Giới thiệu Phòng Đào tạo

Chức năng

Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo bậc đại học & sau đại học; Công tác Khảo thí và Bảo đảm chất lượng; Công tác sinh sinh viên.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chung

  • Nghiên cứu đề xuất phương hướng phát triển của Trường về mục tiêu đào tạo, các hệ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo;
  • Đề xuất, xây dựng các quy định, quy chế phù hợp trong quản lý giảng dạy, học tập đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
  • Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị triển khai các biện phápđảm bảo đảm chất lượng.
  • Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị triển khai các giải pháp quản lý sinh viên và học viên.

Công tác tuyển sinh

  • Xây dựng đề án tuyển sinh, trong đó đề xuất các chỉ tiêu, quy trình tuyển sinh nhằm đạt được sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Trường;
  • Xây dựng kế hoạch và giúp Hội đồng tuyển sinh thực hiện công tác tuyển sinh các hệ đào tạo bậc đại học, sau đại học theo chỉ tiêu, khối thi, ngành đào tạo theo đề án tuyển sinh;
  • Tiếp nhận, quản lý và xử lý hồ sơ đăng ký dự tuyển và tổ chức xét tuyển và nhập học cho học viên và sinh viên trúng tuyển;
  • Đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông quảng bá phục vụ công tác tuyển sinh;
  • Hợp tác với các trường đại học khác để xây dựng chiến lược tuyển sinh cho Trường.

Tổ chức và quản lý công tác giảng dạy và học tập

  • Lập kế hoạch đào tạo hàng năm và kế hoạch giảng dạy từng học kỳ trình lãnh đạo Trường phê duyệt;
  • Thực hiện điều phối, xây dựng thời khóa biểu và quản lý công tác đào tạo của các cán bộ giảng dạy trong toàn Trường; phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức đăng ký môn học cho sinh viên;
  • Điều hành việc sử dụng giảng đường, phòng học;
  • Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến học viên, sinh viên và công tác giảng dạy của cán bộ giảng dạy;
  • Theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định về giảng dạy và học tập và kịp thời phát hiện, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung;
  • Chủ trì và xây dựng chương trình và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
  • Chủ trì và phối hợp với các khoa xây dựng đề án xin mở ngành/chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học;
  • Thực hiện các thủ tục để ký HĐGD với giảng viên thỉnh giảng (dựa trên đề xuất danh sách giảng viên thỉnh giảng của các khoa/Bộ môn);
  • Phối hợp với các khoa/Bộ môn chuyên môn với Trung tâm thông tin thư viện để đề xuất bổ sung nguồn học liệu và tài liệu giảng dạy và học tập.

Tổ chức kiểm tra, thi và đánh giá tốt nghiệp

  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ, phối hợp với các đơn vị trong Trường tổ chức và điều hành các đợt kiểm tra/ thi/đánh giá tập trung;
  • Tổ chức quản lý các bảng điểm gốc kết quả học tập của sinh viên;
  • Phối hợp với các khoa để thành lập các Hội đồng chấm thi đồ án Môn học, đồ án tốt nghiệp.

Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ

  • Chuẩn bị hồ sơ đề nghị duyệt cấp bằng tốt nghiệp;
  • Tổ chức in phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ;
  • Tổ chức quản lý và cấp phát các văn bằng, chứng chỉ và phụ lục văn bằng toàn khoá học cho học viên và sinh viên tốt nghiệp; sao văn bằng chứng chỉ cho học viên và sinh viên.

Công tác sinh viên

  • Giáo dục chính trị – tư tưởng, đạo đức, lối sống và tổ chức các hoạt động rèn luyện cho sinh viên: triển khai các đợt sinh hoạt chính trị, học tập Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của sinh viên và đề xuất với Đảng uỷ, Hiệu trưởng có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp và kịp thời; tổ chức thực hiện công tác đánh giá điểm rèn luyện theo năm học;
  • Theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên;
  • Phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Ban Liên lạc cựu sinh viên tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho sinh viên; chủ động phối hợp với các đơn vị trong Trường tổ chức cho sinh viên tham gia thi Olympic và nghiên cứu khoa học, các cuộc thi phong trào cho sinh viên;
  • Chủ trì việc xét duyệt các học bổng, học bổng du học và quỹ hỗtrợ sinh viên của Trường; theo dõi và chịu trách nhiệm đề xuất công tác thi đua – khen thưởng, kỷ luật sinh viên với Hiệu trưởng, tổ chức thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên;
  • Kiểm tra việc chấp hành quy chế sinh viên nội trú, ngoại trú; kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm; tổ chức thực hiện công tác đánh giá điểm rèn luyện theo năm học;
  • Cấp thẻ học viên, sinh viên, giấy chứng nhận và các giấy tờ khác liên quan đến học tập của học viên và sinh viên;
  • Tư vấn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
  • Tổ chức tiếp nhận và quản lý sinh viên trong ký túc xá theo đúng các điều kiện và tiêu chuẩn do Trường quy định; kết hợp với địa phương, tổ chức quản lý tạm trú, tạm vắng cho sinh viên theo đúng quy định của chính quyền địa phương; tham gia quản lý giáo viên và sinh viên nước ngoài ở tại ký túc xá (nếu có).

Công tác bảo đảm chất lượng

  • Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các tiêu chí, các văn bản đánh giá chất lượng đào tạo của các phòng/ khoa/trung tâm; hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản về đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Trường;
  • Thanh tra, kiểm tra các kỳ kiểm tra và thi ;
  • Tham mưu, xây dựng (phối hợp các khoa, bộ môn) và quản lý (bảo mật, xuất đề thi) ngân hàng đề thi của các môn học.
  • Tổ chức triển khai và kiểm tra công tác tự đánh giá, báo cáo Hiệu trưởng và giúp Hiệu trưởng theo dõi, giám sát các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo; hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện các công tác tự đánh giá theo tiêu chí của Trường đề ra;
  • Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong việc cập nhật các thông tin, minh chứng của các đơn vị phục vụ cho việc kiểm định chất lượng; quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá; thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Trường;
  • Sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, bộ phận Bảo đảm chất lượng chủ trì công tác tự đánh giá giữa kỳ và gửi báo cáo cho Hội đồng kiểm định chất lượng trường đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
  • Nghiên cứu tình trạng chất lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, từ đó, xây dựng báo cáo và kiến nghị Hiệu trưởng, các đơn vị liên quan điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra;
  • Phối hợp với đoàn đánh giá bên ngoài trong việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo của Trường; kiểm tra hoạt động giảng dạy của các khoa và bộ môn;

Các nhiệm vụ khác

  • Chủ trì xác nhận giờ giảng cho các đơn vị đào tạo và cán bộ giảng dạy, đề xuất thanh toán tiền giảng dạy vượt giờ cho cán bộ giảng dạy (nếu có);
  • Phối hợp với các đơn vị khác trong Trường tổ chức lễ khai giảng và phát bằng tốt nghiệp;
  • Thực hiện công tác quản lý chuyên môn các giáo trình; đề xuất các hội đồng chuyên môn nghiệm thu các giáo trình, sách chuyên môn và làm thủ tục đề nghị thanh toán.