Super User

Super User

 

No  Photo   Fullname Position  Email Phone
 1  BDNC Chau Khieu Minh  Chau Khieu Minh  Director This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
 2  BDNC QuangVT  Vu The Quang  Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
3 BDNC Tran Phuong Anh Tran Phuong Anh Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
 4  photo coming soon Doan Thi Thu Hien  Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
5 BDNC Tran Nguyen Anh Khoa Tran Nguyen Anh Khoa Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
6 BDNC Nguyen Thi Bao Khuyen Nguyen Thi Bao Khuyen Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
7 photo coming soon Nguyen Thi Khanh Linh Staff This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  

ADVANCED TRAINING CENTER (ATC – PVU)

Address: Long Toan Dist., Ba Ria, 

Ba Ria - Vung Tau City

Tel: (254) 3.738879

Fax: (254) 3.733579

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.pvu.edu.vn

Trước sự phát triển, gia tăng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phân công cho Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Bồi dưỡng Nâng cao đã được thành lập theo quyết định Số: 42/QĐ-ĐHDK ngày 27/01/2011 của Hội đồng Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.


Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Bồi dưỡng Nâng cao đã không ngừng nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội, phương pháp đào tạo cũng không ngừng được cải tiến, cơ sở vật chất của trung tâm từng bước hoàn thiện với phòng học khang trang, trang thiết bị âm thanh hiện đại và điều hoà nhiệt độ. Trung tâm đã xây dựng và phát triển trang web để thực hiện chức năng thông tin và quản lý các chương trình của trung tâm để phục vụ người học tốt nhất. Trung tâm Bồi dưỡng Nâng cao phấn đấu trở thành đơn vị đào tạo có danh tiếng trên địa bàn phía nam và trên cả nước, đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của các học viên học tập các chương trình ngắn hạn về các lĩnh vực trong ngành Dầu khí cũng như các lĩnh vực khác (Công văn triển khai công tác đào tạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).


Trung tâm Đào tạo liên tục đạt được thành công là nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của Tập đoàn, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các đơn vị phòng ban chức năng, các khoa bộ môn trong trường và các đơn vị trực thuộc tập đoàn, đặc biệt là sự cộng tác nhiệt tình của các giảng viên là các GS, PGS, TS đầu ngành và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí trong và ngoài nước.

a. Chức năng
Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao có chức năng tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, có tính chất bồi dưỡng thường xuyên, liên tục về quản lý, lãnh đạo và chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc; thực hiện các chương trình hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.


b. Nhiệm vụ
Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tổ chức các khoá học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo quốc tế về các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, quản lý, GD&ĐT, KH&CN đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Trường, Tập đoàn và của đất nước; các khóa học cấp chứng chỉ Quốc tế;
Thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí.

 

Phần nội dung này đang được xây dựng

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận làm quen với công tác NCKH và phát huy tính năng động sáng tạo, trong năm học 2013-2014 đã có 6 nhóm sinh viên đang ký tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, cụ thể như sau:

  1. Phùng Thị Huệ, Nguyễn Bá Duy, Lâm Trọng Đức, Nguyễn Phước Hợp, Lâm Khánh Tuấn, Lê Hải. Đặc điểm địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí của mỏ Bạch Hổ.
  2. Hoàng Phách, Nguyễn Đức Hoàng, Phạm Xuân Hưng, Tạ Nhật Linh, Vũ Đức Hiếu. Đặc điểm địa chất và tiềm năng mở Thiên Ưng – Mẵng Cầu.
  3. Trần Công Minh, Nguyễn Văn Thu, Dương Cao Nguyên, Trần Phương. Mô hình toán mô phỏng quá trình khoan dầu khí.
  4. Phạm Quốc Đô, Vũ Văn Long, Phạm Quốc Anh, Lâm Đức Huy. Nâng cao hiệu quả làm sạch và vận chuyển mùn khoan khi khoan trong thân giếng.
  5. Nguyễn Quang Khải, Dương Tiến Trung, Nguyễn Xuân Tân Bình. Giải pháp EOR khả thi đối với các mỏ có điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao ở Việt Nam.
  6. Phan Thanh Toản, Lê Thanh Đà, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Hữu Hoàng Vũ. Nghiên cứu phương pháp chiết xuất và đánh giá hoạt tính ức chế của các sản phẩm chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên.

Trong những năm qua, cán bộ giảng dạy của Khoa Dầu khí đã tham gia nhiều đề tài khoa học và công bố hàng chục bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, cũng như các hội nghị trong nước và quốc tế.

Danh mục các đề tài khoa học:

  1. Hoàng Thịnh Nhân, Bùi Tử An, Nguyễn Minh Tâm, thành viên đề tài "Nghiên cứu đặc thù vỉa chứa và tối ưu khai thác các mỏ khí condensate tại Bể Nam Côn Sơn, đề tài cấp Bộ Công thương, 2014-2015.
  2. Nguyễn Thị Phương Nhung, Chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu chếtạo cảm biến sinh học trên cơ sở dây nano nhằm ứng dụng phát hiện một số phần tử sinh học gây bệnh", được tài trợ bởi NAFOSTED, 2013-2015.
  3. Hoàng Thịnh Nhân, Nguyễn Trung Khương, Đỗ Chiếm Tài, Nguyễn Minh Tâm, thành viên đề tài "Xây dựng cấu trúc CSDL khí tượng, hải văn, động đất phục vụ công tác thiết kế công trình biển", Đề tài khoa học cấp ngành, 2012-2013.
  4. Hoàng Thịnh Nhân, Dương Chí Trung, Nguyễn Minh Tâm, thành viên đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hệ số thu hồi mỏ Cá Ngừ Vàng", đề tài cấp Ngành, 2013.
  5. Bùi Thu Hoài, tác giả, "Nghiên cứu công nghệ sản xuất điezen từ dầu thực vật phế thải bằng phương pháp cracking có sử dụng xúc tác; Đề tài thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 – tầm nhìn 2025 (Bộ Công thương)", 2012 – 2013.
  6. Bùi Thu Hoài, tác giả, "Nghiên cứu tổng hợp một số chất lỏng ion trên cơ sở imidazol dùng để tách loại  lưu huỳnh trong dầu diesel ; Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ năm 2012", 2012 – 2013.
  7. Nguyễn Trung Khương, thành viên đề tài ‘‘Nghiên cứu phát triển các mỏ khí khó phát triển khai thác độc lập tại Bể Nam côn sơn trên cơ sở quy hoạch tổng thể của khu vực và hệ thống hạ tậng sẵn có", Đề tài khoa học cấp ngành, 2011-2012.

Phần nội dung này đang được xây dựng.

Với định hướng chung xây dựng và phát triển PVU trở thành một trường đại học chất lượng cao, có định hướng về nghề nghiệp và ứng dụng với những nghiên cứu khoa học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Khoa Dầu khí xây dựng Kế hoạch phát triển khoa học công nghệ phù hợp với các tiêu chung của PVU nhưng vẫn đảm bảo tính thời sự, hiện đại của từng chuyên ngành nhằm phát huy tối đa nguồn lực, khả năng của Khoa, với các đặc điểm chính sau:

Mục tiêu, định hướng phát triển:

- Phát triển đội ngũ giảng viên kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa họctrong từng lĩnh vực chuyên ngành của giảng viên. Thành lập các nhóm nghiên cứu có chất lượng trong Khoa.

- Triển khai triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao, giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Tập đoàn, Bộ Công Thương và Nhà nước.

-  Hợp tác với các Trung tâm, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Trong đó, xây dựng mối quan hệ, hợp tác bền vững với Viện dầu khí Việt Nam đóng vai trò ưu tiên và quan trọng nhất.

- Kết hợp với các đơn vị thành viên của Tập đoàn trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.

- Cử cán bộ của Khoa tham gia các khoá đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, năng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu và các kỹ năng mềm.

- Chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí để xây dựng các phòng thí nghiệm, đầu tư trang thiết bị hiện đại; tổ chức khai thác hiệu quả trang thiết bị được đầu tư nhằm đáp ứng các mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao.

- Tham gia và tổ chức các hội thảo khoa học.

Các hướng nghiên cứu trong Khoa gồm:

- Thạch luận địa động lực

- Thạch luận các đá granitoid và cơ chế tích tụ dầu trong móng nứt nẻ.

- Tuổi Phengite

- Nhiệt độ đóng của Phengite

- Nâng cao hệ số thu hồi dầu

- Kỹ thuật khoan dầu trong trường hợp khoan sâu

- Áp dụng địa cơ học trong Dầu khí

- Năng lượng sạch

- Xúc táctrong lọc dầu

- Nghiên cứu sử dụng các phế phẩm thiên nhiên

- Nghiên cứu cracking hơi nước khí thiên nhiên

- Điều chế khí tổng hợp bằng reforming metan

- Độ tin cậy hệ thống kỹ thuật

- Bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy - RCM II (Reliability Centered Maintenance)

Chương trình đào tạo đại học

Với chức năng nhiệm vụ của Trường giao, Khoa Dầu khí triển khai đào tạo và quản lý hoạt động giảng dạy 3 ngành đào tạo đại học hệ chính quy bao gồm:

  1. Ngành Kỹ thuật Điạ chất: Chuyên ngành Địa chất - Địa Vật lý Dầu khí;
  2. Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Chuyên ngành Khoan - Khai thác Mỏ Dầu khí;
  3. Ngành Kỹ thuật Hóa dầu: Chuyên ngành Lọc-Hóa Dầu.

Xem chi tiết

 

Chương trình đào tạo sau đại học

Bắt đầu từ năm 2014, Các Cán bộ giảng dạy của Khoa tham gia giảng dạy Chương trình đào tạo sau đại học trình độ Thạc sỹ chuyên ngành "Công trình biển"

Xem chi tiết

 Công năng PTN:

Phục vụ cho môn học "Quá trình thiết bị CNHH" bao gồm các bài thí nghiệm sau:

  1. Truyền nhiệt ống lồng ống;
  2. Sấy;
  3. Chưng cất;
  4. Đối lưu nhiệt;
  5. Mạch lưu chất;
  6. Cột chêm.

Thiết bị chính:

  1. Hệ thống xác định phân bố vận tốc trong ống dẫn
  2. Hệ thống sấy tuần hoàn khí thải
  3. Tháp chưng cất
  4. Hệ thống bơm ly tâm
  5. Hệ thống xác định chế độ chảy của chất lỏng
  6. Hệ thống thí nghiệm Trở lực đường ống

 

thap chung cat