Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ như sau:
1. Chỉ tiêu: 15 chỉ tiêu/Ngành:
- Ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất – Địa vật lý dầu khí).
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (Khoan – Khai thác dầu khí).
- Ngành Kỹ thuật Hóa học (Lọc – hóa dầu).
2. Thời gian đào tạo: 2 năm.
3. Điều kiện dự tuyển chung:
3.1 Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khoa học, kỹ thuật.
3.2 Thâm niên công tác: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với Ngành, Chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
4. Điều kiện cho từng Ngành/Chuyên ngành tốt nghiệp:
4.1 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật Địa chất (Chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:
* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU;
* Ngành gần:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí…), Kỹ thuật địa vật lý và trắc địa, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU, với các học phần bổ sung: Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành khoa học, kỹ thuật nói chung hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, với các học phần bổ sung như sau: Địa chất cơ sở, Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.
4.2 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật dầu khí (Chuyên ngành Khoan – Khai thác mỏ Dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:
* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU;
* Ngành gần:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), Kỹ thuật mỏ, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò.
4.2 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật Hóa học (Chuyên ngành Lọc – Hóa dầu) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:
* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Hóa học hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa học của PVU;
* Ngành gần:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Vật liệu, luyện kim và môi trường, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật hóa học của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Hóa học cơ sở, Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.
5. Môn thi:
5.1. Ngành Kỹ thuật Địa chất: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở địa chất - Địa vật lý Dầu khí.
5.2. Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.
5.3. Kỹ thuật Hóa học: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Hóa lý.
6. Hồ sơ đăng ký:
Đăng ký online trên website tại Form đăng ký trực tuyến
7. Mốc thời gian:
- Thời gian ôn thi và thi tuyển (dự kiến): Tháng 6/2023.
- Thí sinh có nhu cầu dự thi xin liên hệ ngay với địa chỉ bên dưới để nhận lịch ôn tập và thi tuyển.
8. Học phí, lệ phí:
- Học phí (lộ trình tăng học phí theo quy định của Chính phủ đối với Trường Đại học công lập): 1.000.000đ/Tín chỉ. Học phí đóng theo kỳ và không bao gồm: chi phí bảo vệ tốt nghiệp, chi phí bế giảng khóa học và học phí học chuyển đổi (nếu có).
- Lệ phí ôn thi: 2.000.000đ/môn. (Kinh phí được tổ chức với nguyên tắc đảm bảo thu bù chi).
- Lệ phí thi tuyển: 1.800.000đ.
- Lệ phí hồ sơ: 200.000đ/hồ sơ.
* THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Số 762 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
ĐT: (0254) 3738879 (số máy lẻ: 128, Cô Lan)
DĐ: 0947449068 – Thầy An; 0961904334 – Cô Lan.
Zalo: https://zalo.me/g/clhqyj274
Facebook: https://facebook.com/groups/TuVanTuyenSinh.PVU
Fanpage: https://facebook.com/PVU.PVN