Super User

Super User

This content isn't available right now!

Submitted research papers (in English) will be published in the Journal of Science & Technology (VAST) after peer-review.

Participation and publication fees (VND)

Fee Before 15/7/2017 After 15/7/2017
Participation 500.000 600.000
Publication 200.000/Journal page + 500.000 for peer-review

 

IMPORTANT DATES

-   Abstract submission deadline: 30/6/2017

-   Full paper submission deadline: 01/8/2017

-   Paper acceptance before: 01/10/2017

-   Conference dates: 19-21/10/2017

 

CONFERENCE ACCOUNT:

Name: Vietnam Corrosion & Metal Protection Association

A/C: 102010000002954

Bank: VIETCOMBANK- Ba Dinh branch - Hanoi

 

CONTACT:

Website: http://www.pvu.edu.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tin-tuc-khcn/vicorra2017

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Do Thi Thuc – 084949620623, Vietnam Corrosion & Metal Protection Association, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi.

CONFERENCE SESSIONS:

Technical sessions in the topics:

-    Corrosion in natural environments (atmospheric corrosion, soil corrosion, marine corrosion…);

-    Corrosion in Industry (energy, petroleum, construction…);

-    Electrochemical protection and Inhibitor;

-    Protective coatings (painting, metallic coatings, nano-coating…);

-    Electrochemical methods and instrumentation;

-    Electrochemistry, Material Science and related issues;

-    Metals and alloys.

Speeches by  foreign colleagues

Products & equipment exhibition

Technical tours

Parallel training courses (1.000.000 VND for each):

-  Corrosion Basics;

-  Corrosion & damage evaluation in industry;

-  Corrosion method of analysis and assessment. 

STEERING COMMITTEE:

Prof. Phan Luong Cam, Honorary President of the VICORRA

Prof. Nguyen Duc Hung, President of the VICORRA

ORGANIZING COMMITTEE:

Chairman: Prof. Nguyen Duc Hung, President of the VICORRA

Vice-Chairman: Dr. Phan Minh Quoc Binh, Rector of the PVU

 

COMMITTEE:

Bui Thi An, VUSTA

Tran Binh An, MDI Vietnam

Nguyen Hong Du, Vietnam-Russian Tropical Centre

Le Tu Hai, University of Education-Da Nang University

Nguyen Thi Cam Ha, University of Science – VNU Hanoi

Vu Thi Thu Ha, Institute of Chemistry - VAST

Nguyen Thi Le Hien, Vietnam Petroleum Institute

Thai Hoang, Institute for Tropical Technology - VAST

Tran Thai Hoa, Hue University of Sciences - Hue University

Le Quoc Hung, Institute of Chemistry - VAST

Pham Van Khoan, Centre for Corrosion Prevention & Construction Consultancy - IBST

Le Thi Hong Lien, Institute of Materials Science - VAST

Tran Van Man, University of Science – VNU HCM

Le Van Thang, University of Technology – VNU HCM

Nguyen Thi Phuong Thoa, University of Science – VNU HCM

Le Cong Thuy, Vietsovpetro

Nguyen Thi Bich Thuy, University of Transportation Technology

Hoang Thi Bich Thuy, Hanoi University of Science and Technology

Mai Thanh Tung, Hanoi University of Science and Technology

Nguyen Nhi Tru, University of Technology – VNU HCM

Vo Vien, Quy Nhon University

Rajeev Gupta, The University of Akron

Ming Zhe Bian, NIMS

 

SECRETARIAT:

Nguyen Dang Nam, PetroVietnam University

Nguyen Thi Hoai Phuong, Institue of Materials & Chemistry

Le Thi My Linh, PetroVietnam University

Do Thi Thuc, VICORRA

FIRST ANNOUNCEMENT

VICORRA

In recent years, with more focus on the production quality and efficient use of metals and alloys for sustainable development, research and application activities in corrosion and related issues have made significant contributions to Vietnam’s industry, business, education, training, national defence and security.

In the continuation of its scientific tradition, the Vietnam Corrosion and Metal Protection Association (VICORRA) in coordination with the PetroVietnam University (PVU), with the consent of the Ministry of Science and Technology (MOST) and the Vietnam Union of Science and Technology Associations (VUSTA), will hold the 5th National Conference, themed “Corrosion and Metal Protection for Energy Development.”

This Conference is an important event for nationwide experts and institutions to exchange their knowledge, experiences and information about research and applications in the field of corrosion, metal protection and related issues, especially for the energy project. This is also an opportunity for our foreign colleagues involved in collaboration with Vietnamese counterparts to share the results of cooperation and to orientate future cooperation.

The Conference is going to be held in Ba Ria – Vung Tau Province, one of the most well-known national oil and gas extraction and refinery centres, an energy and heavy industry area combined with big marine ports and famous tourist destination of our country.

The Organizing Committee cordially invites all interested colleagues and institutions to participate in the Conference. Your attendance will be a great contribution to the success of the Conference.

Trong tháng 6/2017 - Tháng hành động vì môi trường, Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (KVT), Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN) và Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D) đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực.

Ngày 9/6 tại Vũng Tàu, Công đoàn KVT đã phối hợp cùng Phòng An toàn Môi trường Công ty tổ chức “Hội thi An toàn vệ sinh viên (ATVSV) giỏi” lần thứ 2, năm 2017.

Hội thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, phương pháp, kỹ năng, chất lượng hoạt động của mạng lưới ATVSV, vận động đội ngũ người lao động tích cực tham gia thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, góp phần xây dựng văn hóa an toàn trong Công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Các đội thi phần thi hỏi đáp

Hội thi gồm 5 đội: đội Văn phòng, 2 đội từ Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố (GPP) và 2 đội từ Kho cảng Thị Vải (KCTV), tranh tài ở các phần thi gồm: Tiểu phẩm chào hỏi, hỏi đáp lý thuyết, thực hành sơ cấp cứu.

Ở phần chào hỏi, các tiết mục dự thi đều được các đội đầu tư chu đáo và chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, hình ảnh, cách diễn xuất, từ đó đã đem đến cho hội thi những tiểu phẩm hay, sáng tạo, mang thông điệp: Hãy tuân thủ các quy định trong sản xuất, quy định về công tác an toàn, để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng nghiệp và hạnh phúc cho người thân. Các đội cũng dẫn chứng những trường hợp cụ thể, định hướng những hành vi, ứng xử trong công việc, qua đó nhấn mạnh khi làm bất cứ việc gì người lao động cần có tinh thần “Trách nhiệm - Trung thực - Tận tâm”.

Trong phần thi hỏi đáp và thực hành, các đội đã thể hiện khả năng phản ứng nhanh và kiến thức được trau dồi trong thực tế đời sống lao động. Bên cạnh đó, tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm cũng được thể hiện rất rõ qua phần thi này.

Phần thi thực hành sơ cấp cứu

Sau hơn 3 giờ, các đội đã hoàn thành các phần thi của mình với sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên. Kết quả, ở phần thi chào hỏi: Giải Nhất thuộc về đội GPP với tiểu phẩm “Tiền tuyến vững vàng, hậu phương vững chắc”; giải Nhì thuộc về đội Văn phòng với tiểu phẩm “Đời trai xây dựng”; giải Ba thuộc về đội KCTV với tiểu phẩm “Vitamin For Men”; giải Diễn viên xuất sắc nhất được trao cho anh Hồ Nghĩa Thọ đội KCTV. Phần thi lý thuyết và thực hành sơ cấp cứu: Giải Nhất là đội Văn phòng; giải Nhì đội GPP1; đồng giải Ba là các đội GPP2, KCTV1, KCTV 2 và giải Cổ động viên xuất sắc nhất được trao cho đội Văn phòng.

Ông Trần Nhật Huy - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc KVT đã chúc mừng thành công của hội thi và khẳng định: Hội thi năm nay có nhiều đổi mới, chất lượng, thiết thực; thực sự là sân chơi bổ ích, là dịp để CBCNV và lực lượng ATVSV các bộ phận giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó sẽ rút ra những bài học quý giá trong công tác ATVSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này tại KVT.

Tại Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN), bộ phận phụ trách Hệ thống dẫn khí Hàm Rồng - Thái Bình (HRTB) đã thực hiện nhiều chương trình hành động làm sạch môi trường sống và hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2017.

Ngay từ đầu tháng 6, toàn thể CBCNV HRTB đã phối hợp với các đồng nghiệp đang công tác tại Trung tâm Phân phối khí Tiền Hải, Thái Bình đồng loạt ra quân làm sạch nguồn nước quanh trung tâm. Khoảng 30 thành viên đã không quản ngại thu gom rác thải, vớt bèo, làm sạch 3.000m2 bề mặt kênh nội đồng, góp phần khơi thông kênh, phòng chống ô nhiễm môi trường và các nguy cơ mất an toàn cho công trình khí cũng như đời sống người dân trong vùng.

Ra quân làm sạch môi trường tại Trung tâm Phân phối khí Tiền Hải, Thái Bình

Tiếp theo đó, vào giữa tháng 6/2017, “Đội quân vì môi trường” tiếp tục chương trình làm sạch mương thoát nước tại Trạm van tiếp bờ và Trung tâm Phân phối khí Tiền Hải. Khoảng 1.900m mương thoát nước đã được dọn dẹp sạch sẽ, khơi thông.

Các hoạt động tuy nhỏ nhưng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp môi trường sống, đảm bảo an sinh và cũng như giúp CBCNV nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả làm việc và tinh thần gắn kết tập thể.

Tại Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D), toàn thể đoàn viên, thanh niên các Chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở Công ty đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường làm việc tại các trạm khí và cơ sở của PV GAS D trong cả nước, thể hiện quyết tâm tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt trong tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2017.

Đoàn viên thanh niên PV GAS D tham gia dọn vệ sinh môi trường

Màu áo xanh của PV GAS D đã tích cực tổng vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải, làm sạch đẹp địa bàn xung quanh công trình. Bên cạnh đó, các Chi đoàn còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trong các đoàn viên, thanh niên, CBCNV trong toàn Công ty về giữ gìn vệ sinh môi trường ngay tại nơi làm việc và các địa điểm tổ chức ra quân.

PV

Ngày 15/6, Thành viên phụ trách HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực tế tại công trường đợt Bảo dưỡng tổng thể (BDTT) lần 3 NMLD Dung Quất.

Tham gia đoàn công tác còn có ông Phan Đình Đức, Thành viên HĐTV. Đoàn công tác đã đến kiểm tra trực tiếp tại gói thầu số 5 do Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC) là nhà thầu và gói thầu số 1 của nhà thầu Hiap Seng (Singapore).

Tại đây, Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn đã thăm hỏi, động viên và tặng quà các công nhân đang thi công tại các gói thầu. Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn cũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của nhân sự các nhà thầu và Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Tại công trường, lãnh đạo của BSR và các nhà thầu đã báo cáo nhanh tiến độ thực hiện các gói bảo dưỡng. Tổng tiến độ của đợt bảo dưỡng đạt 8,4% tiến độ, vượt so với kế hoạch 3%. Một số gói như gói 7 đạt 65% kế hoạch, gói 6 đạt 10%, gói 1 phức tạp nhất cũng đã đạt 9,1%.

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra trực tiếp công tác BDTT lần 3 NMLD Dung Quất.

Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cũng đã báo cáo với đoàn công tác về kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017. Từ đầu năm đến khi dừng vận hành theo kế hoạch để bảo dưỡng tổng thể lần 3, Nhà máy hoạt động ổn định và duy trì tại công suất tối ưu và sản lượng vượt 18% kế hoạch. Công tác kinh doanh, bán hàng của BSR luôn chủ động, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời khoảng chênh lệch giữa giá bán sản phẩm xăng, dầu so với dầu thô đem vào chế biến từ đầu năm đến giữa tháng 6/2017 thuận lợi hơn so với kế hoạch.

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn trao đổi với lãnh đạo BSR tại công trường.

Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp BSR để cổ phần hóa tại Quyết định số 1938/QĐ-BCT ngày 31/5/2017. BSR đã trình phương án cổ phần hóa tới Ban Chỉ đạo cổ phần hóa. Ngay sau đó, Ban chỉ đạo đã họp và ra kết luận chốt nội dung cần hoàn chỉnh, dự kiến ngày 20/6/2017, BSR sẽ hoàn thiện phương án cổ phần hóa trình Tập đoàn xem xét và báo cáo Bộ Công Thương theo chỉ đạo. BSR đã gửi Thư mời nhà đầu tư tham gia mua cổ phần và đầu tư vào BSR đến các nhà đầu tư là các Ngân hàng, các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Thông tin phản hồi từ các nhà đầu tư là rất tích cực và BSR sẽ làm việc chi tiết về đề xuất của các nhà đầu tư để hướng đến mục tiêu chào bán cổ phần thành công.

Đoàn công tác nghe lãnh đạo BSR báo cáo về tiến độ Bảo dưỡng tổng thể lần 3.

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc DMC Tôn Anh Thi, Giám đốc PTSC Quảng Ngãi Phạm Văn Hùng cũng đã bày tỏ quyết tâm bảo đảm tiến độ công việc trong BDTT lần 3 NMLD Dung Quất.

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã đánh giá cao những nỗ lực của BSR cũng như các nhà thầu.

“Trong bối cảnh toàn ngành gặp nhiều khó khăn thì BSR đang đóng góp rất nhiều cho Tập đoàn. Thay mặt Ban lãnh đạo Tập đoàn, tôi rất cảm ơn vì những đóng góp của BSR cho toàn ngành. Đồng thời, hôm nay tôi cũng giao trách nhiệm cho BSR tiếp tục giữ vững các kết quả sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì tiến độ, tổ chức công việc để hoàn thành tốt việc bảo dưỡng tổng thể lần thứ 3 NMLD Dung Quất. Tôi cũng cảm thấy rất vui vì trình độ quản lý của BSR và các nhà thầu đã hoàn thiện ở mức cao. Mong tất cả các bạn giữ được tinh thần đoàn kết và tiến độ công việc tốt như hiện nay” - Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh.

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn tặng quà động viên nhân sự nhà thầu Hiap Seng.

Thanh Hiếu

Chúng tôi tới thăm Làng trẻ em SOS Thái Bình - mái ấm gia đình từ tấm lòng của người lao động dầu khí góp phần xây dựng để cảm nhận và sẻ chia những câu chuyện về lòng nhân ái, về tình yêu thương bao la giữa con người với con người nơi đây.

  
Làng trẻ em SOS Thái Bình do Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí tài trợ xây dựng.

Làng trẻ em SOS Thái Bình là làng SOS thứ 16 ở Việt Nam, được bắt đầu xây dựng từ tháng 5/2013 và hoàn thành vào tháng 1/2015 trên khuôn viên rộng 25 nghìn m2 tại phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Dự án xây dựng Làng trẻ em SOS Thái Bình được Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) tài trợ số tiền 1 triệu USD. Đặc biệt, PV Drilling là doanh nghiệp đầu tiên tài trợ kinh phí xây dựng dự án này. Niềm vui càng có ý nghĩa hơn khi Làng trẻ em SOS Thái Bình không chỉ phục vụ riêng cho tỉnh Thái Bình mà sẽ còn phục vụ các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bước vào khuôn viên làng trẻ chính là không gian rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi được xây dựng khang trang và hiện đại. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Làng trẻ em SOS Thái Bình cho biết: Làng hiện có 108 em và 15 mẹ, dì trực tiếp nuôi dưỡng, cùng Trường mầm non SOS Thái Bình đã đón nhận được 168 cháu vào học và được chia vào 6 lớp. Những đứa trẻ về đây đều có tuổi thơ bất hạnh. Việc tổ chức nuôi dưỡng các em theo mô hình "gia đình thay thế" với 4 nguyên tắc sư phạm của Làng trẻ em SOS Quốc tế là: Bà mẹ, chị em, mái ấm gia đình và cộng đồng làng. 14 ngôi nhà trong làng là 14 gia đình được đặt theo tên của một loài hoa, có nhà hoa Đào, hoa Mai, hoa Hướng Dương... tượng trưng cho niềm tin, ước vọng của các em. Ở đó có những bà mẹ và những đứa con không cùng huyết thống, mỗi đứa một cá tính, một quê khác nhau nhưng đều có chung một hoàn cảnh là sớm phải chịu thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống.


Học sinh Làng trẻ em SOS Thái Bình trên đường đi học

Trải qua những năm tháng chung sống cùng một mái nhà, bằng tình yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, họ trở thành người một nhà và coi nhau như ruột thịt. Các mẹ, các dì chính là người đã sưởi ấm những trái tim nhỏ bé, yếu đuối, thiếu hụt tình cảm của các em, giúp các em vượt qua mặc cảm của số phận, vươn lên trong cuộc sống.

Vừa là mẹ, vừa là bạn

Mặc dù không sinh ra các con nhưng với các mẹ, các dì ở làng, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ các con khôn lớn chính là niềm vui, niềm hạnh phúc. Tình thương yêu của các mẹ, các dì trở thành nguồn động lực giúp các con vơi đi mặc cảm, tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Chúng tôi ghé thăm ngôi nhà hoa Lay ơn của chị Ðỗ Thị Oanh đúng lúc chị cùng các con đang chuẩn bị bữa trưa. Trò chuyện cùng chị, được biết chị quê ở xã Hồng Thái (huyện Kiến Xương). Trước khi vào làng, chị làm nhiều nghề nhưng chỉ một lần đến thăm làng, chị đã cảm mến cuộc sống nơi đây.

Gần 3 năm sống cùng các con với biết bao kỷ niệm nhưng có lẽ đến giờ điều làm chị Oanh thấy nhớ và vui nhất là con gái út Lê Ngọc Hân khỏe mạnh, hiếu động. Chị kể, nhà chị có 6 cháu, trong đó cháu Hân quê ở xã Minh Tân (Kiến Xương) bé nhất, bố Hân mất khi cháu còn nhỏ, mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng. Lúc mới vào, cháu 13 tháng tuổi, cân nặng chỉ được hơn 4kg, rất gầy yếu. Với một người chưa chăm sóc trẻ lại được giao nuôi một cháu bé bị suy dinh dưỡng nặng nên chị cũng có đôi chút bỡ ngỡ. Nhưng bằng những kiến thức đã được học cùng kinh nghiệm thực tế, dần dần mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Sau gần hai tháng nuôi dưỡng, chăm sóc, cân nặng của cháu tăng lên 7,2kg. Giờ nhìn cháu vui đùa cùng các anh chị trong làng, chị Oanh rất hạnh phúc.


Chị Hoàng Thị Luyên cùng các con làm hoa nhựa

Thăm ngôi nhà mang tên loài hoa Thược Dược, chúng tôi mới thấy hết được tình cảm mà những con người nơi đây dành cho nhau. Trong không khí ấm cúng của gia đình, chị Hoàng Thị Luyên đang cùng các con làm hoa nhựa. Gắn bó với Làng SOS và những đứa trẻ mồ côi từ những ngày thành lập, quãng thời gian ấy cũng đủ để chị Hoàng Thị Luyên và những đứa con do chị nuôi dưỡng thực sự trở thành một gia đình thân thiết. Khóe mắt ngấn lệ chị Luyên trải lòng: Trước kia, chị cũng đã từng lập gia đình, nhưng không may, sau nhiều năm chị vẫn không thể sinh con do bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chất độc da cam trong chiến tranh. Niềm hạnh phúc được sinh ra những đứa con đáng yêu không thể thực hiện được, cuộc sống hôn nhân gia đình tan vỡ. Sau một thời gian, chị đã xin vào làm việc tại Làng trẻ em SOS Thái Bình và đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn của những em nhỏ.

Bởi thế, chị coi việc đến với ngôi làng như định mệnh để mẹ và các con trở thành người thân. Nhà chị hiện đang nuôi dưỡng 8 con, đứa lớn tuổi nhất 14 tuổi, đứa nhỏ tuổi nhất cũng 5 tuổi. Mỗi đứa con đến với chị là một câu chuyện, một cảnh ngộ không ai giống ai, có con thì không biết bố, mẹ đi tù, có con thì bố mẹ mất sớm, gia đình hai bên nội ngoại đều có hoàn cảnh khó khăn, không thể nương tựa…

Nhận nuôi và chăm lo cho các con, chị Luyên cũng như tất cả các mẹ trong làng luôn tâm niệm, trăn trở một điều là làm sao để các con có được những bữa ăn ngon hơn, đủ đầy hơn, để các con có thêm những điều kiện học hành tốt hơn. Và mong muốn lớn nhất của cuộc đời các chị bây giờ là các con luôn ngoan ngoãn, học tập tốt, lớn khôn nên người.


Mẹ Luyên đang cùng các con học bài

Nhắc đến hoàn cảnh của mỗi em, cán bộ, nhân viên trong làng nhớ mãi chuyện về hai chị em Vương Thị Yến và Vương Văn Thanh, quê ở xã Đô Lương (huyện Đông Hưng, Thái Bình). Cả bố và mẹ đều mất sớm khi Yến mới 12 tuổi và em trai vừa 9 tuổi. Gia đình hai bên nội, ngoại đều khó khăn nên đã đồng ý gửi các em vào làng nhờ cán bộ và các mẹ chăm sóc. Được sống trong sự bao bọc của cán bộ cùng những người mẹ, người dì và các anh, chị, em, hai chị em dần cảm thấy tự tin và thích nghi với cuộc sống mới. "Được sống trong làng, em cảm thấy rất vui vì ở đây em đã được các cán bộ và các mẹ, các dì quan tâm, chăm sóc từ bữa ăn tới giấc ngủ, được vui chơi nô đùa cùng các anh, chị và các em. Nơi đây chính là gia đình thân thiết mang lại cho em cuộc sống mới, giúp em thực hiện ước mơ được đến trường", Yến tâm sự.

Nơi nuôi dưỡng ước mơ

Làng trẻ em SOS Thái Bình mang lại cho các em thứ tình thương đặc biệt chỉ có trong các gia đình hạnh phúc. Ở đây các em còn được tạo điều kiện đi học để có thể hòa nhập vào cuộc sống. Cậu bé Việt Anh (9 tuổi, học lớp 3) đã ôm ấp giấc mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người ngay từ khi còn bé tẹo. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, cậu thường xin phép mẹ lên thư viện của làng để đọc sách. Không biết từ bao giờ niềm đam mê đọc sách đã ngấm vào máu của cậu, nhất là những cuốn sách về các danh y nổi tiếng trên thế giới. Hiểu được mong ước của con, mẹ Lanh luôn khích lệ: “Để trở thành bác sĩ, ngoài lòng đam mê và tâm huyết với nghề, con cần phải có tấm lòng nhân ái”.

Sau những lời động viên, khích lệ của mẹ, cậu bé Việt Anh như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện được ước mơ của mình. Những lúc cả nhà ngồi quây quần bên nhau, cậu bé thích được trổ tài khả năng “khám bệnh” cho các “bệnh nhân nhí” trong nhà. Dụng cụ khám bệnh dù chỉ là mấy thứ đồ chơi sẵn có trong chiếc tủ nhỏ được đặt gọn ghẽ ở góc nhà. Cậu bé yêu cầu các anh, chị, em phải ngồi im để “bác sĩ” nghe phổi cho chuẩn xác. Sau đó, cậu yêu cầu các "bệnh nhân" há to miệng để "bác sĩ" khám họng. Những lúc như vậy ngôi nhà Hoa Hồng của mẹ Lanh luôn rộn rã tiếng cười nói của con trẻ.


Các con đang vui chơi trong sân làng

“Cô bé của những đam mê” Nguyễn Thị Huyền (15 tuổi, học lớp 9) rất thích sáng tạo và đam mê khám phá thế giới xung quanh. Em thường dành nhiều thời gian để sáng tạo ra những bức tranh tuyệt đẹp vào lúc rảnh rỗi. Đó là những bức tranh có bầu trời xanh ngát với những chú chim dang rộng cánh bay tìm về tổ ấm, có đại dương mênh mông với những chú cá đang đua nhau nhảy múa trên làn nước trong xanh.

Huyền luôn mơ ước đi đây đi đó để khám phá những kì quan thiên nhiên hùng vĩ, điều mà em chỉ có thể thấy qua sách báo và tivi. Hiểu được ước mơ của con, mẹ Thanh luôn động viên khích lệ: “Thế giới này đẹp lắm, nếu có cơ hội, con hãy đi thật nhiều nơi để nâng cao hiểu biết”. Thấm thía lời mẹ chỉ bảo, Huyền luôn tự nỗ lực vươn lên trong học tập để được đi “thật nhiều nơi” như mẹ nói.

“Cô bé đa tài” là biệt danh mà tất cả các anh, chị, em trong làng đặt cho Vũ Thị Thúy (16 tuổi, học lớp 9). Nhìn em chín chắn hơn vẻ bề ngoài rất nhiều, không chỉ học giỏi mà Thúy còn có rất nhiều tài lẻ, có lúc em sắm vai một MC năng động, lúc là một vũ công duyên dáng, đôi khi lại là một giáo viên tận tụy.

Với niềm đam mê ca hát, vào những lúc rảnh rỗi, Thúy và các bạn trong làng lại rủ nhau tập diễn văn nghệ. Nhìn Thúy vừa mải mê tập diễn lại vừa hướng dẫn cho các bạn trong đội chẳng khác nào một diễn viên chuyên nghiệp. Tuy vầng trán ướt đẫm mồ hôi nhưng dường như em không hề biết mệt mỏi mà vẫn hăng say “chỉ đạo” cho toàn đội. Thúy thường khích lệ tinh thần các bạn: “Văn nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta”. Thúy không chỉ là một vũ công, một giáo viên mà em còn là một MC không thể thiếu trong mỗi dịp văn nghệ của làng. Nhìn cách cô bé làm chủ sân khấu trông mới chuyên nghiệp làm sao.


Ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Làng trẻ em SOS Thái Bình

Giám đốc Làng SOS Thái Bình Nguyễn Văn Tân trải lòng: Làng trẻ em SOS không chỉ mang đến cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một mái nhà, mà còn đúng nghĩa là một mái ấm, một gia đình với các anh, chị, em và vòng tay chăm sóc, dạy dỗ của người mẹ, người dì. Ngôi nhà chung này là nơi các em được yêu thương, đùm bọc. Đó cũng là nhờ những người lao động Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chung tay góp sức, dành sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần giúp đỡ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Thái Bình trong những năm vừa qua. Nghĩa cử cao đẹp ấy đã làm giảm bớt khó khăn cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, từ đó có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

Rời Làng trẻ em SOS Thái Bình, nhìn những ánh mắt ngây thơ, nụ cười hồn nhiên của các em, chúng tôi hiểu rằng, các em đang có những ngày tháng tươi đẹp của cuộc đời. Ngôi nhà chung sẽ là nơi giúp các em có thêm nghị lực để bước tiếp những chặng đường còn nhiều gian nan ở phía trước.

“PV Drilling là đơn vị đầu tiên ủng hộ kinh phí xây dựng Làng trẻ em SOS Thái Bình. Ngoài nguồn kinh phí ủng hộ cho việc xây dựng Làng trẻ em SOS Thái Bình, hằng năm, PV Drilling còn tặng quà Trung thu đến các gia đình trong làng. Bên cạnh đó, PV Drilling còn trao tặng cho làng 14 xe đạp để phục vụ việc đi lại của các mẹ, các dì và các con trong sinh hoạt hằng ngày”.

Nguyễn Hoan

Hằng ngày, Đoàn Thanh niên Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức tập thể dục buổi sáng cho toàn thể nhân sự nhà thầu và BSR trước khi bắt tay vào công việc bảo dưỡng tổng thể.

Đúng 6h sáng, hàng ngàn nhân sự nhà thầu với đủ màu cờ sắc áo tập trung ở 4 điểm có không gian rộng trong khu vực Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất để chuẩn bị tập thể dục. Gần 20 nữ đoàn viên thanh niên mặc đồng phục sẽ làm mẫu các bài tập. Mỗi buổi tập thể dục chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút với 12 động tác tập cơ bản. Đây là hoạt động thường ngày giúp nhân sự nhà thầu có thể trạng và tâm lý tốt nhất trước khi bắt tay vào công việc bảo dưỡng.

Đợt bảo dưỡng lần này được chia làm 7 gói thầu, bao gồm: Gói 1: Phân xưởng RFCC của khu vực 2), Gói 2: Khu vực 1A, 1B và U16/17/21 (NHT, CCR, ISOM, CDU, KTU, LTU, NTU, PRU), Gói 3: Khu vực A3 + Utility + Offsite 1 + PP, Gói 4: Thiết bị trao đổi nhiệt (H/E và AFC), Gói 5: Khu vực Offsite 2, các bể cầu và hệ thống đường ống nước biển, Gói 6: Bảo dưỡng van tại xưởng và Gói 7: SPM.

Ngay sau buổi tập thể dục, các nhà thầu họp an toàn ngay trên công trường, đồng thời thể hiện quyết tâm thực hiện tốt công việc trong ngày.

Những hình ảnh ngày mới trên công trường NMLD Dung Quất:


Bình minh vừa lấp ló phía đông, cả công trường đã hừng hực khí thế chuẩn bị bắt tay vào công việc.



20 nữ đoàn viên làm mẫu cho các buổi tập



Nhà thầu PMS



Nhà thầu Ubec (Hàn Quốc)



Nhà thầu Amecc



Khởi đầu buổi sáng của hàng ngàn công nhân, kỹ sư



Nhà thầu Lilama họp an toàn



Ubec triển khai công việc



Nhân sự BSR kiểm tra giấy phép làm việc của các nhà thầu



Nhân sự nhà thầu Ubec và các nhà thầu phụ thể hiện quyết tâm



Nhân sự Việt Nam quán triệt văn hóa an toàn công trường

Đức Chính

Chiến dịch 52 ngày đêm dừng nhà máy để bảo dưỡng tổng thể (BDTT) lần thứ 3 được bắt đầu vào lúc 0 giờ ngày 5-6-2017. Thời khắc Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất bắt đầu giảm công suất và dừng vận hành theo quy trình.

Cách đây chưa lâu, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Trần Ngọc Nguyên, trong một lần trả lời báo chí đã cho biết: Đợt bảo dưỡng lần này được chia làm 7 gói thầu gồm: Gói 1: Phân xưởng RFCC của khu vực 2; Gói 2: Khu vực 1A, 1B và U16/17/21 (NHT, CCR, ISOM, CDU, KTU, LTU, NTU, PRU); Gói 3: Khu vực A3 + Utility + Offsite 1 + PP; Gói 4: Thiết bị trao đổi nhiệt (H/E và AFC); Gói 5: Khu vực Offsite 2, các bể cầu và hệ thống đường ống nước biển; Gói 6: Bảo dưỡng van tại xưởng; Gói 7: SPM.

Để đảm nhiệm các công việc này BSR đã ký hợp đồng với 3 nhà thầu chính của các nước: Hàn Quốc, Singapore và Malaysia và một số nhà thầu khác trong nước. Theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên Nguyên, đây là những nhà thầu giàu kinh nghiệm, họ đã tham gia bảo dưỡng nhiều NMLD trên thế giới. Và chính họ cũng là những nhà thầu tham gia thực hiện bảo dưỡng NMLD Dung Quất 2 lần trước đây.


Nhân sự BSR đang kiểm tra lắp đặt thiết bị phục vụ bảo dưỡng của nhà thầu. Ảnh: Ngọc Lâm

Đặc biệt trong đợt bảo dưỡng này, BSR sẽ đảm nhiệm nhiều phần việc bảo dưỡng các thiết bị quay, thiết bị tĩnh, thiết bị điện, tự động hóa và hệ thống điều khiển. Đây có thể coi là sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ cán bộ kỹ thuật BSR.

Có ý kiến hỏi rằng, NMLD Dung Quất đã đi vào vận hành gần 10 năm, lẽ ra công tác bảo dưỡng, đội ngũ kỹ thuật của nhà máy phải đảm nhiệm toàn bộ chứ sao phải đi thuê nước ngoài? Giải đáp thắc mắc này, Phó tổng giám đốc BSR Nguyễn Văn Hội, kiêm Giám đốc NMLD Dung Quất cho hay: “Việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy là hoàn toàn không đơn giản. Một nhà máy khổng lồ có hàng trăm ngàn chi tiết kỹ thuật, lại được sản xuất ở nhiều quốc gia, nếu không có đội ngũ chuyên nghiệp thì hoàn toàn không thể bảo dưỡng tổng thể được”.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR được đào tạo vận hành nhà máy, chứ không phải đào tạo bảo dưỡng. Tóm lại, việc ai nấy làm, tính chuyên nghiệp, tính chính quy là ở đó. Nói đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR đảm nhiệm được những phần việc trên là sự tiến bộ vượt bậc được hiểu là như vậy.

Cách đây 2 ngày, chúng tôi vào NMLD Dung Quất, cụm phân xưởng công nghệ đầu tiên đã dừng vận hành là RFCC. Ngay khi hoàn thành công tác xả và làm thổi sạch sơ bộ dầu trong hệ thống xong thì phân xưởng sẽ được bàn giao cho nhà thầu để thực hiện công việc theo kế hoạch.

Anh Ngọc Lâm “tay máy” ở bộ phận truyền thông nhà máy, cũng quần áo bảo hộ bám công trường như những nhân sự khác. Đây có lẽ là người duy nhất được mang máy ảnh, máy quay phim vào khu bảo dưỡng. Bởi trước khi vào thực hiện nhiệm vụ tại đây, mọi nhân sự đều phải học các quy định về an ninh, an toàn. Toàn bộ máy ảnh, máy quay phim phải được cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền kiểm tra và dán tem. Nhiệm vụ của anh là ghi tất cả lại những hình ảnh trung thực nhất để làm tư liệu cho BSR và cũng là để cung cấp cho các cơ quan truyền thông, báo chí trong cả nước về những hình ảnh khắc phục khó khăn trong công tác bảo dưỡng này.

Lâu nay tôi hình dung công tác bảo dưỡng nhà máy cũng như bảo dưỡng xe ôtô vậy. Hiểu nôm na là lau chùi, bộ phận nào hỏng nặng không khắc phục được thì thay thế, nhẹ hơn thì sửa chữa, đạt yêu cầu thì dùng lại. Nghe tôi nói vậy anh Lâm cười và bảo rằng: Không đơn giản như thế đâu “bác” ơi. Nghe anh kể, tôi mới thấu hiểu hết công tác BDTT NMLD là vô cùng phức tạp.

Để “điểm đúng bệnh” từng chi tiết, không thể quan sát bằng mắt thường, mà phải bằng những thiết bị chuyên dụng hết sức hiện đại. Cũng như một ca mổ vậy, phải xác định đúng bệnh. Muốn xác định đúng bệnh, ngoài các “xét nghiệm”, còn phải chụp “cắt lớp”, chụp “ci ti”. Tóm lại, phải bằng tất cả biện pháp khoa học để cho ra “thông số” chính xác tuyệt đối. Nhà máy với 14 phân xưởng công nghệ, bạn đọc cũng đủ hình dung công tác bảo dưỡng phức tạp biết nhường nào.

Vẫn theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên, lần BDTT này có khoảng 6.000 đầu mục công việc, với sự tham gia của 4.000 nhân sự và hàng chục nghìn máy móc, thiết bị chuyên dụng. Gói thầu số 1 và 2 được coi là phần việc phức tạp nhất, liên quan đến các phân xưởng công nghệ chính của nhà máy.

Trong lần BDTT này, BSR đặt mục tiêu đảm bảo tối đa hóa việc tự chủ trong quá trình thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật bên ngoài, để tiết giảm chi phí; phấn đấu rút ngắn thời gian BDTT lần 3 nhằm mục tiêu tăng hiệu suất hoạt động của nhà máy, tạo ra hiệu quả cao nhất.


Tại Phòng Điều khiển trung tâm, các kỹ sư vận hành đang thực hiện công việc dừng nhà máy. Ảnh: Ngọc Lâm

Mục tiêu của đợt BDTT lần 3 giúp NMLD hoạt động an toàn, ổn định ở công suất từ 110% trở lên. Lại có ý kiến hỏi rằng: Có phải bấy lâu nay NMLD Dung Quất chạy máy vượt công suất thiết kế, như một người chỉ đủ sức gánh 50kg, giờ bắt gánh lên 70kg, nên “tuổi thọ” của nhà máy giảm, phải dừng hoạt động để bảo dưỡng? Hiểu một cách phổ thông thì đúng là như vậy.

Nhưng ở NMLD Dung Quất và các NMLD khác trên thế giới, giới hạn của việc chạy máy không chỉ ở mức 100% công suất thiết kế, ở một số nhà máy khác trong khu vực người ta đã chạy máy đến 120% công suất thiết kế. Như vậy, cái “ngưỡng” cho phép không hoàn toàn là vô hạn, song chạy máy vượt công suất thiết kế ở NMLD Dung Quất lâu nay từ 102-107%. Và sau đợt bảo dưỡng này phấn đấu nâng công suất chạy máy lên 110% là hoàn toàn trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến “tuổi thọ” của nhà máy. Không chỉ vậy, BSR phấn đấu sau đợt BDTT lần này sẽ kéo dài thời gian BDTT từ 3 năm lên 4 năm.

Tính theo đầu việc, Phân xưởng RFCC được thực hiện trong vòng 5 ngày: Từ ngày 5 đến ngày 10-6; Phân xưởng CDU được thực hiện trong vòng 6 ngày: từ ngày 10 đến ngày 15-6; Phân xưởng CCR được thực hiện trong vòng 5 ngày: từ ngày 10 đến ngày 14-6; Phân xưởng PP được thực hiện trong vòng 7 ngày: từ ngày 5 đến ngày 11-6; Phân xưởng Boiler được thực hiện trong vòng 13 ngày: từ ngày 5 đến ngày 17-6.

Trừ thời gian dừng, khởi động nhà máy, BDTT lần 3 có 38 ngày tập trung bảo dưỡng. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện xong công tác BDTT, NMLD Dung Quất sẽ vận hành trở lại vào ngày 23-7-2017.

Tuy nhiên, BSR phấn đấu sẽ rút ngắn thời gian BDTT lần này khoảng 5-7 ngày. Đây là một quyết tâm chính trị rất cao, bởi nhà máy đưa vào vận hành sớm một ngày, là Nhà nước có thêm 1 triệu USD. Rút ngắn 5 ngày là có 5 triệu USD và 7 ngày là 7 triệu USD. Tại lễ phát động thi đua trong chiến dịch này, ngoài sự quyết tâm cao độ của CBCNV BSR, các nhà thầu cũng cam kết hoàn thành nhiệm vụ bảo dưỡng tốt nhất. Ông Quek Chiau Beng, Tổng giám đốc Hiapseng, đại diện cho nhà thầu nước ngoài đã phát biểu. Được tham gia BDTT NMLD Dung Quất là vinh dự cho các nhà thầu. Vì vậy không có lý do gì trong không khí lao động “rực lửa” trên công trường này, các nhà thầu không cùng với BSR hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã được đề ra.

Đồng hồ đếm ngược đặt ngay trước cổng công ty đang nhích từng khoảnh khắc, như nhắc mọi người hãy lao lên phía trước với tinh thần tiến công vào khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Nắng nóng vẫn gay gắt, nhưng vượt lên tất cả, hơn 4.000 nhân sự đang tham gia BDTT NMLD Dung Quất, ngay từ ngày đầu “xuất phát” trong cuộc “chạy đua” này đang nhắm tới đích thắng lợi.

Đặng Trung Hội