đó dự kiến gói thầu EPC sẽ được ký hợp đồng vào tháng 4-2018 với mốc khởi động nhà máy (ready for start-up) là 18-12-2021.

Với các thông tin cập nhật mới nhất từ dự toán xây dựng công trình của Nhà thầu Amec Foster Wheeler (AFW) - Vương quốc Anh, cơ chế thuế hiện hành (Nhà nước không thu điều tiết và không cấp bù) và bộ giá dầu thô, sản phẩm do Tư vấn Nexant cập nhật với giá dầu thô cơ sở 50-70USD, thì hiệu quả kinh tế dự án dự kiến với IRR là trên 10%.

Để củng cố cho việc cung cấp dầu thô cho NMLD Dung Quất trước và sau khi NCMR, BSR đã và đang phối hợp cùng PVOIL xúc tiến đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp để ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU), Thỏa thuận khu (FA) và Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dài hạn các loại dầu thô nhập khẩu chiến lược đến năm 2040. Đối với dầu Murban đã ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) với Total. Đối với dầu thô ESPO đã ký kết Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dầu ESPO với các nhà cung cấp dầu ESPO là Rosneft và Gazpromneft, Thỏa thuận khung (FA) cung cấp rổ dầu với đối tác Glencore, Biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp dầu thô Azeri/rổ dầu với nhà cung cấp SOCAR.

 

Lâm Quý

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Công đoàn Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức thi cắm hoa nghệ thuật với chủ đề "Phụ nữ với nghệ thuật cắm hoa".

Đây là sự kiện ý nghĩa nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV nói chung và lao động nữ nói riêng. 17 đội đến từ Công đoàn Công ty Mẹ - Tập đoàn đã tạo không khí sôi nổi và hấp dẫn cho Hội thi.

Tới dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Thành viên phụ trách HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn; đồng chí Nghiêm Thùy Lan, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam. Thành phần Ban giám khảo gồm: đồng chí Bùi Quốc Sơn, Chủ tịch Công đoàn Công ty Mẹ - Trưởng Ban giám khảo; đồng chí Trần Quang Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn - Phó Trưởng Ban giám khảo và các nghệ nhân của bộ môn nghệ thuật cắm hoa.


Ban giám khảo đến từng đội thi trong phần thi cắm hoa

Các chủ đề về hoa: Lòng mẹ; Vươn ra biển lớn; Phụ nữ Dầu khí với sự phát triển bền vững của PVN; Sắc màu tình yêu; Hoa lửa; Đồng hành cùng Petrovietnam; Mùa xuân trên giàn khoan, Tuổi trẻ muôn màu... được các đội thực hiện đã để lại nhiều ấn tượng cho Ban giám khảo và khách mời tham dự.

Ý nghĩa hơn, Hội thi không chỉ thu hút sự tham gia của đông đảo nữ CBNV Công đoàn Công ty Mẹ, mà hầu như đội nào cũng có sự tham gia của các đấng mày râu.


Nhiều nam CBCNV cũng tích cực tham gia hội thi cùng chị em

Hội thi được chia làm hai phần, phần thi cắm hoa và phần thi thuyết trình đã để lại nhiều ấn tượng về sự nhiệt tình, khéo léo và sáng tạo.


Các đội thi tham gia phần thi thuyết trình





Cơ cấu giải thưởng của Hội thi cũng rất linh hoạt bao gồm: 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Khuyến khích và 5 giải Phong trào cùng cơ cấu các giải phụ cho các đội có cổ động viên nhiệt tình nhất, thuyết minh hay nhất và đồng đội ăn ý nhất.


Đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Thành viên phụ trách HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng 17 đội tham gia Hội thi


Đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Thành viên phụ trách HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn và đồng chí Nghiêm Thùy Lan, Chủ tịch Công đoàn DKVN trao giải Nhất cho đội Cơ quan Công đoàn Dầu khí và đội Đảng ủy Tập đoàn


Đồng chí Trần Quang Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn trao giải Nhì cho 3 đội: Văn phòng Tập đoàn 1, Ban Kế hoạch, Ban Tài chính


2 giải ba được trao cho đội Liên ban Pháp chế và Điện Dầu khí


5 giải Khuyến khích được trao cho các ban: Dự án nước ngoài, Liên Ban Tìm kiếm và thăm dò khai thác Dầu khí, Ban Đầu tư Phát triển, Ban Quản lý đấu thầu và Văn phòng (đội 2)


Ba đội đạt giải phụ của Hội thi: Giải Cổ động viên nhiệt tình, giải Thuyết minh và giải Đồng đội ăn ý

Diệu Thuần

Tại hội thảo “Sử dụng nhiên liệu sinh học - Giải pháp phát triển bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, các chuyên gia khẳng định, xăng sinh học E5 không chỉ an toàn với động cơ, mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Phóng viên Báo Năng lượng Mới lược ghi một số ý kiến được đưa ra tại hội thảo này.

Ông Trần Ngọc Năm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): Cần chính sách hợp lý cho nhà máy sản xuất ethanol

Petrolimex triển khai việc kinh doanh xăng E5 từ tháng 8-2014 với trên 50 cửa hàng, sản lượng tiêu thụ bình quân khoảng 4.000m3/tháng. Đến thời điểm hiện nay, Petrolimex đã có hơn 500 cửa hàng xăng dầu đang bán xăng E5, sản lượng tiêu thụ khoảng 28.000m3/tháng.

Do ý thức được việc triển khai bán xăng E5 trên toàn quốc của Chính phủ cũng như chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công Thương, Petrolimex đã chuẩn bị tích cực về tất cả các điều kiện từ cơ sở vật chất, công tác truyền thông, đào tạo công nhân viên trực tiếp tổ chức cung ứng xăng E5 ra thị trường hiểu biết lợi ích cũng như các thông số kỹ thuật của mặt hàng xăng E5, có thể giải đáp các tính chất lý hóa để người tiêu dùng yên tâm. Petrolimex cũng đã triển khai thí điểm các hình thức phối trộn ở bể và thí điểm vận tải xăng E5 bằng đường thủy, đường ống để có khả năng đáp ứng tốt nhất khi nhu cầu tiêu thụ xăng E5 tăng cao.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu, Chính phủ cũng cần những chính sách hợp lý cho những nhà máy sản xuất ethanol, đặc biệt đối với việc quy hoạch các vùng nguyên liệu để đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy.


Trạm xăng của PVOIL triển khai bán xăng E5 đầu tiên trên cả nước

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Lợi ích nhiều mặt

Xăng sinh học được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, châu Âu. Ở nhiều quốc gia, Chính phủ quy định ôtô bắt buộc phải chạy bằng xăng sinh học, như châu Âu đã quy định bắt buộc áp dụng xăng E5 (xăng khoáng pha trộn 5% ethanol), dự kiến đến năm 2020 bắt buộc sử dụng xăng E10.

Trong khối ASEAN, Philippines và Thái Lan là hai quốc gia đi đầu trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học. Philippines đưa Luật Nhiên liệu sinh học vào thực thi năm 2006, quy định bắt buộc sử dụng xăng E5 từ năm 2009, xăng E10 từ năm 2011. Thái Lan sử dụng xăng E5 từ năm 2005, từ năm 2008 đã bắt đầu bán xăng E20 và E85, đến nay chủ yếu tiêu thụ xăng E10.

Xăng E5 có lợi ích bảo vệ môi trường khi giảm phát thải độc hại như khí CO, CO2, HC, SO2, đồng thời cải thiện tính năng động cơ do ethanol có trị số octan cao (109) khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số octan và tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu. Hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng cũng giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra hoàn toàn hơn, tăng công suất và giảm tiêu hao nhiên liệu của phương tiện giao thông.

Mặt khác, sử dụng nhiên liệu sinh học cũng giúp phát triển nông nghiệp, các vùng nguyên liệu cho sản xuất ethanol như sắn, mía, tạo thảm thực vật xanh làm giảm ảnh hưởng của bão lũ, xói mòn…

PGS.TS Phạm Hữu Tuyến - Viện Cơ khí động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội): Xăng E5 an toàn cho động cơ


Viện Cơ khí động lực đã tiến hành đánh giá tính năng kỹ thuật ôtô, xe máy sử dụng xăng E5. Khi thử nghiệm xăng E5 trên ôtô, chúng tôi chọn loại xe Ford Laser Ghia 1.8 với hệ thống phun xăng điện tử ở các chế độ số từ 2-5 với 100% tải và gia tốc từ 0-100km/h; xe máy là loại Honda Dream, chế hòa khí với gia tốc tương tự từ 0-70km/h.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, so với xăng Ron 92 thông thường, khi sử dụng xăng E5 công suất trung bình tăng khoảng 3,31%, ngược lại, suất tiêu hao nhiên liệu giảm tới 5,18%. Đặc biệt, trung bình hàm lượng phát thải CO giảm tới 27,7%, HC giảm 16,23% so với xăng RON 92 thông thường. Do quá trình cháy được xăng E5 cải thiện nên hàm lượng NOx và CO2 có tăng, tuy nhiên lượng CO2 tính theo chu kỳ khép kín sẽ giảm do nguồn nguyên liệu sử dụng để chế tạo ethanol sẽ hấp thụ một phần.


Hệ thống phối trộn xăng dầu tại Tổng kho PVOIL Đình Vũ

Ở đây cũng xin nhấn mạnh rằng, xăng E5 hoàn toàn có thể sử dụng an toàn trên động cơ xăng đang lưu hành tại Việt Nam mà không cần phải thay đổi về kết cấu hay vật liệu chi tiết.

Ông Nguyễn Như Hải - Trưởng phòng Cây lương thực, cây thực phẩm (Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Phát triển vùng nguyên liệu gắn với an sinh xã hội

Việt Nam được đánh giá có điều kiện thuận lợi để sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH), tiềm năng của một số loài cây trồng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất NLSH như ngô, sắn và mía (sản suất cồn); các cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, hướng dương, dừa, bông (sản xuất diesel)… Do tính đặc thù về loài cây trồng và điều kiện thực tế, trong thời gian tới, ba loại cây trồng sắn, mía và Jatropha sẽ được nghiên cứu làm loại cây trồng chủ lực phát triển NLSH.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất NLSH cần một số cơ chế hỗ trợ như lồng ghép với các chương trình được sử dụng vốn của ngân hành chính sách, vốn của các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư vùng kinh tế mới… Với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải có thêm nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất. Nhà nước cũng cần thực hiện tốt chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.


Nhà máy Ethanol Dung Quất

Đặc biệt, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí một phần cho các doanh nghiệp chế biến ethanol đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chế biến, tránh ô nhiễm môi trường; đầu tư nguồn vốn ngân sách cho các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về giống, quy trình canh tác, phòng trừ sâu bệnh; hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, cần nhân nhanh bộ giống mới có năng suất, chất lượng cao, chịu hạn tốt và phù hợp với công nghiệp chế biến ethanol…

Phó cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) Hoàng Minh Phương:


Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng chương trình truyền thông quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học với mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích cộng đồng sử dụng NLSH. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về việc sử dụng nhiên liệu sinh học bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng nhóm đối tượng, từng vùng miền, nhất là khu vực đô thị, thành phố lớn, nơi có tỷ lệ sử dụng nhiên liệu cao.

Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi Trần Phước Hiền:

Quảng Ngãi là 1 trong 7 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm sản xuất, phối trộn và kinh doanh xăng E5 để sử sụng cho phương tiện cơ giới đường bộ từ ngày 1-12-2014. Tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện việc phân phối xăng E5 sớm hơn lộ trình quy định của Chính phủ 3 tháng và quy định kể từ ngày 1-8-2014, tất cả cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không phân phối xăng RON 92, chỉ phân phối 2 loại xăng là E5 và RON 95. Từ đó đến nay, 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Quảng Ngãi chỉ phân phối 2 loại xăng này.

Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng:

NLSH được tạo ra bằng cách phối trộn ethanol với xăng khoáng theo một tỷ lệ nhất định. Sử dụng NLSH thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ xe sử dụng xăng sinh học ít hơn xe sử dụng xăng khoáng từ 20-30%. Mặt khác, sử dụng xăng E5, người tiêu dùng được mua với giá thấp hơn xăng RON 92 khoảng 150-200 đồng/lít. Người nông dân tiêu thụ được sản phẩm- đầu vào của ngành sản xuất nhiên liệu sinh học - ổn định với mức giá cao hơn.


Theo Chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam Lưu Quang Thái, Nhà máy cồn (NMC) Dung Quất đang phối hợp với Hiệp hội và Công ty Tùng Lâm lên phương án sửa chữa, cải hoán, bổ sung trang thiết bị máy móc. MNC Dung Quất đang trình HĐQT để xin chủ trương thực hiện. Nếu được duyệt, thì việc sửa chữa bổ sung sẽ mất khoảng 90 ngày, giúp NMC Dung Quất đạt ngay công suất tối thiểu 60%. Sau khi vận hành ổn định 3 tháng có thể nâng công suất tối thiểu lên 90%.

NMC Bình Phước cũng đang hợp tác với Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam và Công ty Tùng Lâm để lập phương án sửa chữa, cải hoán, bổ sung nhằm phục hồi sản xuất và hạ giá thành.

Tất cả các nhà máy sản xuất xăng E100 của Việt Nam đều lấy sắn làm nguyên liệu chính, nguyên liệu sắn chiếm hơn 70% giá thành xăng E100. Vì vậy, ổn định nguồn cung sắn với giá mua hợp lý là yếu tố quyết định giá xăng E100 của Việt Nam có thể cạnh tranh với giá xăng E100 nhập khẩu. Quy định giá sàn và giá trần nguyên liệu sắn là biện pháp cần thiết để ổn định nguyên liệu cho sản xuất cồn và bảo đảm lợi ích cho nông dân.
 
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ, việc đưa xăng E5 thay thế hoàn toàn xăng khoáng RON 92 không những là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới mà còn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Để thành công, Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách phù hợp. Người tiêu dùng cần hiểu và tiếp cận với nhiên liệu sạch. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng phải quyết liệt thực hiện chủ trương này. Đặc biệt, cần bảo đảm đủ nguồn cung ethanol trong nước để phối trộn, đồng thời giá ethanol phải rẻ để đủ sức cạnh tranh với nguồn ethanol nhập khẩu. Việc 2 nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dung Quất sẽ được PVN tái khởi động vào cuối năm nay cũng là một tín hiệu đáng mừng.

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xăng E5, bên cạnh những đầu mối lớn đủ tiềm lực hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, bồn bể, trạm phối trộn sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ xăng khoáng sang xăng E5, Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí đối với những doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, việc thuyết phục các cửa hàng tư nhân, đại lý chuyển qua bán xăng sinh học đang gặp khó khăn bởi tâm lý lo ngại xăng sinh học hao hụt nhiều hơn xăng khoáng truyền thống.





Thành Công - Thanh Ngọc

Từ ngày 19-21/10 tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã diễn ra Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 với chủ đề “Ăn mòn và bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng” do Hội Khoa học Kỹ thuật ăn mòn và Bảo vệ kim loại Việt Nam và PVU đồng phối hợp tổ chức.

Hội nghị là sự kiện quan trọng tạo cơ hội cho các nhà chuyên môn, các cá nhân và tổ chức trên cả nước gặp gỡ trao đổi học thuật, kinh nghiệm và các thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu ăn mòn và ứng dụng bảo vệ kim loại, đặc biệt đối với các công trình năng lượng và công trình dầu khí.

Đây cũng là dịp quy tụ bạn bè quốc tế có quan hệ chuyên môn với đồng nghiệp Việt Nam nhằm chia sẻ những kết quả hợp tác và định hướng phát triển trong tương lai.

pvu dong to chuc hoi nghi an mon va bao ve kim loai vi su phat trien nang luong
Toàn cảnh hội nghị “Ăn mòn và Bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng”

Ban tổ chức đã nhận được 80 bài báo của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước (Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc) đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, hóa học, vật liệu và các ngành công nghiệp nặng... Đặc biệt, có 39 bài báo xuất sắc được lựa chọn đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các chủ đề được thảo luận tại hội nghị như: Ăn mòn trong môi trường tự nhiên (ăn mòn trong khí quyển, ăn mòn trong đất, trong nước biển); Ăn mòn trong công nghiệp (năng lượng, dầu khí, xây dựng…); Công nghệ bảo vệ điện hóa và ức chế ăn mòn; Lớp phủ bảo vệ (lớp sơn phủ, lớp phủ kim loại và hợp kim, lớp phủ nano…); Phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu ăn mòn và điện hóa; Điện hóa, vật liệu và các vấn đề liên quan…

Đặc biệt, hội nghị đã cung cấp nhiều nội dung chuyên môn mới như các lớp phủ kết hợp vật liệu nano, graphen, các phương pháp đánh giá ăn mòn không phá hủy, hệ thống theo dõi ăn mòn trực tuyến và đặc biệt sản xuất và ứng dụng lượng lớn các vật liệu và công nghệ bảo vệ.

pvu dong to chuc hoi nghi an mon va bao ve kim loai vi su phat trien nang luong
Đại biểu tham dự hội nghị “Ăn mòn và bảo vệ kim loại vì sự phát triển năng lượng”

Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để các đại biểu tham dự hiểu thêm về PVU với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn nghiên cứu khoa học, đào tạo vào ứng dụng thực tiễn sản xuất kinh doanh của ngành Dầu khí. Mặc dù còn rất non trẻ với tuổi đời 7 năm nhưng cũng rất đáng tự hào bởi những thành tích học tập, nghiên cứu khoa học của thầy và trò PVU. Đặc biệt là kết quả 100% sinh viên tốt nghiệp khóa 1 đã đi làm, 70% sinh viên tốt nghiệp khóa 2 có việc làm phù hợp chuyên ngành đào tạo trước lễ trao bằng tốt nghiệp, được các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao.

pvu dong to chuc hoi nghi an mon va bao ve kim loai vi su phat trien nang luong
Hội nghị thu hút sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc

Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật ăn mòn và Bảo vệ kim loại Việt Nam - GS. TSKH Nguyễn Đức Hùng - đánh giá cao PVU trong việc phối hợp tổ chức thành công hội nghị, cùng sự hỗ trợ và tham gia rất tích cực của các đơn vị như Công ty MDI của Trần Bình An, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Viện Độ bền nhiệt đới, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng của Viện Dầu khí Việt Nam..., cùng các khoa/bộ môn của nhiều trường đại học trên cả nước.

 

Theo www.petrovietnam.petrotimes.vn

Trong các dự án không hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có những việc cơ quan bảo vệ pháp luật đang phải điều tra làm rõ, có những việc thanh tra đã làm và đã có kết luận...

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và cả trên các mạng thông tin xã hội có đưa một số thông tin về các dự án không hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như:

Dự án Junin-2 ở Venezuela, Dự án lô 67 ở Peru; Nhà máy đóng tàu Dung Quất; các nhà máy sản xuất xăng sinh học ethanol ở Dung Quất, Bình Phước, Phú Thọ…Hoặc những việc nhỏ hơn như cung cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, việc luân chuyển cán bộ…!

Trong số các dự án không hiệu quả này, có những việc cơ quan bảo vệ pháp luật đang phải điều tra làm rõ; có những việc thanh tra đã làm và đã có kết luận; và dĩ nhiên, cũng đã có cá nhân làm sai phải xử lý…Tuy nhiên, cũng có không ít việc do dư luận đồn thổi và suy diễn.


PVN đang tích cực triển khai các biện pháp xử lý tồn tại ở các dự án, đưa vào vận hành khai thác có hiệu quả.

Những thông tin “trái chiều” đó đã phần nào ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm của người làm dầu khí. Bởi những CBCNV PVNlà người biết rõ nhất trong số các dự án “thua lỗ” này cái gì thuộc về nguyên nhân khách quan, cái gì thuộc về nguyên nhân chủ quan, cái gì là “dựng chuyện”, “suy diễn”.

Mấy ai biết rằng nghề thăm dò khai thác dầu khí là một nghề siêu lợi nhuận nhưng cũng siêu rủi ro.Một mũi khoan không thấy dầu là mất không hàng chục triệu đô la Mỹ, thậm chí cả trăm triệu nếu như khoan ngoài biển ở vùng nước sâu.

Ngành dầu khí không những phải chịu rủi ro trong khâu tìm kiếm, thăm dò mà còn phải chịu rủi ro về những biến động của chính trị, thời tiết hay thiên tai, chiến tranh rồi cả những rủi ro về giá cả và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn khai thác dầu mỏ trên thế giới.


 Nghề thăm dò khai thác dầu khí là một nghề siêu lợi nhuận nhưng cũng siêu rủi ro.

Một ví dụ điển hình là dự án Junin- 2 ở Venezuela.Từ những năm đầu của thế kỷ 21, các chuyên gia của PVN đã tính toán và thấy rằng trữ lượng dầu của chúng ta không nhiều, chỉ đủ khai thác với một tốc độ vừa phải thì đến khoảng năm 2030 là hết.Chính vì vậy, chủ trương đầu tư ra nước ngoài đã được các cấp quản lý cao nhất đồng ý và là một trong các chiến lược của PVN lúc đó.

Đầu tư ra nước ngoài nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.Bởi lẽ việc tìm kiếm thăm dò thì những chỗ nào có tiềm năng khả quan là các tập đoàn danh tiếng trên thế giới đã chiếm hết, nên chúng ta phải tìm về những nơi họ chưa làm.Một địa bàn trọng tâm, được chú ý vào lúc đó là Venezuela và Irac.

Ở Venezuela, do Chính phủ của Tổng thống Hugo Chávez có tình cảm đặc biệt với nhân dân Việt Nam nên việc đàm phàn tương đối thuận lợi. Có được sự thuận lợi này cũng là phải có các hoạt động ngoại giao ở cấp cao thì đến năm 2009 Tổng thống Hugo Chávez mới quyết định dành cho chúng ta lô Junin-2.

Lô Junin-2 nằm trong thung lũng dầu mỏ Colorado và có trữ lượng hơn 2 tỷ thùng.Dầu ở đây là loại dầu siêu nặng, để khai thác được đòi hỏi những công nghệ hiện đại và giá thành khai thác khá cao.Tính vào thời điểm đó thì khoảng trên 60USD/thùng trong khi giá dầu trên thế giới lúc đó đều ngất ngưởng trên 100USD/thùng.Thậm chí, một số quốc gia như Canada đã phải khởi động lại một số dự án khai thác dầu siêu nặng.

PVN đã phải bỏ hàng trăm triệu USD vào lô Junin-2, vào việc tìm kiếm thăm dò và tiền cho nước chủ nhà.Năm 2011, dầu được lấy lên, mọi việc tiến triển rất thuận lợi, không ai có thể ngờ được rằng khi Tổng thống Hugo Chávez qua đời thì tình hình chính trị, kinh tế của Venezuela lâm vào tình huống như hiện nay.Bên cạnh đó, yếu tố không thể không nhắc đến là giá dầu bắt đầu suy giảm một cách tiêu cực kể từ cuối năm 2014.Chính vì vậy mà dự án Junin-2 đã phải dừng lại.

Bây giờ, người ta bảo rằng PVN đã “ném tiền qua cửa sổ”, rồi đã không lường trước được những biến động ở Venezuela, rồi quá tin vào ông Hugo Chávez...Đó thật là những suy nghĩ cần phải xem xét lại.Thử hỏi giá dầu cứ khoảng 100 USD/thùng như trước, nền chính trị của Venezuela vẫn ổn định thì chắc chắn dòng dầu ở lô Junin-2 sẽ có hiệu quả vô cùng lớn.Và khi đó người ta sẽ lại tung hô rằng lãnh đạo ta đã có “tầm nhìn xa trông rộng, quyết sách chính xác”.

Trong khai thác dầu khí, cái rủi ro của doanh nghiệpnày đôi khi lại là cái may mắn của doanh nghiệp khác.Trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều tập đoàn đã mất hàng trăm triệu USD mà không kiếm được lít dầu nào…

Có hãng của nước ngoài mất 9 năm và bỏ ra hơn 500 triệu USD để thăm dò ở mỏ Hải Thạch & Mộc Tinh nhưng cuối cùng họ đã phải “bỏ của chạy lấy người” và giao lại toàn bộ tài liệu cho PVN.Trên cơ sở tài liệu có được, PVN đã có những thăm dò chính xác và quyết tâm khai thác ở vùng mỏ này.Đến nay, dự án Biển Đông-01 khai thác khí và dầu ở mỏ Hải Thạch & Mộc Tinh đang là con gà đẻ trứng vàng cho PVN.Hầu như chưa có một tập đoàn nào trên thế giới dám khai thác dầu khí ở một nơi có địa chất phức tạp như ở Hải Thạch & Mộc Tinh, việc chúng ta khai thác thành công ở đây đã đánh dấu bước tiến vượt bậc về trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý của người Việt.

Hoặc một số mỏ khác như ở Đại Hùng, nhà đầu tư nước ngoài khai thác không có hiệu quả đã bán lại cho PVN với giá 1 USD, nhưng sau đó các chuyên gia tài giỏi của PVN đã tính toán lại và quyết định mở rộng mỏ, khoan thêm các giếng mới.Bây giờ, mỗi ngày dàn Đại Hùng - 01 cho hơn chục ngàn thùng dầu.

Hay như ở lô Cá Voi Xanh, một số tập đoàn đã bỏ vào đây rất nhiều tiền của nhưng cũng không có hiệu quả, đến khi PVN thăm dò lại thì hóa ra nơi đây có một mỏ khí cực lớn.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ thì trong khoảng 30 năm qua, một số tập đoàn, công ty khai thác dầu khí nước ngoài đã tốn khoảng trên 4 tỷ USD để tìm kiếm thăm dò trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam...mà hiệu quả còn đang đo đếm.

Khai thác dầu khí là vậy đó, may rủi luôn luôn liền kề nhau; trong đó yếu tố khoa học kỹ thuật, khả năng xử lý thông tin lại chiếm đến 70% thành công, 30% nữa là sự may mắn.Không có yếu tố may mắn thì trình độ khoa học công nghệ cao đến mấy cũng khó thành công.

Về ba dự án sản xuất xăng sinh học cũng vậy.Với vị trí, vai trò là người mang “sứ mệnh tiên phong” về sản xuất xăng sinh học, được sự chỉ đạo của Chính phủ từ năm 2008, Tập đoàn đã dốc sức vào làm một loạt các nhà máy xăng sinh học nhằm góp phần bảo vệ môi trường, giảm tải khí thải và giúp người dân ở một số vùng sâu vùng xa xóa đói giảm nghèo.

Thời điểm này, sở dĩ PVNquyết liệt xây dựng các nhà máy sản xuất xăng sinh học cũng là vì Chính phủ đã có lộ trình đến năm 2012 bắt buộc sử dụng xăng sinh học ở 7 tỉnh thành phố lớn.Nhưng trong quá trình thực hiện cũng đã có những sự nóng vội, duy ý trí, sự tính toán chưa hợp lý dẫn đến tiến độ thi công kéo dài.Đặc biệt khi giá dầu suy giảm và khi có chủ trương thay đổi không bắt buộc mà khuyến khích sử dụng xăng sinh học vào năm 2012… thì các dự án ấy lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn.

Báo chí nói nhiều về việc Nhà máy đóng tàu Dung Quất làm ăn thua lỗ và trút cái tội này cho PVN, thế nhưng không phải mấy người hiểu rằng đây là nhà máy mà PVN buộc phải nhận về từ Vinashin.Trong những năm qua, Tập đoàn cũng đã cố gắng dồn công việc về cho nhà máy nhưng do lỗ lũy kế từ trước để lại quá nặng, giá dầu suy giảm khiến ngành dịch vụ dầu khí cũng giảm theo.Vì thế, công việc của Nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng không hiệu quả.


 Cụm mỏ Đại Hùng.

Mấy ngày gần đây, lại có một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc mua bán than cung cấp cho Nhà máy Điện Vũng Áng là có nhiều khuất tất.Thậm chí, nhiều thông tin cho rằng PVN đã không báo cáo trung thực việc mua bán than của Công ty Hoành Sơn, như vậy là không đúng tinh thần của Chỉ thị 21.Hình như các phóng viên viết các loại bài như vậy cũng không tìm hiểu kỹ càng về việc việc cung cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.Thực chất thì sau khi nhà máy đi vào vận hành thương mại tháng 2/2015, để thống nhất quản lý các nhà máy điện, Tập đoàn đã giao cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và khai thác nhà máy.

Đồng thời trước và sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Công thương về việc thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 8/2015, PVN đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo nguồn cung ứng than cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 hoạt động an toàn, liên tục và hiệu quả như:Ký hợp đồng nguyên tắc về mua than dài hạn với  Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; chỉ đạo PV Power và Ban Quản lý Nhiệt điện Vũng Áng 1 đàm phán hợp đồng mua than từ Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.

Tất cả những kế hoạch về việc mua bán than, Tập đoàn đều xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương và Chính phủ.Còn việc mua than của Công ty Hoành Sơn thì PVN cũng đã báo cáo cụ thể lên lãnh đạo Bộ Công thương.Việc mua than của Công ty Hoành Sơn chỉ nhằm nâng cao tính dự phòng, đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định cho hoạt động của nhà máy.Giá mua than của Công ty Hoành Sơn còn thấp hơn từ 3-5% so với mua của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.

Cũng phải hiểu kỹ về Chỉ thị 21 của Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than ban hành ngày 26/8/2015 có một nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của Tập đoàn.Đó là: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo PV Power, PVN mua than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc sản xuất.

Lại nữa, đã có những tờ báo trút sạch 12 dự án kém hiệu quả của Bộ Công thương cho dầu khí mà họ không hiểu rằng trong 12 dự án này PVN chỉ có 5 dự án.Và hiện nay thì những dự án như dự án xơ sợi Đình Vũ, dự án sản xuất xăng sinh học ở Dung Quất, Nhiệt điện Thái Bình 2 đang được xử lý một cách rốt ráo và hoàn toàn đúng với tiến độ đã đề ra.

Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị tháng 7/2015 đã khẳng định những đóng góp to lớn của PVN và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Đặc biệt là Tập đoàn đã bảo vệ và phát triển được vốn của chủ sở hữu.Tiềm lực về cơ sở vật chất của PVN tăng gấp 7 lần so với thời điểm thành lập Tập đoàn năm 2006.PVN cũng đã làm được một việc rất lớn là khép kín được toàn bộ chu trình tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí - tàng trữ - vận chuyển và chế biến dầu khí. Đây là một bước tiến vượt bậc của PVN.

Tuy nhiên, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đã nêu lên những nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như chỉ ra được những yếu kém và thiếu sót trong việc đầu tư của Tập đoàn dẫn đến việc một số dự án không có hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài.

Mới đây nhất, ngày 12/10/2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí đã nhấn mạnh ngành dầu khí có đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và khẳng định sự tin tưởng của Chính phủ với Tập đoàn.Việc phản ánh các hoạt động cả mặt tích cực, và những gì chưa được của Tập đoàn dầu khí là cần thiết nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.

Theo Nguyễn Như Phong (Báo GDVN)

Page 100 of 159