Super User

Super User

Chương trình đào tạo cao học Công trình biển

Danh sách giảng viên Hà Lan tham gia giảng dạy

STT Họ và tên Đơn vị công tác Chuyên ngành
1 Prof.dr.ir. Sape A. Miedema TUD KT khoan – khai thác, KT nạo vét
2 Prof.dr.ir. Rene H.M. Huijsmans TUD Cơ học thủy khí
3 Prof.dr. Andrei Metrikine TUD Động lực học kết cấu
4 Dr.ir. Pepijn de Jong TUD Cơ học thủy khí
5 Dr.ir. Hugo T. Grimmelius TUD Động lực học điều khiển
6 Dr. ir. John Preedy TUD KT hàng hải
7 Ir. Peter Naaijen TUD Cơ học thủy khí
8 Ir. Martijn van Wijngaarden TUD Cơ học kết cấu
9 Prof.dr. Miroslav L. Kaminski TUD Kết cấu ngoài khơi

 

Danh sách giảng viên Việt Nam

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị Chuyên ngành
1 PGS.TS. Lê Phước Hảo Hiệu trưởng PVU Khoan - khai thác
2 TS. Lê Quốc Phong TP. Đào tạo PVU Kỹ thuật Cơ khí
3 TS. Nguyễn Trung Khương Giảng viên PVU Điều khiển tự động
4 TS. Lê Văn Sỹ Giảng viên PVU Cơ kỹ thuật
5 TS. Vũ Minh Hùng Giảng viên PVU Kỹ thuật cơ khi
6 TS. Hoàng Thịnh Nhân Phó trưởng, phụ trách Khoa PVU Thiết bị khoan
7 TS. Nguyễn Văn Hùng Giảng viên PVU Công trình biển
8 PGS. TS. Huỳnh Thanh Sơn Giảng viên ĐHBKTPHCM Cơ chất lỏng
9 TSKH. Lâm Quang Chiến Phó TGĐ VietSovPetro Đường ống, bể chứa
10 TS. Bùi Huy Tân Chuyên gia PVN Đường ống bể chứa
11 TS. Văn Đức Tờng Chuyên gia PV Drilling Thiết bị Khoa Khai thác

 

Chương trình đào tạo

Mã số học phần Tên học phần Khối lượng (tín chỉ) Ngôn ngữ giảng dạy
Phần chữ Phần số
Phần kiến thức chung
CBTH 101 Triết học
(Phylosophy)
3 Tiếng Việt
CBTA 102 Tiếng Anh
(English)
5 Tiếng Anh
Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Các học phần bắt buộc
CBDA 201 Cơ học đất
(Soil Mechanics)
2 Tiếng Việt
CBSB 202 Sóng biển
(Ocean Waves)
2 Tiếng Việt
CBTD 203 Thủy động lực học công trình ngoài khơi
(Offshore Hydrodynamics)
4 Tiếng Anh
CBCD 204 Các kết cấu chân đế
(Bottom Founded Structures)
3 Tiếng Việt
CBKN 205 Các kết cấu nổi
(Floating Structures)
2 Tiếng Anh
CBDV 206 Định vị động
(Dynamic Positioning)
2 Tiếng Anh
CBKC 103 Cơ học kết cấu
(Structure Mechanics)
2 Tiếng Việt
CBNB 207 Kỹ thuật biển sâu
(Subsea Engineering)
2 Tiếng Anh
CBĐK 208 Cơ sở kỹ thuật điều khiển hệ thống
(Basic Control and System Engineering)
2 Tiếng Việt
CBDN 209 Đồ án Phát triển mỏ
(Field Development Project)
3 Tiếng Anh
CBTK 210 Phương pháp thống kê và Quản lý rủi ro
(Probabilistic Design and Risk Management)
3 Tiếng Việt
CBTN 211 Thực tập
(Internship)
2 Tiếng Việt/Anh
Các học phần tự chọn(06 TC)  
CBOB 212 Đường ống biển
(Marine Pipelines)
2 Tiếng Việt
CBTĐ 213 Nguyên lý thiết kế hệ thống truyền động
(Drive System Design Principles)
2 Tiếng Anh
CBCK 214 Cắt và khoan cát, đất và đá
(Cutting&Drilling of Sand, Clay and Rock)
2 Tiếng Anh
CBDC 215 Động lực học kết cấu
(Structure Dynamics)
2 Tiếng Anh
CBTT 216 Tuổi thọ mỏi và đánh giá tuổi thọ mỏi công trình biển 2 Tiếng Việt
CBHH 104  Phương pháp Phần tử hữu hạn
(Finite Element Method)
2 Tiếng Việt
    Luận văn tốt nghiệp 10 Tiếng Việt
    Tổng khối lượng 53  

 

 

 

Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ ThS giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành CTB - DK ;

ThS tốt nghiệp ngành CTB có khả năng tính toán, thiết kế, xây dựng, bảo trì, quản lý các giàn khoan – khai thác DK, các công trình nổi trên biển và các hệ thống ngầm dưới biển;

ThS ngành CTB có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị thuộc PVN, các cơ quan đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và quản lý thuộc lĩnh vực CTB – DK hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

Mục tiêu cụ thể

+ Về kiến thức

HV sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở vững vàng về cơ học chất rắn, chất lỏng và khí dùng cho tính toán, thiết kế, quản lý, bảo dưỡng giàn khoan – khai thác. HV sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu từ động lực học kết cấu đến tính toán thiết kế các kết cấu chân đế, kết cấu nổi, dây neo ngoài khơi, đo đạc, điều khiển định vị động học, thiết kế các hệ thống thiết bị nạo vét ở vùng biển sâu, thiết kế tối ưu hóa hệ thống bơm và đường ống ngầm phục vụ việc thăm dò, khai thác và vận chuyển DK.

+ Về năng lực

  • Có khả năng lập các dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng các CTB ở trong và ngoài nước;
  • Có năng lực để tham gia quản lý và khai thác các CTB;
  • Có khả năng phân tích và giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, khả năng tổng hợp và phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật CTB – DK;
  • Có khả năng làm việc theo nhóm trong môi trường quốc tế, khả năng tổ chức nghiên cứu và triển khai các dự án ứng dụng;
  • Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc;
  • Có khả năng tham gia giảng dạy và nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTB - DK, và một số ngành liên quan khác;
  • Có khả năng tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành và các ngành liên quan;
  • Có năng lực chuyên môn cao, có thể công tác tốt tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các cơ quan đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và quản lý thuộclĩnh vực DK hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. CHUẨN ĐẦU RA CHUNG

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi là Trường hay PVU) đảm bảo sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp đạt được 10 tiêu chí chung. Các tiêu chí chuẩn đầu ra chung của sinh viên Trường được cụ thể hóa bằng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, năng lực hành vi và khả năng ngoại ngữ. Cụ thể như sau:

1. Đạo đức, phẩm chất và thái độ: Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện của con người mới Xã hội Chủ nghĩa (XHCN); nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có nhận thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có hoài bão phát triển sự nghiệp theo ngành nghề chuyên môn được đào tạo; say mê khoa học và không ngừng tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành Dầu khí.

2. Trình độ tư duy: Có năng lực tư duy logic, hệ thống và sáng tạo.

3. Năng lực chuyên môn: Nắm vững các kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục, đáp ứng tốt cho yêu cầu làm việc trong môi trường công nghệ cao của ngành Dầu khí; có khả năng học tập nâng cao trình độ ở các bậc học cao hơn; có khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học, kỹ thuật: có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích và diễn giải dữ liệu; khả năng thiết kế một hệ thống, các thành phần hoặc một quá trình đáp ứng các yêu cầu thực tiễn như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn; có khả năng nhận biết, xác lập và giải quyết các bài toán kỹ thuật; có kiến thức rộng cần thiết để nhận thức được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh xã hội và toàn cầu hóa; có khả năng áp dụng các kỹ năng, kỹ thuật và công cụ khoa học tiên tiến vào thực tiễn khoa học; nắm bắt thực tiễn ứng dụng và tiến bộ trong lĩnh vực Dầu khí hiện nay và xu hướng phát triển của nó trong tương lai.

4. Kỹ năng làm việc: Chủ động và tự chủ trong công việc, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm đa cấp độ; có kỹ năng lắng nghe hiệu quả; có khả năng thuyết trình ý tưởng một cách trong sáng, khúc chiết, thuyết phục; có kỹ năng đặt mục tiêu và tạo động lực làm việc để hoàn thành mục tiêu đề ra; có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả; có kỹ năng đàm phán.

5. Năng lực làm việc: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên của Trường có thể đảm nhận tốt các vị trí như: Kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành, cán bộ kỹ thuật, cán bộ

nghiên cứu hoặc cán bộ giảng dạy về lĩnh vực Dầu khí. Bên cạnh đó, các kỹ sư tốt nghiệp của Trường có thể phấn đấu để đảm nhận những vị trí cán bộ điều hành hay cán bộ quản lý sau một vài năm làm việc.

6. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Anh từ 5.5 điểm IELTS trở lên; sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và các hoạt động nghề nghiệp; có khả năng hòa nhập ngay với môi trường học tập và làm việc quốc tế có sử dụng tiếng Anh.

7. Khả năng giao tiếp, ứng xử: Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng lời nói và văn bản trong nội bộ, với các đối tác trong nước và quốc tế; có kỹ năng ứng xử, tạo lập và quản lý mối quan hệ hiệu quả.

8. Khả năng tự học tập và nghiên cứu: Nhận thức được sự cần thiết và có khả năng học tập suốt đời để tự đào tạo, tự nghiên cứu nhằm nhanh chóng thích ứng với khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại; có năng lực tổ chức công tác nghiên cứu khoa học.

9. Khả năng quản lý bản thân và thích nghi với môi trường công tác: Có kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn; có ý thức không ngừng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn có tư duy lạc quan và hành động tích cực; có khả năng thích nghi, hòa nhập nhanh chóng với mọi môi trường sống và làm việc; có tư duy mở toàn cầu.

10. Khả năng đảm nhận công việc sau khi ra trường: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận tốt các công việc ở các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất theo chuyên ngành được đào tạo, các công ty hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại kỹ thuật, các tổ chức giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước có chuyên môn liên quan.

II. CHUẨN ĐẦU RA CHO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

II.1. NGÀNH KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT

CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT – ĐỊA VẬT LÝ DẦU KHÍ

  • Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Địa chất (Geological Engineering)
  • Mã số: 52520501
  • Tên chuyên ngành đào tạo: Địa chất – Địa vật lý Dầu khí (Petroleum Geology & Geophysics)
  • Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)
  • Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và phát triển ngành công nghiệp dầu khí hiện đại của

Việt Nam. SV được trang bị những kiến thức cơ sở rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Địa chất, trọng tâm theo chuyên ngành Địa chất, Địa vật lý dầu khí.

Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý Dầu khí có năng lực thiết kế, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý trong lĩnh vực địa chất, địa vật lý dầu khí. Kỹ sư Địa chất, Địa vật lý dầu khí có thể đảm nhiệm công tác tại các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các công ty dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong và ngoài nước, các trường đại học, viện nghiên cứu theo chuyên ngành liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

SV chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý Dầu khí được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ sở kỹ thuật, cơ sở ngành Địa chất, đặc biệt tập trung các kiến thức chuyên môn về Địa chất, Địa vật lý dầu khí.

2.2. Về năng lực

a) Hiểu biết kỹ thuật

- Nắm vững các kiến thức về Địa chất, trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học địa chất, chuyên môn địa chất, địa vật lý dầu khí.

- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về khoa học về Địa chất, địa vật lý dầu khí.

b) Năng lực chuyên môn

- Khả năng nghiên cứu nguồn gốc, qui luật và trạng thái phân bố của dầu khí trong vỏ trái đất; các chế độ hình thành, lưu trữ, bảo tồn, phá hủy các loại bẫy dầu khí, cấu trúc các bẫy chứa dầu khí.

- Năng lực tính toán các cấp trữ lượng tài nguyên dầu khí, trữ lượng thu hồi và các điều kiện khai thác mỏ, đánh giá tiềm năng các tập hợp triển vọng dầu khí.

- Khả năng ứng dụng công nghệ định lượng về các phương pháp tìm kiếm thăm dò, địa vật lý giếng khoan, thăm dò địa chấn, các phương pháp đánh giá thành hệ ... để xác định chính xác các thông số của các mỏ dầu khí phục vục cho hoạt động đánh giá trữ lượng, khoan và khai thác dầu khí, quản lý và vận hành mỏ.

- Khả năng ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các bài toán thực tế trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý dầu khí.

c) Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp (chuẩn đầu ra tương đương IETS 5.5), làm việc và nghiên cứu;

- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả.

- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;

- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.

d) Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, hay khả năng học tập suốt đời, đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.

e) Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

II.2. NGÀNH KỸ THUẬT DẦU KHÍ

CHUYÊN NGÀNH KHOAN - KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ

  • Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Dầu khí (Petroleum Engineering)
  • Mã số: 52520604
  • Tên chuyên ngành đào tạo: Khoan – khai thác mỏ Dầu khí (Petroleum Drilling and Production)
  • Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung

CTĐT ngành Kỹ thuật Dầu khí, chuyên ngành Khoan khai thác Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở kỹ thuật rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Kỹ thuật Dầu khí.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Dầu khí có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật Dầu khí. Kỹ sư Kỹ thuật Dầu khí có thể đảm nhiệm công tác tại các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các công ty dầu khí và dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trong và ngoài nước, các trường đại học và viện nghiên cứu theo các chuyên ngành liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

Sinh viên ngành Kỹ thuật Dầu khí được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, kỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành, ngành/chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí, đặc biệt tập trung kiến thức chuyên môn về Khoan, Khai thác và Công nghệ mỏ.

2.2 Về năng lực

a) Hiểu biết kỹ thuật

- Nắm vững các kiến thức về Kỹ thuật Dầu khí, trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học địa chất và chuyên môn Kỹ thuật Dầu khí;

- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ dầu khí.

b) Năng lực chuyên môn

- Khả năng thiết kế và phân tích hệ thống giếng khoan và quy trình khoan và hoàn thiện giếng khoan;

- Khả năng thiết kế và phân tích hệ thống khai thác, thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí;

- Khả năng sử dụng các phương pháp trong khoa học địa chất và kỹ thuật để xác định đặc tính, ước lượng những thông tin địa chất và nguồn tài nguyên;

- Khả năng ứng dụng những nguyên lý công nghệ mỏ và điều kiện thực tế để tối ưu hóa việc phát triển và quản lý tài nguyên;

- Khả năng sử dụng kiến thức về kinh tế học và các phương pháp đánh giá tài nguyên cho công tác thiết kế và đưa ra quyết định dưới các điều kiện rủi ro và không chắc chắn;

- Khả năng sử dụng các công nghệ, công cụ hiện đại cần thiết cho công việc chuyên môn;

- Khả năng thiết kế, thực hiện thí nghiệm; phân tích, giải thích số liệu và áp dụng kết quả để cải thiện các quy trình.

c) Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm:

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh (chuẩn đầu ra tương đương IETS 5.5) trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu;

- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả;

- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;

- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.

d) Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời, đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.

e) Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

II.2. NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC

CHUYÊN NGÀNH LỌC – HÓA DẦU

  • Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering)
  • Mã số: 52520301
  • Tên chuyên ngành đào tạo: Lọc – Hóa dầu (Oil refining - petrochemicals)
  • Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Mục tiêu đào tạo:

1. Mục tiêu chung

CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa học chuyên ngành Lọc – Hóa dầu nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở kỹ thuật rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Kỹ thuật Hóa dầu .

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực lọc – hóa dầu. Kỹ sư Lọc – hóa dầu có thể đảm nhận công tác tại các tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; các công ty, nhà máy về Lọc-Hóa dầu trong và ngoài nước; các trường đại học và viện nghiên cứu theo các chuyên ngành liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

Sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, kỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành, ngành/chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học, đặc biệt tập trung kiến thức chuyên môn Lọc - Hóa dầu.

2.2. Về năng lực

a) Hiểu biết kỹ thuật

- Nắm vững các kiến thức về kỹ thuật hóa dầu, trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học hóa học và chuyên môn kỹ thuật hóa dầu.

- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ hóa dầu.

b) Năng lực chuyên môn

- Áp dụng được các kiến thức cơ bản và chuyên ngành để nhận biết, phân tích và giải quyết hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực lọc – hóa dầu và các lĩnh vực liên quan.

- Nắm được cơ sở thiết kế công nghệ và thiết bị trong các nhà máy thuộc lĩnh vực lọc – hóa dầu.

- Có khả năng vận hành được các hệ thống công nghệ trong nhà máy lọc – hóa dầu và các lĩnh vực liên quan.

- Hiểu và có khả năng phân tích được các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm hóa dầu, sử dụng được các thiết bị phân tích.

- Có khả năng cập nhật, lựa chọn, làm chủ được công nghệ hiện đại, công nghệ sản xuất sạch trong lĩnh vực lọc – hóa dầu.

- Có khả năng phát hiện, xử lý sự cố trong quá trình vận hành các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ lọc – hóa dầu.

- Khả năng sử dụng các công nghệ, công cụ hiện đại cần thiết cho công việc chuyên môn.

- Khả năng thiết kế, thực hiện thí nghiệm; phân tích, giải thích số liệu và áp dụng kết quả để cải thiện các quy trình.

c) Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp (chuẩn đầu ra tương đương IETS 5.5), làm việc và nghiên cứu;

- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả;

- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;

- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.

d) Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời. Đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.

e) Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo (CTĐT) của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam được xây dựng theo hướng tiên tiến, chất lượng cao và phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Ngành Dầu khí. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề vượt trội (thể hiện ở tính sáng tạo và tư duy thực tế) và phương pháp làm việc theo nhóm. Nhờ đó, sinh viên PVU có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và có tính cạnh tranh của thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, tất cả CTĐT đại học của PVU đã được Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ của Mỹ (ABET) công nhận đạt chuẩn chất lượng ABET, và là trường đại học duy nhất tại Việt Nam có các CTĐT về dầu khí (tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khoan, khai thác dầu khí; lọc và chế biến dầu khí) đạt chất lượng ABET.

Các ngành đào tạo đại học của PVU đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET:

- Ngành Kỹ thuật Địa chất (CN Địa chất-Địa Vật lý Dầu khí);

- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (CN Khoan-Khi thác Mỏ Dầu khí);

- Ngành Kỹ thuật Hóa học (CN Lọc-Hóa Dầu);

SỨ MỆNH - TẦM NHÌN

PVU là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất kinh doanh của nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và của đất nước. Thực hiện trách nhiệm xã hội và phục vụ cộng đồng.

PVU là Trường Đại học định hướng nghề nghiệp - ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, cùng với Viện Dầu khí Việt Nam hình thành Học viện Dầu khí Việt Nam có tiềm lực nghiên cứu khoa học đạt trình độ khu vực và quốc tế. PVU phấn đấu trở thành một trong những Trường Đại học đào tạo chuyên ngành dầu khí có uy tín của khu vực Đông Nam Á và Châu Á vào năm 2035.

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

PVU xác định mọi hoạt động Đào tạo và Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới - Nhân tài cho phát triển của Đất Nước và Thế giới. Nhân lực PVU đào tạo vừa có tài vừa có những phẩm chất cách mạng, lòng yêu nước, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, giản dị, và sức khỏe để sẵn sàng đi xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

v  ĐỨC: Tích lũy từ sự rèn, sửa của nội tâm, sống chuẩn mực và mang lại giá trị bền vững cho cuộc sống. Là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng “chân, thiện, mỹ”.

v  TÀI: Thể hiện qua trí tuệ, kiến thức và kỹ năng. Là nắm chắc kiến thức, hiểu biết rõ kĩ năng, kĩ xảo, kế thừa kinh nghiệm để hoàn thành công việc tốt nhất; đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, tình huống phức tạp.

v   CHUYÊN NGHIỆP: Thể hiện sự năng động, sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả của CBNV và SV Nhà trường.

Lộ trình xây dựng và phát triển Trường ĐHDKVN được chia thành 03 giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, bao gồm:

- Giai đoạn I (từ năm 2010 đến năm 2015);

- Giai đoạn II (từ năm 2016 đến năm 2025);

- Giai đoạn III (từ năm 2026 đến năm 2050)

lo trinh phat trien pvu

1) Giai đoạn I (2010-2015)

Giai đoạn I là giai đoạn thành lập, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường tại cơ sở đào tạo chính ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Trong giai đoạn này, Trường triển khai đào tạo bậc đại học các chuyên ngành dầu khí; đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và sau đại học.

Cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, giảng đường, thư viện, các PTN, Trường tập trung triển khai công tác tuyển dụng và gửi đi đào tạo đội ngũ CBGD tại nước ngoài, công tác chuẩn bị giáo trình, xúc tiến hợp tác giáo dục và đào tạo với các trường đại học có uy tín quốc tế; phối hợp với các tổ chức giáo dục, trường đại học quốc tế triển khai và áp dụng kết quả tư vấn tổng thể Dự án xây dựng Trường.

Trong những năm học đầu tiên sau khi có quyết định thành lập, Trường mở các ngành đào tạo đại học cho 04 chuyên ngành: Địa chất dầu khí, Địa vật lý dầu khí, Khoan-Khai thác dầu khí và Lọc-Hóa dầu; triển khai các khoá đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng chuyên môn.

Để sinh viên có thể nghe giảng các môn chuyên ngành dầu khí bằng tiếng Anh, Trường dành phần lớn thời gian năm thứ nhất để tổ chức đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh đạt chuẩn.

2) Giai đoạn II (2016-2025)

Đây là giai đoạn Trường đã hoàn thành việc xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất. Trường tổ chức đào tạo đại học và sau đại học các chuyên ngành dầu khí và từng bước mở rộng sang đào tạo ở các lĩnh vực khác (như cơ khí, năng lượng, công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, các ngành về môi trường ...) mà Tập đoàn và xã hội có nhu cầu.

Đến năm 2025, Trường hoạt động như một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Tùy thuộc vào nhu cầu của người học và khả năng của Trường, chỉ tiêu tuyển sinh bậc đại học sẽ lên đến 1.000 SV/năm, bậc sau đại học sẽ lên đến 200 chỉ tiêu/năm vào cuối giai đoạn.

Công tác NCKH, hoạt động tư vấn và dịch vụ khoa học công nghệ cũng được chú trọng. Các đề án, đề tài NCKH thực hiện theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Các PTN chuyên ngành trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực khác được xây dựng hoàn chỉnh để phục vụ công tác đào tạo và NCKH của Trường.

3) Giai đoạn III (2026-2050)

Trường sẽ phát triển các ngành theo nhu cầu của người học và của xã hội với nhiều chuyên ngành mới. Hàng năm, Trường sẽ tuyển sinh khoảng từ 1.000 đến 1.500 chỉ tiêu bậc đại học, 400 chỉ tiêu sau đại học và hàng chục ngàn lượt người tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao.

Trong giai đoạn này, Trường đi vào hoạt động ổn định; số sinh viên, học viên trong Trường sẽ vào khoảng 10.000 người học tập, nghiên cứu và tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề.

Các hoạt động đào tạo, NCKH và tư vấn được đẩy mạnh, thúc đẩy việc hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.

Mô hình hoạt động

Trường ĐHDK Việt Nam là trường đại học công lập đặc biệt, do Tập đoàn dầu khí Việt Nam đề nghị thành lập, đầu tư 100% vốn và là chủ sở hữu. Trường không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và thu học phí theo quy định đối với trường đại học công lập.

Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHDKVN được xây dựng theo mô hình trường đại học thuộc doanh nghiệp giống như các trường đại học doanh nghiệp tiên tiến trên Thế giới. Trường áp dụng mô hình đào tạo và quản lý giáo dục đào tạo chất lượng cao phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT; gắn nhu cầu học tập của người học với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động. CTĐT được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, ngành nghề đào tạo và phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Phương châm hoạt động

Trường ĐHDKVN được thành lập và hoạt động theo các phương châm chủ yếu sau đây:

1. Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp và ứng dụng

Công tác đào tạo của PVU gắn liền với nhu cầu nhân lực của PVN và các doanh nghiệp theo từng giai đoạn và trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. CTĐT của Trường được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp và ứng dụng cao. Phương pháp đào tạo chủ động, tăng cường thực hành, tạo động lực thúc đẩy tinh thần say mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo cho mỗi sinh viên. CTĐT bậc đại học được tăng cường các nội dung ứng dụng, thực tế và cập nhật kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đảm bảo sau khi ra trường có thể làm việc được ngay tại các doanh nghiệp/công ty dầu khí ở trong và ngoài nước;

2. Gắn kết đào tạo với thực tiễn sản xuất, NCKH và triển khai công nghệ dầu khí

Hoạt động NCKH là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của PVU, được xem là phương án tiếp cận bền vững để thực hiện mục tiêu phát triển Trường thành tổ chức nghiên cứu-đào tạo có uy tín trong nước và trên thế giới.

PVU thực hiện liên kết chặt chẽ với các trung tâm NCKH công nghệ, các PTN chuyên ngành trong các cơ sở của PVN và với các trường đại học ở trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho sinh viên củng cố cơ sở lý thuyết đã được học và tham gia NCKH. Sinh viên của PVU có nhiều điều kiện tham gia NCKH ứng dụng trong thời gian học tập. Các đề tài NCKH của CBGD, của các nhà khoa học và của sinh viên chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong Ngành.

Các cán bộ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn sản xuất trong Ngành, cũng như trong công tác NCKH được huy động tham gia công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực tập. Các vấn đề KHCN phát sinh trong thực tế SXKD được đưa ra để các sinh viên cùng tham gia giải quyết, tạo ra môi trường nuôi dưỡng và phát triển tài năng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KHCN của Ngành Dầu khí Việt Nam;

3. Áp dụng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đảm bảo tính liên thông với các cấp đào tạo và các trường đại học trong nước và thế giới

PVU áp dụng mô hình đào tạo và quản lý giáo dục đào tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT, gắn nhu cầu học tập của người học với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, ngành nghề đào tạo và phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Về phương pháp dạy và học, PVU chủ trương áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, sử dụng rộng rãi nguồn học liệu mở, các bài giảng và giáo trình điện tử, tạo môi trường tự nghiên cứu và lấy người học làm trung tâm.

PVU chủ trương tiếp thu có chọn lọc và sử dụng các giáo trình, chương trình giảng dạy của các trường đại học có uy tín trên thế giới. Thư viện của Trường được xây dựng hiện đại, khai thác hiệu quả nguồn học liệu mở, các nguồn tư liệu giảng dạy và chuyên môn của các công ty dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến dầu khí, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập nhằm đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất;

4. Xây dựng đội ngũ CBGD và CBQL Trường có trình độ cao

Đội ngũ CBGD của PVU được tuyển chọn từ số cán bộ đầu đàn trong đội ngũ cán bộ KHKT, các nhà khoa học của Ngành Dầu khí có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và quản lý, có tâm huyết với công tác đào tạo, được trang bị kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy tiên tiến để tham gia công tác giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên. Đồng thời, Trường tiến hành lựa chọn và đàm phán với các trường đại học có uy tín ở trong và ngoài nước để thực hiện liên kết đào tạo, cung cấp và trao đổi CBGD có uy tín đến tham gia giảng dạy; thực hiện Quy chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Tập đoàn ban hành nhằm đáp ứng mục tiêu của Trường là sớm đạt chuẩn quốc tế.

5. Chính sách học phí, học bổng, tiền thù lao NCKH/trợ giảng

Chính sách học phí của PVU tuân thủ theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về chính sách thu và sử dụng học phí tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường có chính sách cấp học bổng cho các sinh viên học giỏi, cho vay tín dụng với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho sinh viên có điều kiện học tập tốt. Sinh viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia NCKH hoặc trợ giảng sẽ được nhận tiền thù lao tương xứng với sự đóng góp của họ.

6. Quốc tế hoá và hợp tác quốc tế

PVU không chỉ đào tạo sinh viên là người Việt Nam mà còn hướng tới thu hút và đào tạo cho sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Tính quốc tế hoá của Trường còn thể hiện ở chỗ sinh viên tốt nghiệp PVU sẽ có cơ hội và khả năng làm việc cho các công ty dầu khí đa quốc gia khác trong khu vực, trên thế giới và các công ty trong, ngoài nước ở các lĩnh vực khác. Hệ thống PTN phục vụ NCKH với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại với cơ chế chính sách thu hút các chuyên gia và các nhà khoa học phù hợp sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học ở các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trên thế giới đến Trường cùng tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ.

Gia tăng hợp tác quốc tế, xem đó là một trong những kênh hữu hiệu để cập nhật thành quả trí tuệ của nhân loại, là chiếc cầu nối để tăng cường ngoại lực nhằm phát huy nội lực của Trường trong lĩnh vực ĐT&NCKH. PVU chủ trương hợp tác quốc tế những vấn đề cụ thể như:

- Tư vấn tổng thể cho công tác thành lập Trường, bao gồm quy hoạch tổng thể, quản trị nhân sự, cơ chế vận hành, thiết kế các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế bao gồm: giáo trình, giáo khoa, nội dung các khóa học, sách tham khảo, tư vấn hỗ trợ xây dựng hệ thống PTN và các phần mềm ứng dụng, phát triển cơ sở vật chất,...

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ thống Trường: CBQL, CBGD và nhân viên hành chính;

- Liên kết đào tạo với một số trường đại học tiên tiến ở nước ngoài, ký hợp đồng với các chuyên gia, giáo sư đầu ngành của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài/các công ty dầu khí đa quốc gia vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng để nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm đào tạo và tiếp cận KHKT của các nước tiên tiến. Các chương trình đào tạo có sự tham gia của tổ chức đào tạo nước ngoài và được thiết kế phù hợp theo đặc điểm của đối tác, nhu cầu của PVN và xã hội cũng như năng lực của Trường;

- Thành lập các trung tâm liên kết đào tạo ở các cấp độ, trung tâm nghiên cứu và trung tâm chuyển giao công nghệ.

7. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập

Để sinh viên có thể tiếp cận với sự tiến bộ KHKT, tìm hiểu và tiếp thu các nguồn học liệu tiên tiến được phổ biến chủ yếu bằng tiếng Anh; tiếp thu được kiến thức do các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, giáo sư có uy tín của nước ngoài giảng dạy và chuyển giao công nghệ tại PVU (theo hình thức thỉnh giảng), ngôn ngữ giảng dạy của Trường sẽ là tiếng Anh và tiếng Việt. Ngay từ giai đoạn đầu, khối kiến thức giáo dục đại cương (trừ các môn học chính trị, xã hội-nhân văn, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất sẽ được dạy bằng tiếng Việt), cơ sở và chuyên ngành sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh.Trường tổ chức đào tạo tiếng Anh cho sinh viên trong những năm học đầu để đảm bảo sinh viên có thể học tập và nghiên cứu bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp tại PVU có thể làm việc được ngay trong các công ty quốc tế.

8. Bằng cấp và chứng chỉ

Sinh viên tốt nghiệp PVU được nhận bằng do PVU cấp; do trường đại học nước ngoài và PVU đồng cấp (trên cơ sở hợp tác thỏa thuận cụ thể với từng trường đại học nước ngoài và tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT), hoặc do trường đại học nước ngoài cấp theo các chương trình liên kết. Việc cấp bằng tốt nghiệp và chứng chỉ của Trường được thực hiện theo các quy định của Bộ GD&ĐT.

9. Chuẩn đầu ra của sinh viên Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

- Đạo đức: có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện của con người mới XHCN; nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt; có ý thức trách nhiệm và có hoài bão về nghề nghiệp được đào tạo;

- Trình độ tư duy: có năng lực tư duy và sáng tạo, biết phát kiến và thực thi các giải pháp cho một vấn đề thực tiễn, lập luận bảo vệ phương án đã lựa chọn một cách logic, thuyết phục; có khả năng đề xuất những giải pháp mới; năng động, cập nhật kiến thức và áp dụng sáng tạo trong công việc;

- Năng lực chuyên môn: nắm vững các kiến thức giáo dục đại cương và chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ sau đại học, đáp ứng yêu cầu đào tạo liên kết của các trường nước ngoài, nắm bắt thực tế ứng dụng của lĩnh vực chuyên môn hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thuần thục; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng giải pháp và triển khai một dự án;

- Khả năng làm việc theo nhóm: biết cách dựa vào sức mạnh tập thể để tìm ra giải pháp cho một vấn đề; có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách trong sáng, khúc chiết; có năng lực tiếp thu, phân tích và tổng hợp ý kiến; biết cách gợi ý để tranh thủ ý kiến của đồng nghiệp; sử dụng thành thạo các công cụ làm việc từ xa theo nhóm.

- Năng lực chỉ huy, lãnh đạo: biết tập hợp sức mạnh tập thể, biết nhận ra thế mạnh của từng người để phân công nhiệm vụ phù hợp; có năng lực tổ chức, đề xuất các chiến thuật xử lý tình huống ngắn hạn, trung hạn nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược lâu dài cho tổ chức, đơn vị công tác, có kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý;

- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ: sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, học tập và nghiên cứu; có khả năng hòa nhập ngay với môi trường học tập và làm việc nước ngoài dùng tiếng Anh và phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp;

- Khả năng ứng xử: khéo léo trong ứng xử, khôn ngoan trong đàm phán, chuẩn mực trong phát ngôn, thể hiện nền nếp văn hóa, đạo đức trong mọi tình huống;

- Khả năng tự học tập và nghiên cứu: có năng lực và biết tổ chức công tác NCKH; có khả năng phát triển nhận thức, tự định hướng  phát triển một số vấn đề công nghệ; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, nhanh chóng thích ứng với KHKT-CN hiện đại và ứng dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn;

- Khả năng tổ chức cuộc sống và thích nghi với môi trường công tác: tổ chức tốt cuộc sống, tư tin, lạc quan trong những lúc khó khăn; hòa nhập nhanh chóng với mọi hoàn cảnh sống;  thích nghi với môi trường công tác, đảm nhận được những công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn chưa học ở nhà trường;

- Khả năng đảm nhận công việc sau khi ra trường: sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận tốt các công việc ở các công ty trực thuộc PVN, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất theo chuyên ngành được đào tạo, các công ty hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại kỹ thuật, với vai trò người vận hành, quản lý hệ thống hoặc thiết kế, cải tạo nâng cấp hệ điều khiển hay là người tư vấn kỹ thuật của chuyên ngành được đào tạo

Khi mới thành lập, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) được Tập đoàn giao sử dụng cơ sở vật chất sẵn có của Trường CĐ nghề dầu khí (PVMTC) phục vụ đào tạo và một phần tòa nhà Viện Dầu khí làm làm cơ sở tại Hà Nội trong thời gian chờ đợi trụ sở chính của Trường được xây dựng.

Sau đó, để phù hợp với các điều kiện thực tế, định hướng về xây dựng Trường có sự điều chỉnh: kể từ ngày 1/1/2014 các hoạt động của PVU được tập trung về thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chuyển dự án xây dựng trụ sở của PVU từ Vĩnh Phúc về thành phố Bà Rịa với quy mô nhỏ hơn. Tại đây, Tập đoàn sẽ đầu tư xây dựng 3 công trình cho PVU bao gồm các hạng mục: Khu văn phòng và phòng học, Khu nhà KTX và khu nhà công vụ cho CBNV với tổng số vốn đầu tư xây dựng khoảng 400 tỉ đồng.

Hạng mục tòa nhà văn phòng và phòng học: Được thiết kế và xây dựng là tòa nhà 9 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10.000 m². Toàn bộ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và khối hành chính, văn phòng của PVU đều được đặt tại đây với quy mô thiết kế đủ đáp ứng cho các hoạt động giảng dạy đại học, sau đại học của PVU và tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn phục vụ các yêu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trong Tập đoàn.

Hạng mục tòa nhà KTX: Được thiết kế đẹp, hiện đại với tổng diện tích sàn hơn 5000m² đáp ứng 100% nhu cầu nhà ở của sinh viên PVU. Ngoài ra, các hạng mục đi kèm như nhà ăn, phòng tự học, phòng thể dục...cũng sẽ được xây dựng trong khuôn viên KTX để đảm bảo cuộc sống tiện nghi và thoải mái cho các em sinh viên.

Hạng mục tòa nhà công vụ cho CBNV: Được thiết kế bao gồm khoảng 120 căn hộ khép kín với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 12.000 m², tòa nhà công vụ sau khi xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu nhà công vụ cho các cán bộ, giảng viên của Trường.

Trong thời gian dự án xây dựng đang được triển khai, Tập đoàn giao cho PVU sử dụng cơ sở vật chất hiện có của Trường CĐ nghề dầu khí (PVMTC) tại Bà Rịa để phục vụ các hoạt động giảng dạy, quản lý và nghiên cứu khoa học.

Đến nay, công trình Văn phòng và phòng học thuộc Dự án xây dựng Văn phòng và phòng học, Nhà công vụ cho giáo viên và Ký túc xá cho sinh viên đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng từ đầu tháng 1/2016. Các hạng mục khác thuộc Dự án sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian sắp tới.

 

 

Khu hành chính văn phòng

Khu hành chính văn phòng của PVU được bố trí tại các tầng 7, 8, 9 tòa nhà 9 tầng mới được đưa vào sử dụng. Khu hành chính văn phòng bao gồm 15 phòng với tổng diện tích khoảng 2000m² để đảm bảo các hoạt động của Trường. Các phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ phương tiện thiết bị hiện đại, đáp ứng ở mức cao nhu cầu làm việc và quản lý công việc hiệu quả.

 

 

Khu giảng đường, phòng học

Khu giảng đường của PVU bao gồm hơn 20 phòng học tại tầng 3, 4, 5 và 6 tòa nhà 9 tầng mới được xây dựng với tổng diện tích hơn 2000m².

CSVC6

Các phòng học đều được trang bị hiện đại, đồng bộ với các thiết bị âm thanh, máy chiếu … để phục vụ tốt các hoạt động dạy và học của cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường.

 

 

Khu phòng thí nghiệm, phòng máy tính

Các phòng thí nghiệm (PTN) của PVU được bố trí chủ yếu tại tầng 1, 2 và một phần tầng 3 với hơn 20 PTN, bao gồm các PTN đại cương, các PTN kỹ thuật cơ sở và các PTN chuyên ngành.

CSVC5

 

Hiện tại PVU đang vận hành 4 phòng máy tính bao gồm Phòng máy tính phục vụ thực hành và thi trắc nghiệm với quy mô 70 máy, 2 Phòng E-Learning mỗi phòng 40 máy, Phòng máy tính Trung tâm mô hình hóa mỏ PVU – Schlumberger và Phòng máy tính trung tâm đào tạo tự động hóa và điều khiển quá trình PVU – Honeywell. Trong đó, Phòng PVU –Schlumberger và Phòng PVU – Honeywell được cài đặt các phần mềm chuyên ngành do các đối tác nước ngoài tài trợ với giá trị lớn. Đây là những điều kiện học tập tốt nhất mà PVU cung cấp để sinh viên của Trường có thể được trang bị và cập nhật những kiến thức thiết thực, bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi ra trường có thể làm việc ngay mà không phải đào tạo lại.

 

 

Thư viện

Thư viện có tổng diện tích 160 m2, được trang bị bàn ghế chuyên dụng để phục vụ nhu cầu đọc tài liệu tại chỗ cùng lúc cho khoảng 60 bạn đọc. Bên cạnh đó, Thư viện còn trang bị  máy tính có nối mạng internet, máy scan, máy photocopy để hỗ trợ cho bạn đọc tra cứu, sử dụng tài liệu thuận lợi.

thuvien

Nguồn tài nguyên học tập của Thư viện rất đa dạng, bao gồm sách, tạp chí, luận văn, luận án, kỷ yếu hội nghị, hội  thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu điện tử…có nội dung phù hợp với các chuyên ngành đang được đào tạo tại Trường.

Sách và tài liệu chuyên khảo

Hiện tại, Thư viện Trường đã có hơn 400 nhan đề (2510 cuốn) giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng tiếng Việt; 750 nhan đề (800 cuốn) giáo trình và sách tham khảo chuyên ngành bằng tiếng Anh của các ngành đào tạo cùng với sách học ngoại ngữ. Đồng thời, Thư viện còn lưu giữ hàng chục luận văn thạc sĩ, kỷ yếu hội nghị khoa học trong và ngoài nước, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Bên cạnh đó, Thư viện đã mua và nhận tặng số lượng lớn các tạp chí chuyên ngành dầu khí được xuất bản trong và ngoài nước như SPE Journals (Hiệp hội Kỹ sư dầu khí Hoa Kỳ), Oilfield Review (Tập đoàn Schlumberger), Tạp chí Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam),…

Các tài liệu này được Trường bổ sung có chọn lọc từ các trường đại học, các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực dầu khí. Hàng năm Trường phát triển thêm số lượng đầu sách, tạp chí theo quy mô đào tạo.

Tài nguyên điện tử

Ngoài nguồn tài liệu dạng giấy, sinh viên và CBGD của Trường có thể khai thác qua mạng nội bộ nguồn tài nguyên điện tử mà Thư viện Trường đã thu thập và xử lý, bao gồm:

- Hơn 1000 tài liệu điện tử đã được số hóa và có thể truy cập từ xa thông qua Cổng thông tin thư viện của Trường.

- Thư viện đã mua quyền truy cập đến cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới như Springer Link, Science@Direct, IEEE Xplore Digital Library, Taylor & Francis,…để mở rộng khả năng tìm kiếm tài liệu cho bạn đoc.

- Ngoài ra Thư viện còn cung cấp kết nối đến các nguồn học liệu miễn phí của các trường đại học lớn trên thế giới.

 

 

 

Khu ký túc xá và khu thể thao

Khu KTX của sinh viên PVU được bố trí tại tòa nhà 4 tầng, bao gồm 48 phòng ở, 2 phòng sinh hoạt chung, các khu vực canteen, phòng thể thao…KTX của PVU đáp ứng 100% nhu cầu ở của sinh viên.

CSVC2

 

Ngoài ra, PVU và PVMTC sử dụng chung các sân tập và khu thể thao có sẵn với tổng diện tích là 4000 m² như sân bóng chuyền, sân bóng đá….

Trường Đại học DKVN hiện có 68 CB-CNV, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy bao gồm 02 PGS.TS, 20 TS và 19 ThS.

Cán bộ giảng dạy của Trường được đao tạo bài bản tại các Trường đại học uy tín trong và ngoài nước, có trình độ tiếng Anh tốt, phần lớn đều có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh.

Trong kế hoạch của Trường, các CBGD được đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS 6.0 và đào tạo thực tế tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, các giảng viên được cử đi đào tạo ngắn hạn thực tế tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ về dầu khí trong thời gian từ 03-06 tháng để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và kỹ năng giảng dạy bằng tiếng Anh các môn học được phân công.

Một ưu thế lớn là Trường được áp dụng "Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại Trường Đại học Dầu khí Việt Nam" do Hội đồng Quản trị của PVN phê duyệt theo QĐ 3508/QĐ-DKVN, ngày 12 tháng 11 năm 2009, với nhiều chế độ ưu đãi vượt trội phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của Trường. Chính sách này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy, thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến làm việc tại Trường.

Trong khuôn khổ Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng lợi thế nguồn nhân lực trong Ngành Dầu khí, Trường sẽ sử dụng phù hợp lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao, hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu tại các đơn vị khác nhau của Tập đoàn tham gia thỉnh giảng hoặc tham gia các chương trình nghiên cứu để tranh thủ kinh nghiệm thực tiễn quý báu của họ, thực hiện chế độ trợ giảng, cố vấn học tập để trợ giúp, tư vấn và hướng dẫn sinh viên viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.

Ngoài ra, Trường cũng đã có các thỏa thuận hợp tác đào tạo với các trường đại học ở trong nước và nước ngoài về việc cung cấp đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng như việc hợp tác xây dựng CTĐT cho PVU.

can bo giang vien

Cán bộ - Giảng viên của Trường đi thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (Ba Vì-Hà Nội)

IMG 6495 Small
Hiệu trưởng

TS. Phan Minh Quốc Bình

tungnt01
Phó Hiệu trưởng

TS. Nguyễn Thanh Tùng

PhongLQ latest.jpg
Phó Hiệu trưởng

TS. Lê Quốc Phong