Giới thiệu Phòng Đối ngoại và Khoa học Công nghệ

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ

Phòng ĐN&KHCN được thành lập ngay sau khi Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đi vào hoạt động năm 2010. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Phòng đã có những bước tiến quan trọng vượt bậc, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường trong lĩnh vực hợp tác trong nước và Quốc tế và nghiên cứu khoa học.

Phòng đã và đang xây dựng và triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác hiệu quả với các đối tác quan trọng trong nước và Quốc tế. Các thỏa thuận hợp tác ngày càng được triển khai chi tiết, đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động cụ thể, đột phá, hiệu quả thiết thực trong việc phát triển nguồn nhân lực cho Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và đất nước, đặc biệt là tăng cường nguồn lực phục vụ quản lý, công tác đào tạo, và nghiên cứu khoa học.

Thu hút mạnh mẽ, quản lý, và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ Quốc tế lớn từ  UOP Honeywell, KOGAS - Hàn Quốc, Schlumberger, Tập đoàn Intergraph, JX Nippon Oil & Gas Consulting Services (Mekong), Idemitsu Kosan - Hàn Quốc,… và đặc biệt là từ Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Nhiều dự án với nguồn vốn đầu tư rất lớn cả về chất xám lẫn tài chính. Các nguồn hỗ trợ này đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đó cũng là nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thành quả đạt được của Nhà trường đã góp phần hiện thực hóa chính sách nhân tài cho phát triển, đồng thời đảm bảo tiếp tục thu hút đầu tư và thực hiện tốt các điều khoản trong thỏa thuận đã ký kết, từng bước hoàn thành các chiến lược do Nhà trường đề ra.

Tổ chức thành công nhiều Hội nghị, Hội thảo trong nước và Quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên có cơ hội trao đổi chuyên môn, học thuật rộng rãi với các chuyên gia trong và ngoài nước trong các lĩnh vực sát với thực tế và xu hướng mới trong quá trình hội nhập, đặt biệt là lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác, và chế biến dầu khí. Hơn thế nữa, quy mô tổ chức Hội nghị, Hội thảo ngày càng lớn và chất lượng góp phần thu hút hầu hết các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường quan tâm và trực tiếp tham gia.

Tìm kiếm ngày càng nhiều chương trình trao đổi, thực tập, học bổng đại học và sau đại học với kinh phí tài trợ một phần hoặc toàn phần tại các trường có bề dày về đào tạo và thành tích nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Canada, Úc, Ý, Anh, Hàn Quốc, và Nhật Bản… Điều này đã, đang, và sẽ giúp cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Dầu khí Việt Nam có nhiều cơ hội nhận được những học bổng, tham gia các chương trình thực tập và trao đổi trong môi trường làm việc Quốc tế hiện đại để hòa mình vào dòng chảy phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của thế giới

 

CHỨC NĂNG

Phòng Đối ngoại & Khoa học Công nghệ có chức năng tham mưu, tư vấn, giám sát và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ (CGCN) và các hoạt động hợp tác trong nước và Quốc tế của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.

 

NHIỆM VỤ

Công tác đối ngoại

  • Đề xuất việc xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến công tác đối ngoại của Nhà trường;
  • Tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài đến Trường và chuyển thông tin đến các bộ phận chức năng liên quan để xử lý;
  • Xây dựng, trình Hiệu trưởng quyết định và tổ chức thực hiện chủ trương, nội dung, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về quan hệ đối ngoại; tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc lựa chọn đối tác, xác định phương hướng, hình thức, nội dung và các chính sách, biện pháp cụ thể phát triển và tăng cường hiệu quả các hoạt động quan hệ đối ngoại của Trường;
  • Chủ động tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác bên ngoài (cá nhân, tổ chức) có khả năng, uy tín trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học để giới thiệu với các đơn vị và đề xuất Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác;
  • Giám sát và đôn đốc thực hiện các kế hoạch, dự án hợp tác đã ký kết, báo cáo và chủ động đề xuất các biện pháp phù hợp có hiệu quả, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các đối tác;
  • Phối hợp với các đơn vị trong Trường xây dựng và quản lý các dự án hợp tác Quốc tế; tổ chức ký kết các văn bản hợp tác; cử cán bộ đảm trách công tác theo dõi thực hiện, đánh giá định kỳ các hoạt động hợp tác đối ngoại;
  • Đầu mối thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuẩn bị cho các đoàn cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của Trường đi công tác nước ngoài và đón các đoàn nước ngoài tới Trường làm việc;
  • Liên hệ với các trường đối tác để gửi CBGD đi đào tạo và thực tập; thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan cho CBGD của Nhà trường đi nước ngoài học tập; theo dõi, đánh giá kết quả làm việc và báo cáo Hiệu trưởng;
  • Đầu mối tìm kiếm, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với các địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp, cựu sinh viên; chủ động khai thác hiệu quả các mối quan hệ này để phục vụ cho sự phát triển của Trường;

Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

  • Đề xuất việc xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường;
  • Tham mưu cho Hiệu trưởng về kế hoạch, phương hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường; phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về NCKH và chuyển giao công nghệ;
  • Chủ trì soạn thảo các quy chế, quy định của Nhà trường về quản lý công tác NCKH và CGCN;
  • Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) được giao;
  • Lập kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn đề xuất, đăng ký, thẩm định, xét chọn, triển khai, giám sát tiến độ thực hiện và quản lý các đề tài KHCN;
  • Phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan trong và ngoài Nhà trường để triển khai thực hiện hoạt động đăng ký, đấu thầu thực hiện các đề tài, dự án KHCN, CGCN;
  • Liên kết và hợp tác NCKH hoặc triển khai ứng dụng công nghệ giữa Nhà trường với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức khác;
  • Quản lý và hướng dẫn tổ chức triển khai hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên; tổ chức đánh giá, xét chọn và trình Hiệu trưởng quyết định khen thưởng hoạt động NCKH;
  • Tổ chức đánh giá và nghiệm thu kết quả các đề tài NCKH theo quy định;
  • Quản lý các sản phẩm, kết quả, lưu giữ hồ sơ của các đề tài KHCN; chịu trách nhiệm quản lý, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích và thương mại hóa kết quả NCKH của CBNV và sinh viên;
  • Phối hợp với các khoa, phòng, trung tâm trong việc tìm nguồn tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác NCKH và CGCN;
  • Tham mưu cho Hiệu trưởng về các hình thức khen thưởng, khuyến khích hoạt động KHCN của Trường;
  • Phối hợp với các đơn vị giới thiệu, quảng bá kết quả hoạt động KHCN của Trường, các công trình sản phẩm KHCN xuất sắc của cán bộ sinh viên trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến thông tin khoa học trong và ngoài Trường;
  • Tư vấn và tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ cũng như chuyển giao các kết quả hoạt động KHCN với các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và các đơn vị có nhu cầu;
  • Tổ chức hội thảo khoa học/hội nghị chuyên đề về các hoạt động NCKH và CGCN cấp Trường; làm đầu mối tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học Quốc gia và Quốc tế;
  • Phối hợp với khoa chuyên môn và phòng Tổ chức – Hành chính quản lý và cập nhật hồ sơ lý lịch khoa học của CBNV trong Trường.