Khung chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Hóa học năm 2022

NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC (Chemical Engineering)

Chuyên ngành: Lọc-Hóa dầu (Oil Refining - Petrochemicals)

Mã ngành: 7520301

Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET (Hoa Kỳ).

Xem thêm tại đây: https://amspub.abet.org/aps/category-search?countries=VN

abet logo

1.Mục tiêu đào tạo:

Chương trình Kỹ thuật Hóa học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thểđi làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Sau một khoảng thời giantừ 3 đến 5 năm, người học có thể đạt được các mục tiêu đào tạo của chương trình nhưsau:

  • Là kỹ sư hóa học có trình độ chuyên môn, có khả năng thiết kế, vận hành, nghiêncứu, đổi mới và quản lý trong các khâu hạ nguồn của ngành dầu khí ...
  • Có thể tiếp tục phát triển chuyên môn và trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty đa quốc gia hoặc trở thành nhà khoa học cho các viện nghiên cứu, trường đại học.
  • Có thể tiếp tục tự học nâng cao trình độ để đáp ứng những thách thức của môi trường làm việc cạnh tranh, hiện đại và năng động.

2.Chuẩn đầu ra

2.1.Về kiến thức

  • Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp bằng cácháp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật, khoa học và toán học.
  • Khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích thu thập và minhgiải dữ liệu đồng thời sử dụng đánh giá kỹ thuật để đưa ra kết luận.
  • Khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầucụ thể có cân nhắc đến sức khỏe cộng đồng, an toàn và phúc lợi, cũng như cácyếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.
  • Có các kiến thức về các vấn đề phổ biến trong chế biến dầu khí và phương pháp giải quyết: lọc hóa dầu, chế biến khí, đo lường, trao đổi chất, trao đổi nhiệt, điều khiển quá trình, thiết kế thiết bị và nhà máy hóa học.
  • Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

2.2.Kỹ năng

  • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả trong đó các thành viên cùng nhau lãnh đạo,tạo ra một môi trường hợp tác và hòa nhập, cùng nhau thiết lập mục tiêu, lập kếhoạch nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu.
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu. Chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

2.3.Mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Khả năng sử dụng các chiến lược học tập phù hợp để tiếp thu và áp dụng kiếnthức mới khi cần thiết.
  • Có ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi xử lý các tình huống kỹ thuậtvà đưa ra các đánh giá sáng suốt trong đó có xem xét tác động của các giải phápkỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

3.Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo của ngành Kỹ thuật Hóa học là 04 năm.

4.Khối lượng kiến thức toàn khóa:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 155 tín chỉ (TC), các kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp sẽ được tích lũy TC, các học phần Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết) và Tiếng Anh dự bị (120 tiết) không tính tích lũy TC.

NĂM 1
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Triết học Mác - Lênin 3   1 Tiếng Anh 1 3 (4)
2 Giải tích 1 3   2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab 2   3 Giải tích 2 3
4 Hóa đại cương 1 3   4 Kiến tập định hướng nghề nghiệp 1
5 TN Hóa đại cương 1 1   5 Cơ sở kỹ thuật 2   (+Lab) 3
6 Vật lý đại cương 1 2   6 Vật lý đại cương 2 2
7 TN Vật lý đại cương 1 1   7 TN Vật lý đại cương 2 1
8 Nhập môn dầu khí 2   8 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2
9 Tiếng Anh dự bị 120 tiết*   9 GDTC 2 1*
10 GDTC 1 1*   10 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 165 tiết
11 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2   11 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
  CỘNG 19     CỘNG 19
NĂM 2
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 2 3 (4)   1 Tiếng Anh 3 3 (4)
2 Giải tích 3 2   2 Phương trình vi phân 3
3 Hóa đại cương 2 3   3 Những nguyên lý kỹ thuật hóa học 3
4 TN Hóa đại cương 2 1   4 Truyền nhiệt 3
5 Nhiệt động lực học 3   5 Nhiệt động cân bằng 3
6 Cơ học chất lưu (+ Lab) 3   6 Hóa phân tích 3
7 Hóa hữu cơ 1 3   7 TN Hóa phân tích 1
8 TN Hóa hữu cơ 1 1   8 Thực tập nghề nghiệp 1 (hè) 2
9 Phân tích mạch điện (+Lab) 2    9 Xác suất thống kê 2
10 Kỹ năng nghề nghiệp 2     CỘNG 23
11 GDTC 3 1*        
  CỘNG 23        
NĂM 3
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 4 3 (4)   1 Thiết kế thiết bị phản ứng hóa học 2
2 Truyền khối 3   2 Thiết kế các thành phần quá trình 2
3 Công nghệ chế biến khí 3   3 Công nghệ lọc dầu 3
4 Điều khiển quá trình (+Lab) 3   4 TN Kỹ thuật hóa học 1
5 Tự chọn 1 3   5 TN chuyên ngành 1 1
6 Hóa lý 1 3   6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 2
7 Kỹ thuật phản ứng 3   7 Kinh tế dầu khí 3
8 Hóa học dầu mỏ 3   8 Thực tập nghề nghiệp 2 (hè) 2
         9 Đồ án chuyên ngành 1
        10 TN Hóa lý 1
  CỘNG 24     CỘNG 19

 NĂM 4

HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Thiết kế nhà máy hóa học 3   1 Thực tập tốt nghiệp 3
2 Công nghệ hóa dầu 3   2 Đồ án tốt nghiệp 8
3 Sản phẩm dầu mỏ (+ Lab) 3     CỘNG 11
4 Mô phỏng và tối ưu hóa nhà máy lọc dầu 3        
5 TN chuyên ngành 2 1        
6 Đồ án chuyên ngành 2 2        
7 Tự chọn 2 2        
  CỘNG 17        

 HỌC PHẦN TỰ CHỌN

TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
Tự chọn 1 (3 TC)   Tự chọn 2 (2 TC)
1 Hóa học polyme 3   1 Quá trình sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp 2
2 Hóa sinh 3   2 Công nghệ chế biến dầu nặng 2
        3 Năng lượng tái tạo 2
        4 Thiết bị trong chế biến dầu khí 2
        5 Phụ gia cho các sản phẩm dầu 2
    6 Các chuyên đề 2

 Ghi chú: * Các học phần GDTC, Quốc phòng – An ninh, Tiếng Anh dự bị không tính tín chỉ. Học phần tiếng Anh được tính 12 TC tích lũy

 

 MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Triết học Mác – Lênin

Học phần cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các học phần khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.

Học phần trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội; trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên lý luận. Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên. Nội dung chương trình gồm: bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nên kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Học phần trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 – 2018). Qua đó, khẳng định các thành công, nếu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.

Tiếng Anh dự bị

Học phần Tiếng Anh dự bị nhằm trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho sinh viên ở trình độ Cơ bản. Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên cũng được học kỹ năng viết câu cơ bản. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 1

Đây là học phần Tiếng Anh đầu tiên của chương trình Tiếng Anh tại Đại học Dầu khí Việt Nam. Học phần này dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn A2 (Cơ bản) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR.  Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên được luyện kỹ năng viết đoạn văn (paragraph). Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 2

Học phần Tiếng Anh 2 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Sơ trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - CEFR (tương đương IELTS 4.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp cận và thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 3

Học phần Tiếng Anh 3 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu -CEFR (tương đương IELTS 4.5). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp tục thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 4

Học phần Tiếng Anh 4 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chungchâuÂu - CEFR (tương đương IELTS 5.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời thực hành các bài kiểm tra theo chuẩn IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Giáo dục thể chất 1

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng chuyền, cách thức tổ chức một giải bóng chuyền phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng chuyền.

Giáo dục thể chất 2

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng đá, cách thức tổ chức một giải bóng đá phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng đá.

Giáo dục thể chất 3

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật nhảy xa, cách thức tổ chức một giải điền kinh phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn nhảy xa.

Giải tích 1

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết và ứng dụng của phép tính vi tích phân của các hàm đa thức, hàm số mũ, hàm logarithm và hàm lượng giác. Nghiệm dưới dạng đồ thị, dạng số, và dạng giải tích của các bài toán ứng dụng có liên quan tới đạo hàm. Cuối học phần là phần giới thiệu về tích phân.

Giải tích 2

Học phần trang bị các kiến thức về tích phân xác định và tích phân không xác định của hàm một ẩn, tích phân suy rộng, dãy số và chuỗi số, giới thiệu về phương trình vi phân, chú trọng vào các bài toán ứng dụng của phép tính vi-tích phân.

Giải tích 3

Học phần trang bị các kiến thức về hình học vector, đại số vector và giải tích vector, đạo hàm riêng và đạo hàm theo hướng, tích phân hai lớp và tích phân ba lớp, trường vector, tích phân đường và tích phân mặt, định lý Green, định lý Stoke và định lý Gauss.

Phương trình vi phân

Học phần trang bị các kiến thức về: Phương trình vi phân bậc nhất, bậc hai và phương trình vi phân bậc cao, hệ phương trình vi phân, nghiệm giải tích, ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật.

Xác suất thống kê

Học phần cung cấp khái niệm xác suất, các quy tắc tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân bố xác suất, phân bố xác suất điều kiện, thống kê, kiểm định giả thuyết, phân tích phương sai, phân tích hồi quy.

Vật lý đại cương 1

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Cơ học cổ điển. Các chủ đề bao gồm: Vectors, chuyển động trên đường thẳng, chuyển động trong mặt phẳng, các định luật Newton, công và năng lượng, thế năng, động lượng, động học của chuyển động quay, động lực học của chuyển động quay, va chạm đàn hồi, và cơ học chất lưu.

Mục tiêu của học phần: Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản và tích hợp các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của vật lý; phát triển thái độ tích cực trong tìm kiếm chân lý và nghiên cứu khoa học; phát triển các kỹ năng học tập sử dụng các công cụ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm vật lý; cung cấp một nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên khác.

TN Vật lý đại cương 1

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương I với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Vật lý đại cương 2

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Điện – Từ học và Quang học cho sinh viên các ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác, và Lọc hoá dầu. Các chủ đề bao gồm: điện trường – dòng điện, từ trường, quang hình học và quang học sóng. Học phần cần sử dụng nhiều kiến thức của Học phần Vật lý đại cương I như: toạ độ, vận tốc, gia tốc, lực, các định luật về chuyển động của Newton, công và năng lượng. Học phần còn sử dụng các kiến thức về đại số, hình học và lượng giác, các phép toán với vector và giải tích. Học phần sẽ bao gồm các bài giảng, bài tập về nhà và thực hành, thí nghiệm.

TN Vật lý đại cương 2

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương II với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các chủ đề: Giới thiệu về thiết kế cơ khí với sự trợ giúp của máy tính. Trọng tâm vào các phần thiết lập bản vẽ, tạo và hiệu chỉnh bản vẽ hình học, vẽ kỹ thuật; các phương pháp chiếu, cách ghi chữ, kích thước, tỉ lệ. Kỹ thuật vẽ bao gồm vẽ phác thảo bằng tay, vẽ theo hướng chiếu vuông góc, các hình chiếu cơ bản. Phần thực hành trên AutoCAD sẽ bao gồm các lệnh vẽ, công cụ vẽ và trình bày bản vẽ.

Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + Lab

Học phần cung cấp kỹ năng lập trình tính toán trên phần mềm Python; cách sử dụng cú pháp, các kiểu dữ liệu nguyên thủy, cấu trúc điều khiển, véc tơ, cấu trúc lớp, hàm, tập tin nhập – xuất, ngoại lệ và cấu trúc lập trình khác. Nội dung học phần cũng bao gồm sử dụng các lớp thư viện vào giải quyết các vấn đề tính toán, thực hiện chương trình trong Python. Sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp với thực hành viết và chạy chương trình Python.

Hóa đại cương 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hoá học bao gồm các nội dung: sơ lược về lịch sử phát triển hóa học, các khai niệm và đơn vị đo lường cơ bản; cấu tạo nguyên tử, bức xạ điện từ, quang phổ nguyên tử, cấu trúc nguyên tử theo cơ học lượng tử, phương trình sóng Schrodinger, obitan nguyên tử và các mức năng lượng, cấu hình electron và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; các thuyết giải thích về liên kết hoá học bao gồm thuyết liên kết hoá trị VB, thuyết lai hoá obitan; lý thuyết giải thích về hình dạng và cấu trúc phân tử theo thuyết đẩy giữa các cặp electron (VSEPR) và thuyết obitan phân tử (MO), cấu hình electron phân tử; trạng thái tập hợp của các chất bao gồm thuộc tính của chất rắn, lỏng và chất khí.

TN Hóa đại cương 1

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 1 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết (CHE11301) còn giúp SV biết những kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm như: nắm vững các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, phân loại dụng cụ, hoá chất, thiết bị, những kỹ năng và những thao tác cơ. Biết được mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến người làm thí nghiệm, những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm, biết được các quy tắc cơ bản ứng phó với sự cố xảy ra. Ngoài ra học phần còn rèn sinh viên những kỹ năng về ghi nhận và sử lý số liệu thực nghiệm và trình bày một báo cáo thí nghiệm.

Hóa đại cương 2

Học phần hoá đại cương 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về hoá học bao gồm: lý thuyết tốc độ và cơ chế của phản ứng hoá học (khái niệm về tốc độ phản ứng, bậc phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng, định luật phản ứng, các thông số ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng…); dung dịch các chất điện ly (Phân loại dung dịch điện ly, quan điểm axit baso, tính pH của dung dịch, độ điện ly, hằng số cân bằng phản ứng, sự chuyển dịch cân bằng…); điện hoá học (thế điện cực, phương trình Nerst, pin điện hoá, sức điện động của pin, ăn mòn điện hoá, cách bảo vệ ăn mòn điện hoá…); dung dịch keo (phân biệt các loại dung dịch keo, các tính chất của dung dịch keo, cách pha chế dung dịch keo, hệ nhũ tương…).

TN Hóa đại cương 2

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 2 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết Hoá đại cương 2 còn giúp SV phát triển những kỹ năng và những thao tác phức tạp hơn khi làm thí nghiệm. Nhận thức sâu hơn về quy tắc an toàn phòng thí nghiệm. Sự phối hợp trong các quy trình thí nghiệm, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm và khả năng viết báo cáo. Cụ thể hơn, trong học phần thí nghiệm này: sinh viên lăp đặt và tính toán sức điện động của pin điện hoá, thiết kế thí nghiệm tính toán năng lượng hoạt hoá và hằng số tốc độ phản ứng, đo sức căng bề mặt của dầu; định độ mạnh yếu của dung dịch các chất điện ly.

Nhiệt động lực học

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhiệt động kỹ thuật, như: Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động học cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Từ các kiên thức của các quá trình nhiệt động, sinh viên có thể hiểu và tính toán được toàn bộ chu trình của một số thiết bị nhiệt đặc trưng như: Động cơ đốt trong, thiết bị lạnh; HP cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về truyền nhiệt như: Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ. Từ đó, sinh viên có thể giải được các bài toán truyền nhiệt và trên các thiết bị trao đổi nhiệt cụ thể.

Phân tích mạch điện (+Lab)

Học phần cung cấp các kiến thức: các thành phần cơ bản và mô hình hóa mạch điện; phân tích đáp ứng của mạch điện AC, DC (định luật Kirchhoff, mạch RLC, nguồn, mạch đa pha); giải mạch điện nhiều nút bằng phương pháp biến đổi Laplace và phương pháp số phức; khái niệm về máy điện.

Cơ học chất lưu (+ Lab)

Học phần này cung cấp các kiến thức chọn lọc về cơ học chất lỏng. Nội dung sẽ bao gồm đặc tính lưu chất, tĩnh học-động học chất lỏng, các định luật bảo toàn, các phương trình năng lượng và Bernoulli, phân tích vi phân dòng chảy, các dạng dòng chảy nén và không nén được, và các dạng dòng chảy qua vật cản.

Nhập môn dầu khí

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan trong ngành công nghiệp dầu khí. Trước tiên sinh viên sẽ nắm được lịch sử phát triển và toàn cảnh ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới và ở Việt Nam; các tác động của nó đối với nền kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường; tổng quan các khâu trong ngành công nghiệp dầu khí. Tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về nguồn gốc và sự hình thành dầu khí, hệ thống dầu khí và tổng quan các phương pháp địa chất – địa vật lý trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về lịch sử khai thác dầu khí cũng như các công đoạn trong khoan khai thác và vận chuyển dầu thô. Học phần cung cấp sơ lược về quy trình thi công giếng khoan khai thác dầu khí và các trang thiết bị sử dụng trong thi công một giếng khoan dầu khí. Sinh viên được tìm hiểu tổng quan về hệ thống khai thác và quá trình khai thác giếng tức là quá trình đưa dầu khí từ vỉa lên miệng giếng bằng năng lượng tự nhiên và bằng các phương pháp khai thác thứ cấp. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu sơ lược về công nghệ mỏ, quản lý vận hành mỏ, và các phương pháp thu hồi dầu tăng cường cơ bản. Phần khâu sau cung cấp các thông tin về quá trình phát triển ngành chế biến dầu khí trên thế giới và tại Việt Nam, các nguồn nguyên liệu và sản phẩm chính trong chế biến dầu khí. Tổng quan các quá trình chính trong nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí cùng các dạng cấu hình nhà máy cơ bản của các nhà máy cũng sẽ được giới thiệu cho sinh viên. 

Kinh tế dầu khí

Mục tiêu môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Kinh tế đại cương (kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô); nền công nghiệp dầu khí Việt Nam; vai trò, vị trí của nền CNDK trong nền kinh tế Việt Nam; các hiểu biết cơ bản về thị trường dầu khí; luật Dầu khí; Luật Thuế tài nguyên liên quan đến ngành dầu khí; các hợp đồng dầu khí cơ bản; các chỉ số kinh tế, tài chính được sử dụng trong đánh giá, thẩm định các dự án thăm dò – khai thác dầu khí; xu thế phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên Thế giới và ở Việt Nam.

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Học phần trình bày một số kiến thức cơ bản về quản lý và kỹ thuật an toàn sức khỏe môi trường được áp dụng phổ biến trong công nghiệp dầu khí, bao gồm các mối nguy trong quá trình lao động, tiêu chuẩn quản lý an toàn quá trình, tiêu chuẩn quản lý OHSAS 18001, nguyên nhân, hậu quả, quản lý tổn thất, đo lường an toàn, đánh giá rủi ro, làm việc với các chất dễ cháy nổ, bệnh điếc nghề nghiệp, môi trường và các thành phần môi trường, qui chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, sự cố tràn dầu.

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng không liên quan đến kiến thức chuyên môn bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán… Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức, quy tắc và các bài thực hành nhằm giúp sinh viên hình thành các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy khả năng ứng xử xã hội, tự quản lý, lãnh đạo bản thân, xây dựng và suy trì tốt sự tương tác xã hội, giải quyết vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.

Hóa phân tích

Học phần hóa phân tích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa phân tích truyền thống và những khái niệm cơ bản về phân tích công cụ, cũng như những vấn đề về cân bằng trong dung dịch các chất điện ly. Cụ thể, sinh viên sẽ nắm bắt được kiến thức về: Tổng quan về phân tích (các công cụ phân tích, phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích, áp dụng thông kế toán học trong hoá phân tích); chuẩn độ axit- baso (Cách tính pH của dung dịch axit/base mạnh và yếu, chuẩn độ axit/base mạnh và yếu, sai số trong quá trình chuẩn độ ); chuẩn độ EDTA (Khái niệm về phức chất, EDTA, Đường cong chuẩn độ, kỹ thuật chuẩn độ); chuẩn độ oxy hoá khử (Đường cong chuẩn độ, sai số chuẩn độ); phân tích công cụ (tổng quan, giới thiệu một số phương pháp phân tích như phổ hồng ngoại, phổ khối lượng...).

TN Hóa phân tích

Học phần «Thí nghiệm hóa phân tích» sẽ giúp cho người học ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần «Hóa phân tích». Sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, hiểu được những ảnh hưởng của các hóa chất sử dụng trong từng bài thí nghiệm, nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ.

Hóa lý 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về động học các phản ứng đồng thể đơn giản và các phản ứng đồng thể phức tạp (phản ứng nối tiếp, phản ứng song song, phản ứng thuận nghịch), các phương pháp xác định bậc phản ứng; thuyết va chạm hoạt động và năng lượng hoạt hóa; lý thuyết về hiện tượng bề mặt và hấp phụ, phương trình hấp phục đẳng nhiệt; giới thiệu về vật liệu xốp; phương pháp xác định diện tích bề mặt và đặc trưng xốp của vật liệu; lý thuyết về xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể, các phương pháp tổng hợp xúc tác, phương pháp xác định các thuộc tính của xúc tác sau khi tổng hợp, giới thiệu sơ lược một số hệ phản ứng xúc tác quan trọng trong công nghiệp hóa học và trong ngành dầu khí hiện nay.

TN Hóa lý

Học phần Thí nghiệm Hóa lý ngoài việc giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức về nhiệt động học, cân bằng pha, động học quá trình hấp phụ mà còn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng và những thao tác phức tạp hơn khi làm thí nghiệm theo một quy trình. Nhận thức sâu hơn về quy tắc an toàn phòng thí nghiệm khi sử dụng những hóa chất hữu cơ gây bỏng và dễ cháy nổ. Sự phối hợp trong các quy trình thí nghiệm, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm và khả năng viết báo cáo thực nghiệm.Cụ thể sinh viên thực hành các thí nghiệm: Định luật phân bố chiết; chưng cất phân đoạn hỗn hợp 3 cấu tử; Biểu đồ pha hỗn hợp 2 thành phần; Cân bằng lỏng – lỏng; Đường đẳng nhiệt hấp phụ và Cân bằng tạo phức.

Hóa hữu cơ 1

Học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, danh pháp, phương pháp điều chế, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng trong đời sống của các hợp chất hữu cơ quan trọng (các hợp chất hydrocacbon no, hydrocacbon không no, hydrocacbon thơm, dẫn xuất halogen – alcohol – phenol, hợp chất cacbonyl – axit cacboxylic), đồng thời cung cấp cho người học những kiến thức về các loại đồng phân của hợp chất hữu cơ, hiểu và phân biệt được các loại liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ, các phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng, nắm được các loại hiệu ứng trong phân tử hợp chất hữu cơ để giải thích, so sánh được tính axit – bazơ của hợp chất hữu cơ, khả năng phản ứng, chiều hướng phản ứng và cơ chế phản ứng của hợp chất hữu cơ.

TN Hóa hữu cơ 1

Học phần thí nghiệm hóa hữu cơ 1 sẽ giúp cho sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần «Hóa hữu cơ 1» và cung cấp cho người học một số kỹ năng tiến hành thực nghiệm định tính một số hóa chức hữu cơ cơ bản. Sinh viên phải tổ chức và triển khai được các phản ứng định tính để xác định các hóa chức hữu cơ cơ bản và giải thích được các kết quả thực nghiệm. Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, hiểu được những ảnh hưởng của các hóa chất sử dụng trong từng bài thí nghiệm, nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ.

Những nguyên lý kỹ thuật hóa học

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật hóa học. Trong học phần này, sinh viên được học về các thông số chính cũng như nhận biết được ảnh hưởng chung của các biến trong kỹ thuật hóa học. Mô tả và nhận biết và phân loại về cân bằng vật chất trong các hệ khác nhau,xác định được các đặc điểm về hệ một pha và lựa chọn tính toán các thông số cho khí thực, mô tả được hệ nhiều pha và giải thích được quy tắc pha Gibbs. Áp dụng tính cân bằng vật chất cơ bản cho một vài cụm phân xưởng trong nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kiến thức về cách đọc bản vẽ PFD, các nguyên lý kỹ thuật hóa học được áp dụng trong các quy trình công nghệ tiêu biểu như sản xuất syngas từ steam reforming, sản xuất ammonia, quy trình Claus.

Kỹ thuật phản ứng

Học phần kỹ thuật phản ứng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật phản ứng hóa học trong công nghiệp. Cụ thể sinh viên sẽ nắm được các kiến thức: tổng quan (tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng, cân bằng vật chất, thiết bị phản ứng gián đoạn, thiết bị phản ứng liên tục…); áp dụng phương trình thiết kế (độ chuyển hoá, phương trình thiết kế cho các thiết bị phản ứng, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng dòng, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng liên tục, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng chuỗi…); phương trình tỷ lượng (phương trình tỷ lượng cho thiết bị phản ứng mẻ, và phương trình tỷ lượng thiết bị phản ứng dòng); xác định kích thước cho thiết bị phản ứng.

Truyền nhiệt

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về Truyền nhiệt gồm 3 phương thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt; cùng với ứng dụng cho các quá trình kỹ thuật tiêu biểu; giới thiệu, xây dựng các mô hình cần thiết để nghiên cứu, phân tích và thiết kế thiết bị truyền nhiệt.

Hóa học dầu mỏ

Học phần Hóa học dầu mỏ nghiên cứu thành phần hóa học của dầu và các sản phẩm dầu, sự biến đổi của dầu thô (dầu mỏ) và khí tự nhiên thành các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô. Các chủ đề bao gồm: đặc điểm chung về dầu mỏ, nguồn gốc và phân loại dầu mỏ, đặc điểm chung của xăng dầu, nguồn gốc và phân loại; các hợp chất hydrocacbon (parafin, naphten, chất thơm) trong dầu thô và các sản phẩm dầu; các hợp chất phi hydrocacbon (lưu huỳnh, oxy, nitơ, kim loại và các hợp chất khác trong dầu thô); tính chất lý hóa của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; cơ chế hóa học xảy ra trong các quá trình xử lý hóa học xảy ra trong nhà máy hóa dầu như: cracking nhiệt, cracking xúc tác, hydrocracking, reforming xúc tác, alkyl hóa, đồng phân hóa …

Nhiệt động cân bằng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về nhiệt động hóa học và cân bằng hoá học bao gồm các nội dung: các khái niệm cơ bản, nguyên lý 1, nguyên lý 2 nhiệt động học; ứng dụng các nguyên lý trong việc xác định chiều và mức độ diễn biến của các quá trình hóa học; lý thuyết về cân bằng pha, các loại giản đồ pha và các xác định thành phần các cấu tử, quy tắc pha Gibbs; cân bằng pha đối với hệ một cấu tử, vận dụng giải thích một số giản đồ pha hệ một cấu tử đơn giản; cân bằng lỏng – hơi, cân bằng lỏng – lỏng và cân bằng lỏng – rắn, vận dụng giải thích một số hệ giản đồ pha hệ đa cấu tử; phương pháp xác định thành phần các cấu tử trong các pha; định luật phân bố Nernst.

Truyền khối

Học phần giới thiệu những nguyên lý cơ bản của truyền khối và các quá trình tách. Học phần trang bị cơ sở khoa học và phương pháp tính toán các quá trình và thiết bị truyền khối.

Công nghệ chế biến khí

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về khí thiên nhiên, vai trò của khí thiên nhiên trong nền kinh tế, xu hướng phát triển công nghệ chế biến khí ở Việt Nam và trên thế giới. Phần đầu học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về khí thiên nhiên, các tính chất hóa lý, yêu cầu về chất lượng nguyên liệu và sản phẩm khí, giản đồ pha và ứng dụng trong chế biến dầu khí, học phần cung cấp các kiến thức quan trọng về các quy trình sơ chế khí: tách các tạp chất cơ học, làm khan khí, làm ngọt khí, phân tách khí, sản xuất LNG. Học phần cũng giới thiệu sơ đồ các nhà máy chế biến khí hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

Các chủ đề bao gồm: Tổng quan về khí thiên nhiên, giản đồ pha và ứng dụng trong chế biến khí, hydrate, các phương pháp ngăn ngừa tạo hydrate, làm khan khí, làm ngọt khí, thu hồi NGL và phân tách các khí, công nghệ sản xuất LNG.

Điều khiển quá trình (+Lab)

Học phần giới thiệu nguyên lý cơ bản thiết bị hệ thống điều khiển quá trình, động học và điều khiển quá trình bao gồm mô hình hóa tĩnh và động của quá trình, thiết kế và phân tích hệ thống điều khiển phản hồi, phân tích độ ổn định, điều chỉnh vòng lập hệ thống điều khiển phản hồi.

Thiết kế thiết bị phản ứng hóa học

Thiết bị phản ứng hoá học đóng vai trò rất quan trọng trong các quy hoá học. Việc thiết kế và điều khiển các thiết bị phản ứng hoá học là một yêu cầu cần thiết, bao gồm: thiết kế thiết bị, điều chỉnh kích thước và hình dạng, điều kiện dòng chảy và điều kiện hoạt động (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, nhằm giảm kích thước thiết bị phản ứng, tăng năng suất và tăng độ chọn lọc, giảm ô nhiễm môi trường. Mục đích của môn học này nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết để diễn giải các dữ kiện của phản ứng hoá học, sử dụng nhựng dữ kiện này để phát triển các phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng đơn và các hệ thiết bị phản ứng đa hợp học.

Thiết kế các thành phần quá trình

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong thiết kế của các thành phần của quá trình hóa học. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về thiết kế; tổng quan về sơ đồ công nghệ; cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng; các vấn đề thiết kế hệ thống đường ống, bơm, quạt, máy nén.

Công nghệ lọc dầu

Nội dung học phần bao gồm các khái niệm, phân loại và tính chất hóa lý quan trọng của dầu thô và sản phẩm của quá trình lọc dầu, từ đó cung cấp kiến thức về các quá trình lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu và chế biến dầu nhằm tạo thành các sản phẩm nhiên liệu chính. Học phần giới thiệu các quy trình vật lý như khử muối, khử nước, chưng cất dầu ở điều kiện áp suất thường và áp suất chân không đến các quy trình hóa học trong chế biến dầu như hydrotreating, cracking nhiệt, cracking xúc tác, reforming.... Ngoài ra, học phần cũng đưa vào các kiến thức chính trong sản xuất dầu nhờn và các sản phẩm bôi trơn.

Thí nghiệm Kỹ thuật hóa học

Học phần bổ trợ các kiến thức thực nghiệm cho sinh viên về các quá trình và hoạt động thực tế của thiết bị trong các phân xưởng sản xuất. Học phần cung cấp các kiến thức về quá trình hoạt động của hệ thống bơm, quạt, tính toán điểm làm việc tối ưu của hệ thống thủy khí động lực; thực nghiệm quá trình chưng cất, hấp thụ, sấy, trao đổi nhiệt trong các thiết bị truyền nhiệt điển hình; tính toán tổn thất năng lượng và động lượng trong hệ thống ống dẫn lưu chất và thiết bị; tính toán xác định phân bố thời gian lưu trong các thiết bị khuấy lý tưởng, mô phỏng cho các thiết bị đẩy lý tưởng; áp dụng kỹ thuật sấy tầng sôi. Từ đó, sinh viên có thể giải thích nguyên lý của các thiết bị thông qua thực nghiệm và vận hành thực tế thiết bị, từng bước hình thành tư duy về làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy.

Thí nghiệm chuyên ngành 1

Học phần thí nghiệm chuyên ngành 1 nhằm đào tạo cho sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng tiến hành các thí nghiệm xác định thành phần và tính chất của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ theo tiêu chuẩn ASTM hoặc TCVN. Sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức trong học phần Hóa học dầu mỏ và Công nghệ lọc dầu để thực hành các thí nghiệm như: xác định tỷ trọng của dầu, xác định nhiệt trị của nhiên liệu,xác định nhiệt độ vẩn đục, độ ăn mòn tấm đồng, xác định thành phần chưng cất phân đoạn của dầu mỏ, xác định thành phần các hợp chất hữu cơ trong hỗn hợp lỏng bằng phương pháp HPLC và GCMS. Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, rèn luyện ý thức cũng như thói quen trong việc sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm, giữ an toàn toàn trong phòng thí nghiệm.

Thiết kế nhà máy hóa học

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy lọc dầu như: lựa chọn địa điểm xây dựng và bố trí mặt bằng hợp lý, tính kinh tế để xác định chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thời gian hoàn vốn, có phương pháp lựa chọn thiết bị trong nhà máy, tính toán thiết kế được mạng lưới thiết bị nhiệt để tận dụng nhiệt, tiếp cận được các phương pháp thiết kế mới trong lĩnh vực công nghệ hóa học (mass and heat integration), các nguyên tắc cơ bản để thiết kế hệ thống xử lý chất thải, hệ thống đường ống và phát hiện các yếu tố nguy hiểm trong nhà máy lọc dầu.

Công nghệ hóa dầu

Học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nguyên liệu từ dầu thô, khí thiên nhiên, than đá, dầu đá phiến...trong ngành công nghiệp dầu khí. Sau khóa học, sinh viên sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình cung/cầu, ứng dụng của các hóa phẩm quan trọng như ethylene, propylene, butadiene, syngas, benzene, xylenes...Bên cạnh đó, khóa học sẽ trang bị cho sinh viên hiểu biết về một số công nghệ cơ bản để sản xuất các hóa phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp hóa dầu; giúp sinh viên hiểu và nắm vững một số quy trình công nghệ được áp dụng trong thực tiễn sản xuất trong ngành công nghiệp hóa dầu.

Sản phẩm dầu mỏ (+Lab)

Học phần sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu (xăng, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu diesel, nhiên liệu đốt lò, khí và khí hóa lỏng, dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, nhựa đường, các loại hóa phẩm và dung môi dầu mỏ), từ đó nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về các các tính chất, tiêu chuẩn và ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ và cách xác định được chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ. Học phần cũng trình bày về các đối tượng sử dụng các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu và những vấn đề liên quan khi sử dụng sản phẩm lọc dầu, hóa dầu. Thí nghiệm sản phẩm dầu mỏ giúp cho sinh viên xác định được chính xác các chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ theo ASTM hoặc TCVN, rèn luyện ý thức cũng như thói quen trong việc sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm, giữ an toàn toàn trong phòng thí nghiệm.

Mô phỏng và tối ưu hóa nhà máy lọc dầu

Khóa học này nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mô phỏng và tối ưu hóa quá trình công nghệ của nhà máy lọc dầu có sự hỗ trợ của máy tính. Sinh viên sử dụng chương trình mô phỏng quá trình để hỗ trợ đánh giá quá trình thiết kế. Sinh viên sau khi kết thúc học phần có khả năng chuyển các vấn đề thành dạng toán học và giải các bài toán tối ưu hóa toán học tuyến tính và phi tuyến tính cho các quá trình công nghệ của nhà máy lọc dầu.

Thí nghiệm chuyên ngành 2

Học phần thí nghiệm chuyên ngành 2 cung cấp cho sinh viên kỹ năng vận hành các cụm phân xưởng chính trong các nhà máy lọc dầu và chế biến khí. Các chủ đề bao gồm: vận hành tháp chưng cất dầu thô, vận hành phân xưởng chế biến khí, vận hành cụm cracking xúc tác tầng sôi (FCC). Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong nhà máy lọc dầu và chế biến dầu, hiểu các tài liệu kỹ thuật, bản chất và mục đích của các quá trình sơ chế dầu thô (tách nước, muối, bụi) và chưng cất dầu thô ở áp xuất thường và áp suất chân không thành các sản phẩm dầu; nắm được các phương pháp chế biến khí và hiểu được bản chất, mục đích của quá trình cracking xúc tác. Ngoài ra học phần cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng vận hành, kiểm tra và điều chỉnh các tham số công nghệ trong các nhà máy lọc dầu.  

Hóa học Polyme (Tự chọn)

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về hóa học polyme bao gồm các khái niệm và định nghĩa, cơ chế polymer hóa: trùng hợp, trùng ngưng, Ziegler-natta, ion và cơ kim loại; kỹ thuật Polyme khối, nhũ tương và huyền phù. Các chủ đề bao gồm: khái niệm và định nghĩa; cơ chế Polyme hóa trùng hợp; cơ chế Ziegler-natta; cơ chế trùng ngưng; polyme hóa ion và phối trí; polyme khối, nhũ tương và huyền phù; thảo luận (tổng hợp một số Polymer trùng hợp: PE, PP, PS, PVC, PMMA, PVA, PU; tổng hợp một số Polymer trùng ngưng: nhựa Phenol-fomandehyt, nhựa ure-fomandehyt, nhựa melamin-fomandehyt, nhựa Epoxy, nhựa Polyeste).

Hóa sinh (Tự chọn)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hóa lý của các sinh chất. Nghiên cứu cơ chế các phản ứng xảy ra trong quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng. Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu dễ dàng hơn các kiến thức khác liên quan đến hóa sinh như: hóa sinh ứng dụng, hóa sinh enzym, vi sinh vật học, công nghệ lên men…

Thiết bị trong chế biến dầu khí (Tự chọn)

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phân loại, thiết kế và nguyên tắc vận hành cho các thiết bị cơ bản trong nhà máy hoá học như: thiết bị trao đổi nhiệt, lò gia nhiệt, bơm, máy nén, các thiết tách.

Năng lượng tái tạo (Tự chọn)

Mục tiêu của học phần này là giới thiệu cho sinh viên tổng quan về năng lượng và những kiến thức cần thiết về năng lượng tái tạo. Học phần sẽ đề cập đến các tác động môi trường liên quan đến việc sử dụng, khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch; những lợi ích của năng lượng tái tạo và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới. Học phần sẽ đi sâu vào một số loại hình năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng sóng và thủy triều, địa nhiệt và năng lượng hydro. Những nội dung chính bao gồm: việc sản xuất và tiêu thụ, nguyên lý hoạt động, lưu trữ và vận chuyển, ưu và nhược điểm, tiềm năng và chi phí, các tác động môi trường. Sau khi tham gia môn học này, sinh viên có thể đánh giá các chính sách về năng lượng tái tạo trên thế giới cũng như có nền tảng cho các nghiên cứu về chủ đề chuyển dịch năng lượng.

Công nghệ chế biến dầu nặng (Tự chọn)

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các quá trình công nghệ chính để nâng cấp dầu thô nặng/dầu tổng hợp, xu hướng phát triển chế biến dầu thô nặng/dầu tổng hợp trên thế giới. Nội dung chính của HP là cung cấp các kiến thức quan trọng về quy trình công nghệ chế biến dầu thô nặng: các phương pháp vận chuyển dầu thô nặng từ nơi khai thác đến nơi chế biến, các công nghệ làm giảm cacbon, làm tăng hydro, xử lý phân đoạn cất. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về dầu nặng, hóa học quá trình chế biến dầu nặng, tổng quan các quá trình chế biến dầu nặng, vận chuyển dầu nặng, quá trình làm giảm cacbon, quá trình làm tăng hydro, quá trình xử lý phân đoạn cất của dầu nặng, nhà máy nâng cấp dầu nặng.

Phụ gia cho các sản phẩm dầu (Tự chọn)

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về chất lượng của các loại sản phẩm dầu cũng như các loại phụ gia được sử dụng để nâng cao tính năng cho các loại sản phẩm này. Xu hướng phát triển các loại phụ gia mới đa chức năng, thân thiện với môi trường cũng được giới thiệu trong học phần. Bên cạnh các sản phẩm dầu truyền thống, bao gồm xăng động cơ, nhiên liệu diesel và dầu nhờn, học phần cũng sẽ đề cập đến các loại phụ gia cần thiết để nâng cao chất lượng các sản phẩm nhiên liệu sinh học (xăng pha ethanol và biodiesel).

Quá trình sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp (Tự chọn)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp. Sau khi học xong sinh viên nắm vững yêu cầu chất lượng của dầu nhờn và hóa học của các quá trình sản xuất dầu nhờn. Sinh viên phân biệt được nhiên liệu lỏng tổng hợp với nhiên liệu lỏng từ dầu mỏ. Trên cơ sở đó sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu và sản xuất trong công nghiệp dầu khí. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về dầu nhờn và các sản phẩm bôi trơn, một số tính chất hóa lý đánh giá chất lượng dầu nhờn; một số quá trình sản xuất dầu nhờn gốc bằng tách chiết: tách asphalten, tách sáp, chiết dung môi; một số quá trình sản xuất dầu nhờn gốc bằng phương pháp hóa học; công nghệ sản xuất nhiên liệu lỏng từ khí tự nhiên.

Các chuyên đề (Tự chọn)

Học phần giúp cho sinh viên bổ sung và củng cố thêm các kiến thức đã học qua các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực vận chuyển và chế biến dầu khí, học phần có nội dung mở rộng hoặc sâu hơn về kiến thức chuyên môn, về các vấn đề thực tế và các kết quả nghiên cứu và ứng dụng mới nhất của chuyên ngành. Học viên cần nắm bắt được nội dung cơ bản của chuyên đề, liên kết được các kiến thức đã học và dần hình thành các hướng phát triển nghề nghiệp khi ra trường ...

Chuyên đề chính sẽ thay đổi theo hàng năm tuỳ theo điều kiện giảng dạy và thực tế. Số lượng chuyên đề từ 1 trở lên, được lựa chọn bởi các giảng viên bộ môn và sinh viên.

Kiến tập định hướng nghề nghiệp

Trong học kỳ hè, sinh viên được tham gia chương trình kiến tập kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần tại các đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích thăm quan và tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của từng đơn vị đó. Sinh viên được chính các cán bộ tại đơn vị đó trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu về các nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khai thác dầu khí và chế biến dầu khí. Từ đó, sinh viên có những định hướng lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, sinh viên cũng được tìm hiểu về các quy định an toàn, quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp dầu khí. Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên cần hoàn thành báo cáo kiến tập theo nhóm và trình bày kết quả thu được trước các thầy cô trong Khoa Dầu khí.

Thực tập nghề nghiệp 1 (Hè)

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng làm việc thực tế tại các đơn vị sản xuất thông qua quan sát và học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành trong nhà máy, cung cấp các kiến thức về hoạt động và nguyên lý vận hành các thiết bị trong các nhà máy lọc hóa dầu như hệ thống bơm, tháp chưng cất, hấp thụ, thiết bị phản ứng và tái sinh xúc tác, phương pháp xử lý các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành – bảo dưỡng sửa chữa, tìm hiểu về phân cấp trong vận hành và trách nhiệm của các cá nhân trong vận hành hệ thống, cách thức giao tiếp giữa các nhóm chức năng để đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Sinh viên cũng nắm bắt các yêu cầu và quy định về an toàn lao động – bảo vệ môi trường, phương pháp và kỹ thuật xử lý chất thải và các quy định khác; Từ đó, sinh viên có thể tiếp cận và từng bước hình thành tư duy làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy, có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra và giám sát thiết bị sau khi tốt nghiệp, tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Thực tập nghề nghiệp 2 (Hè)

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng làm việc thực tế tại các đơn vị sản xuất thông qua quan sát và học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành trong nhà máy, cung cấp các kiến thức về hoạt động và nguyên lý vận hành các thiết bị trong các nhà máy lọc hóa dầu như hệ thống bơm, tháp chưng cất, hấp thụ, thiết bị phản ứng và tái sinh xúc tác, phương pháp xử lý các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành – bảo dưỡng sửa chữa, tìm hiểu về phân cấp trong vận hành và trách nhiệm của các cá nhân trong vận hành hệ thống, cách thức giao tiếp giữa các nhóm chức năng để đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Sinh viên cũng nắm bắt các yêu cầu và quy định về an toàn lao động – bảo vệ môi trường, phương pháp và kỹ thuật xử lý chất thải và các quy định khác; Từ đó, sinh viên có thể tiếp cận và từng bước hình thành tư duy làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy, có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra và giám sát thiết bị sau khi tốt nghiệp, tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Thực tập tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp hệ thống lại toàn bộ kiến thức sinh viên đã được học và giúp sinh viên trang bị các kiến thức, kỹ năng và dữ liệu cần thiết cho luận án tốt nghiệp chuyên ngành Lọc – Hóa dầu. Nội dung thực tập sẽ đi sâu vào tìm hiểu và giải quyết một vấn đề chuyên môn cụ thể liên quan đến thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Ngành mà sinh viên lựa chọn để làm luận án tốt nghiệp sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Đồ án chuyên ngành 1

Học phần xây dựng nền tảng bước đầu cho người học trong việc tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học về Kỹ thuật hóa học trong thiết kế 1 quy trình công nghệ nhằm sản xuất ra sản phẩm như yêu cầu. Trong học phần này, người học có thể tính toán thiết kế các thiết bị cơ bản quan trọng trong ngành kỹ thuật hóa học, chuyên ngành lọc hóa dầu như tháp chưng cất, thiết bị phản ứng khuấy trộn, thiết bị hấp thụ/giải hấp thụ, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị thủy khí động lực học như bơm, quạt, máy nén, đường ống,...; Từ đó, người học có thể tự mình hình thành tư duy và tính chủ động trong tính toán thiết kế các thiết bị dựa theo các bộ tiêu chuẩn thiết kế hiện nay. Các vấn đề về an toàn và mối nguy khi thiết kế quy trình cũng được nhận diện.

Đồ án chuyên ngành 2

Học phần trang bị cho người học kỹ năng thiết kế một quy trình công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học bằng cách tổng hợp các kiến thức đã học để tính toán cân bằng vật chất và năng lượng cho một phân xưởng công nghệ trong nhà máy chế biến dầu khí, phương án lựa chọn và tính toán thiết bị một cách khoa học để xây dựng một quy trình công nghệ hoàn chỉnh từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm. Bên cạnh đó, học phần cũng được xây dựng để người học có thể vận dụng các kiến thức về các phần mềm mô phỏng và các kiến thức cơ bản về công nghệ lọc hóa dầu nhằm tối ưu hóa hoạt động của một phân xưởng công nghệ đã có/hoặc cho phép thiết kế một phân xưởng mới nhằm đánh giá khả năng phát triển công nghệ; Bên cạnh đó, người học cũng cần xem xét tác động của quy trình được thiết kế đến yếu tố an toàn, môi trường và kinh tế.

Đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp hệ thống lại toàn bộ kiến thức sinh viên đã được học và giúp sinh viên trang bị các kiến thức, kỹ năng và dữ liệu cần thiết cho luận án tốt nghiệp chuyên ngành Lọc – Hóa dầu. Sau khi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp, sinh viên có khả năng: Vận dụng các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của một bản vẽ kỹ thuật và phương pháp triển khai bản vẽ; Hiểu biết cụ thể và chính xác quy trình công nghệ, vai trò nhiệm vụ, cấu tạo chức năng của từng thiết bị trong một quy trình công nghệ sản xuất trong ngành kỹ thuật lọc hóa dầu; Thành thạo trong tính toán và chọn lựa quy trình công nghệ phù hợp với nhiệm vụ được đặt ra. Ngoài ra, sinh viên cũng nâng cao kỹ năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình.