Super User

Super User

Ngày 23/02/2023, tại thành phố Bà Rịa, Lãnh đạo trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiếp đoàn có TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng, TS. Lê Quốc Phong - Phó Hiệu trưởng nhà trường; TS. Nguyễn Hữu Lương - Thành viên Hội đồng trường, chuyên gia cao cấp Viện Dầu khí Việt Nam; cùng lãnh đạo phòng/ khoa/ trung tâm và các giảng viên PVU tham dự.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quang cảnh chung của buổi làm việc

Về phía Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh BR-VT do ông Phạm Quang Nhật - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn, có các lãnh đạo các Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Tài nguyên Môi trường.

Về phía khách mời của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam có ông Trần Đức Cảnh - Chủ tịch Hội đồng Viện Phát triển Giáo dục Đại học Sài Gòn; ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TS Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU phát biểu

Phát biểu tại buổi làm việc, T.S Phan Minh Quốc Bình cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh BR-VT cũng như các Sở/ ban/ ngành, đây là vinh dự lớn đối với ngôi trường Dầu khí đóng trên địa bàn tỉnh BR-VT hơn 12 năm qua.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TS Phan Minh Quốc Bình giới thiệu với Đoàn công tác về PVU

TS. Phan Minh Quốc Bình đã giới thiệu tổng quan về trường; các thế mạnh, tiềm lực của PVU về KH&CN; máy móc trang thiết bị phục vụ công tác học tập và nghiên cứu cũng như cơ hội học tập và làm việc của sinh viên khi theo học tại PVU...; đồng thời đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm phối hợp cùng Sở KH&CN tỉnh BR-VT trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các đề xuất liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học, các đề tài, dự án có tính ứng dụng, giải quyết các vấn đề cấp thiết của địa phương; các chương trình đào tạo tại tỉnh BR-VT...

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Viện Dầu khí Việt Nam và PVU trình bày một số ý kiến cũng như đề tài nghiên cứu KH&CN

Tại buổi làm việc Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh BR-VT và PVU đã cùng nhau thảo luận, trao đổi về các nội dung hợp tác như: Đề xuất triển khai các nhiệm vụ KH&CN; phối hợp nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào đời sống sản xuất; thành lập Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phương hướng hoạt động, ý tưởng hợp tác về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; phối hợp về các hoạt động chuyên gia, tư vấn phản biện; phối hợp về hoạt động thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN và hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN tỉnh BR-VT; trao đổi về việc xin chủ trương quy hoạch vị trí, ranh giới trên địa bàn thành phố Vũng Tàu hoặc thành phố Bà Rịa cho dự án mở rộng, nâng cấp trường,... Bên cạnh đó Đoàn công tác đã trao đổi về việc phối hợp với PVU tổ chức, xây dựng các chương trình đào tạo cho nguồn nhân lực tỉnh đó là các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ tại PVU.

Trao đổi tại buổi làm việc, PVU cũng trình bày và làm rõ những quan ngại của địa phương trong quá trình lọc dầu ảnh hưởng đến môi trường liên quan đến dự án xây dựng Tổ hợp Lọc hóa Dầu và kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu tại đảo Long Sơn của Petrovietnam; cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu, giải pháp phù hợp với định hướng chuyển dịch năng lượng xanh hiện nay của Chính phủ nhằm hướng tới các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch như hydro xanh, ethanol xanh... góp phần bảo vệ môi trường, cụ thể hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu trao đổi tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác, ông Phạm Quang Nhật đã đánh giá rất cao các kết quả PVU đạt được hơn 12 năm qua và mong muốn luôn nhận được sự quan tâm của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam trong việc phối hợp cùng địa phương hợp tác, đẩy mạnh nhiệm vụ KH&CN cũng như các hoạt động giảng dạy và đào tạo, tiến tới hợp tác toàn diện nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh BR-VT.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của PVU về hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ông Phạm Quang Nhật nhấn mạnh, các đề tài NCKH mà Sở đã đặt hàng với PVU, trên cơ sở trình bày của PVU, các sở, ngành và PVU sẽ tiếp tục làm rõ và cập nhật nội dung nghiên cứu, sau đó các sở, ngành, đơn vị đầu mối đặt hàng chính thức để Sở KHCN có cơ sở để triển khai và thực hiện; tạo sự gắn kết PVU với sở ban ngành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong vấn đề đặt hàng, đề xuất NCKH và chuyển giao công nghệ; đồng thời báo cáo Lãnh đạo tỉnh xem xét giao cho PVU phối hợp với Sở KHCN trong việc triển khai chương trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho tỉnh BR-VT.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ông Phạm Quang Nhật, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, ông Phạm Quang Nhật cho biết, Sở KHCN sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh về kết quả cuộc họp và thu xếp để Lãnh đạo tỉnh có buổi làm việc chính thức với Nhà trường trong thời gian sớm nhất.

PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TS Phan Minh Quốc Bình tặng quà lưu niệm đoàn công tác
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trao đổi bên lề buổi làm việc
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
PVU tiếp và làm việc với Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đoàn công tác các sở thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo và thầy cô PVU

Đại diện lãnh đạo nhà trường, TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các sở thuộc UBND tỉnh BR-VT đối với hoạt động KHCN, đào tạo học tập cũng như các hoạt động của PVU. TS. Phan Minh Quốc Bình tin tưởng rằng, mối quan hệ tốt đẹp giữa Trường Đại học Dầu khí Việt Nam với tỉnh BR-VT ngày càng được củng cố và phát triển hơn nữa, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, không chỉ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục... mà còn trong các nhiều lĩnh vựchoạt động khác; đồng thời hy vọng Đoàn công tác nắm bắt thêm những thông tin về định hướng phát triển, tiềm năng và thế mạnh của PVU để giới thiệu đến Lãnh đạo tỉnh và các sở/ ban/ ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm, tìm hiểu và hợp tác với PVU trong thời gian tới.

Hồng Thắm

(PetroTimes) - Sáng 17/2, tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí thuộc Hội đồng Khoa học – Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức kỳ họp lần thứ IV với chủ đề “Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi giá trị lĩnh vực Chế biến Dầu khí của Petrovietnam”.

Tham dự kỳ họp có ông Lê Xuân Huyên – Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Công nghệ Petrovietnam; ông Nguyễn Anh Đức – Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Công nghệ Petrovietnam; ông Phạm Văn Chất – Trưởng Ban Công nghiệp Khí và Lọc hoá dầu Petrovietnam; cũng sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Ban liên quan, lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, lãnh đạo và các thành viên thuộc Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí Petrovietnam.

Về phía Hội Dầu khí Việt Nam có sự tham dự của TS. Nguyễn Quốc Thập – Chủ tịch Hội; cùng các thành viên trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, lãnh đạo các Ban/Văn phòng Hội.

Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam
Ông Phan Minh Quốc Bình - Trưởng Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí phát biểu khai mạc kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Phan Minh Quốc Bình - Trưởng Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí nhấn mạnh xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, trước cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đang tích cực triển khai các hoạt động, giải pháp để tìm hướng đi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh…

“Mục tiêu cuộc họp của Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí lần thứ IV tập trung trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng và giảm thải khí nhà kính trong lĩnh vực chế biến dầu khí của Petrovietnam. Cụ thể, đánh giá khả năng tích hợp chuỗi giá trị của hydrogen gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng hydrogen. Đánh giá khả năng và giải pháp, lộ trình áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu”, ông Phan Minh Quốc Bình cho biết.

Tại kỳ họp lần thứ IV của Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí, các đại biểu đã thảo luận 5 chuyên đề, gồm: Tiềm năng phát triển hydrogen tại Việt Nam và cơ hội tích hợp hydrogen sạch vào lĩnh vực Chế biến Dầu khí của Petrovietnam; tích hợp chuỗi giá trị hydrogen xanh vào công nghiệp khí và định hướng phát triển của PV GAS trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng; tích hợp sản xuất amoniac và hydrogen sạch vào Nhà máy Đạm Cà Mau; tình hình phát triển và tác động của xe điện đến hoạt động phân phối, kinh doanh xăng dầu, định hướng phát triển của PVOIL; định hướng và lộ trình giảm phát thải carbon tại NMLD Dung Quất.

Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam
Ông Phạm Quang Dự - Nguyên Chủ tịch HĐQT Petrovietnam phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Quang Dự - Nguyên Chủ tịch HĐQT Petrovietnam cho rằng, nên điều tra thị trường một cách có lộ trình, không nên chạy theo xu thế trong việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học. “Trước đây đã có những bài học từ những công ty khác khi bất chấp chạy theo xu thế, chạy theo khoa học. Tôi cho rằng chúng ta cần thận trọng từng bước đi. Trước mắt, các đơn vị sản xuất như PVFCCo, BSR… nên làm một cách thận trọng, từng bước, quan trọng nhất là xem xét, đánh giá nhu cầu sử dụng. Rút kinh nghiệm từ những đơn vị đã từng làm để xem xét, lựa chọn hướng đi tốt nhất cho Petrovietnam”, ông Phạm Quang Dự chia sẻ.

Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam
Ông Lê Xuân Huyên - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Công nghệ Petrovietnam phát biểu kết luận cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, ông Lê Xuân Huyên - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ Petrovietnam đánh giá cao các nội dung trình bày của các đại biểu và sự nỗ lực của các thành viên trong Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí. Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Công nghệ Petrovietnam định hướng Tiểu ban Hoá – Chế biến cần tổng kết, trình các kiến nghị, giải pháp cùng các chiến lược nghiên cứu dài hạn để tư vấn cho lãnh đạo Tập đoàn, tìm ra hướng đi trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Petrovietnam.

Tích hợp các xu hướng chuyển dịch năng lượng vào chuỗi Chế biến Dầu khí Petrovietnam
Các đại biểu tham dự cuộc họp của Tiểu ban Hoá - Chế biến Dầu khí chụp hình lưu niệm.
Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí thuộc Hội đồng Khoa học – Công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập theo quyết định số 849/QĐ-DKVN ngày 01/7/2020. Tiểu ban gồm 45 thành viên (1 Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban, 2 thư ký và 40 Uỷ viên). Tiểu ban Hoá – Chế biến Dầu khí hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng Khoa học – Công nghệ (quyết định số 3470/QĐ-DKVN ngày 28/5/2014).

Thành Linh

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ như sau:

1. Chỉ tiêu: 15 chỉ tiêu/Ngành:

- Ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất – Địa vật lý dầu khí).

- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (Khoan – Khai thác dầu khí).

- Ngành Kỹ thuật Hóa học (Lọc – hóa dầu).

2. Thời gian đào tạo: 2 năm.

3. Điều kiện dự tuyển chung:

3.1 Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khoa học, kỹ thuật.

3.2 Thâm niên công tác: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với Ngành, Chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

4. Điều kiện cho từng Ngành/Chuyên ngành tốt nghiệp:

4.1 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật Địa chất (Chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU;

* Ngành gần:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí…), Kỹ thuật địa vật lý và trắc địa, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU, với các học phần bổ sung: Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành khoa học, kỹ thuật nói chung hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, với các học phần bổ sung như sau: Địa chất cơ sở, Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.

4.2 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật dầu khí (Chuyên ngành Khoan – Khai thác mỏ Dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU;

* Ngành gần:

-   Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), Kỹ thuật mỏ, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ.

-   Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò.

4.2 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật Hóa học (Chuyên ngành Lọc – Hóa dầu) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Hóa học hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa học của PVU;

* Ngành gần:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Vật liệu, luyện kim và môi trường, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật hóa học của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Hóa học cơ sở, Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.

5. Môn thi:

5.1. Ngành Kỹ thuật Địa chất: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở địa chất - Địa vật lý Dầu khí.

5.2. Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.

5.3. Kỹ thuật Hóa học: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Hóa lý.

6. Hồ sơ đăng ký:

Đăng ký online trên website tại Form đăng ký trực tuyến

7. Mốc thời gian:

- Thời gian ôn thi và thi tuyển (dự kiến): Tháng 6/2023.

- Thí sinh có nhu cầu dự thi xin liên hệ ngay với địa chỉ bên dưới để nhận lịch ôn tập và thi tuyển.

8. Học phí, lệ phí:

- Học phí (lộ trình tăng học phí theo quy định của Chính phủ đối với Trường Đại học công lập): 1.000.000đ/Tín chỉ. Học phí đóng theo kỳ và không bao gồm: chi phí bảo vệ tốt nghiệp, chi phí bế giảng khóa học và học phí học chuyển đổi (nếu có).

- Lệ phí ôn thi: 2.000.000đ/môn. (Kinh phí được tổ chức với nguyên tắc đảm bảo thu bù chi).

- Lệ phí thi tuyển: 1.800.000đ.

- Lệ phí hồ sơ: 200.000đ/hồ sơ.

* THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Số 762 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

ĐT: (0254) 3738879 (số máy lẻ: 128, Cô Lan)

DĐ: 0947449068 – Thầy An; 0961904334 – Cô Lan.

Zalo: https://zalo.me/g/clhqyj274

Facebook: https://facebook.com/groups/TuVanTuyenSinh.PVU

Fanpage: https://facebook.com/PVU.PVN

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học tại khoa Dầu Khí, ngày 10/2/2023, tại trụ sở trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU), thành phố Bà Rịa, khoa Dầu Khí đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức Seminar khoa học Tháng 2 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.

Seminar Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí” được chủ trì bởi TS. Nguyễn Thanh Tùng, Phó hiệu trưởng nhà trường. Tham dự buổi seminar có các đại biểu đến từ các phòng ban của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVEP, PVEP Sông Hồng, Biển Đông POC, Viện Dầu Khí, Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Khoáng sản, Liên đoàn Địa chất 8, Trường đại học Mỏ-Địa chất và các giảng viên của Trường Đại học Dầu Khí Việt Nam. Đặc biệt seminar có sự tham gia trực tuyến của TS. Ngô Hữu Hải giám đốc Biển Đông POC, TS.Nguyễn Anh Đức viện trưởng viện Dầu Khí, Ông Nguyễn Văn Thắng Phó giám đốc PVEP Sông Hồng, GS.TS.Trần Trí Vũ, thành viên hội đồng trường Đại học Trà Vinh.

Toancanhhoithao

GuestOnline

MrBinh khaimac

Các đại biểu tham dự hội thảo trực tiếp và trực tuyến.

Buổi Seminar được trình bày bởi TS. Doãn Ngọc San, Chủ nhiệm Đề tài KC-4.0-01/19-25 và là giảng viên khoa Dầu khí, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. TS. Doãn Ngọc San có bằngkỹ sư Địa vật lý tại Viện Địa chất Matxcova, LB Nga (Liên Xô cũ) năm 1986 và nhận bằng cử nhân Tin học ứng dụng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1997. Năm 2003, TS. Doãn Ngọc San bảo vệ luận án tiến sĩ Địa chất với chủ đề: “Ứng dụng GIS và AI để khoanh vùng triển vọng Chì - Kẽm đới Lô-Gâm, Việt Nam” tại Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sảnHà Nội. Trong thời gian từ năm 1987 đến năm 2003, TS. San nghiên cứu chuyên sâu về Toán địa chất tại Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Hà Nội và sau đó làm việc tại Công ty liên doanh Fairfield Việt Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh) với nhiệm vụ là quản trị hệ thống và giám đốc phát triển phần mềm trong giai đoạn 2004 – 2016. Sau đó TS. San làm trưởng khoa Dầu Khí, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) từ năm 2016 tới 2019. Từ năm 2019 tới nay, TS. San tập trung nghiên cứu thực hiện đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, mã số KC-4.0-01/19-25 với vai trò là chủ nhiệm.

DrSan Trinhbay

DrSan Mota

TS. Doãn Ngọc San trong phần trình bày, mô tả về các nội dung nghiên cứu của đề tài.

Trong phần trình bày của mình, TS. Doãn Ngọc San đã tóm tắt lịch sử phát triển AI và ứng dụng AI trong địa chất tìm tài nguyên dầu khí và khoáng sản trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết ứng dụng AI trong tìm kiếm thăm dò dầu khí để phát hiện, khoanh vùng triển vọng việc xác lập các mối quan hệ giữa dầu khí với các lớp thông tin khảo sát địa chất vây quanh là rất cấp thiết. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu bằng toán học truyền thống xác lập các mối quan hệ nhưng gặp nhiều khó khăn do tính đa dạng của thông tin địa chất (dạng số và các mô tả ngữ nghĩa) và mối quan hệ giữa dầu khí với các thông tin khảo sát rất phức tạp không thể giải quyết được bằng các hàm toán học truyền thống. Việc xử lý tổng hợp và minh giải đều do con người thực hiệncó một số hạn chế như: hạn chế về lĩnh vực hiểu biết, hạn chế về bộ não người, tính chủ quan áp đặt của con người và Hạn chế về phần mềm ứng dụng. Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng phát hiện các mối liên kết ẩn trong các lớp thông tin và dự đoán sự kiện/quá trình trên cơ sở các dữ liệu lớn không tường minh, tản mạn và rời rạc với nhiều qui luật xác suất thống kê và đa dạng (số hóa và mô tả ngữ nghĩa) là công cụ mạnh hơn có khả năng khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp truyền thống. TS. San cũng tóm tắt quy trình thu thập tài liệu, ứng dụng Machine Learning và Deep Learning xử lý bổ sung và tích hợp dữ liệu địa chất - địa vật lý thành cơ sở dữ liệu lớn làm đầu vào cho hệ thống AI. Ứng dụng các mô hình thuật AI để “học mẫu” (các cấu tạo triển vọng và vỉa sản phẩm đã biết) sau đó khoanh vùng các diện tích “tương tự” để dự báo các vị trí triển vọng và cao hơn hơn nữa là xác định vị trí có khả năng tồn tại vỉa dầu khí. Kết quả đã khoanh vùng chính xác các cấu tạo tiềm năng/vỉa sản phẩm đã biết và còn phát hiện ra các diện tích triển vọng mới, dự báo vị trí có thể tồn tại vỉa sản phẩm mới.Hệ thống GIS-AI được sử dụng góp phần giảm thời gian chi phí trong công tác minh giải số liệu địa chất – địa vật lý, đánh giá khách quan hơn các diện tích triển vọng và đặc biệt có thể chỉ ra vị trí có thể tồn tại vỉa sản phẩm.

Guest1

Các đại biểu tham gia, đặt câu hỏi và thảo luận.

Phần trình bày của TS. Doãn Ngọc San tại buổi seminar được các nhà khoa học đánh giá cao và có rất nhiều trao đổi thú vị tại hội thảo. Phát biểu tổng kết seminar, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Phó hiệu trưởng PVU đã tổng kết lại những điểm mạnh và hạn chế của AI trong tìm kiếm và xác định các triển vọng dầu khí đồng thời khẳng định PVU luôn đầu tư mạnh cho các hoạt nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và luôn đi đầu trong các nghiên cứu về công nghệ mới.

TS. Bùi Thanh Bình - Phụ trách khoa Dầu Khí PVU cho biết, khoa Dầu Khí PVU là một trong số rất ít đơn vị có siêu máy tính phục vụ cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu Dầu Khí. Đồng thời nhấn mạnh rằng các hoạt động nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo luôn được Nhà trường và Khoa quan tâm. Một ví dụ điển hình là tại PVU câu lạc bộ AI và lập trình Python sinh hoạt khá đều đặn với sự tham gia của rất nhiều giảng viên và sinh viên. Hơn nữa nằm trong kế hoạch chuyển đổi số của Trường, các sinh viên PVU phải được trang bị ngôn ngữ lập trình trước khi ra trường.

Được biết từ tháng 9 năm 2022 tới nay, khoa Dầu Khí liên tục tổ chức các buổi seminar (sinh hoạt học thuật) để đẩy mạnh các hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học tại Khoa. Seminar của khoa Dầu Khí được tổ chức mỗi tháng một lần với sự trình bày của các nhà khoa học từ các đơn vị trong nước và trên thế giới, trong đó có những nhà nghiên cứu nổi tiếng như GS. TS. Sergio Fontoura nguyên Phó chủ tịch hội cơ học đá thế giới (Seminar tháng 12/2022).

fig2

Hệ thống HPC xử lý số liệu Khoa Dầu khí.

Khoa Dầu Khí

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến điều hành công tác sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, trên nền rất cao của kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2022, việc đặt kế hoạch năm 2023 tăng trưởng so với năm 2022 là một thách thức, áp lực rất lớn, Petrovietnam nỗ lực quản trị rủi ro ngay từ đầu năm để hoàn thành các mục tiêu quản trị, kế hoạch đặt ra.

Ngày 8/2/2023, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban điều hành SXKD thường kỳ tháng 2 năm 2023 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn về kết quả SXKD tháng 1 kế hoạch tháng 2 năm 2023 và thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp cho kỳ tiếp theo và năm 2023.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi giao ban

Từ đầu năm đến nay, nhìn chung, kinh tế vĩ mô thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng rất chậm. Trong tháng 1, các dự báo kinh tế thế giới đưa ra vẫn chưa lạc quan, bên cạnh có một số tích cực từ sự mở cửa, phục hồi của thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và một số thị trường Châu Phi thì chỉ số PMI chưa vượt qua 50 điểm (Chỉ số PMI toàn cầu tháng 01/2023 ở mức 49,1 điểm), cho thấy tình hình sản xuất toàn cầu còn hết sức khó khăn. Năm 2023, được dự báo cũng sẽ có nhiều bất lợi như giá dầu giảm, nhu cầu thị trường thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu... Đặc biệt, tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU..., lãi suất, lạm phát vẫn ở mức cao; cuộc chiến Nga - Ukraine chưa kết thúc… dẫn đến xu hướng thu hẹp sản xuất trên thế giới, xuất khẩu suy giảm, giảm nhu cầu tiêu thụ điện, khí... Đây là những rủi ro mà Petrovietnam phải tiếp tục quản trị biến động, xây dựng kế hoạch dự phòng, tận dụng cơ hội để hoàn thành cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Trong nước, tình hình tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm từ quý IV/2022 cho đến tháng 1 năm nay, đặc biệt ảnh hưởng của 2 kỳ nghỉ Tết trong tháng 1, tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội do nhu cầu tiêu thụ giảm, trong đó nhu cầu năng lượng, điện, khí cho sản xuất giảm; nhu cầu tiêu thụ phân bón giảm, xuất khẩu khó khăn.

Các điểm cầu tham dự buổi giao ban

Trong khó khăn chung, nhận thức mục tiêu hết sức thách thức của năm 2023, đặc biệt là tất cả các chỉ tiêu sản lượng bằng hoặc cao hơn so với thực hiện 2022 là áp lực rất lớn, Petrovietnam tập trung quản trị biến động, rủi ro, ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm. Cùng với việc đưa ra kế hoạch quản trị, giao mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2023 trong toàn Tập đoàn, Petrovietnam đã căn cứ mục tiêu, kế hoạch từng khối, từng lĩnh vực, từng đơn vị có giải pháp quản trị, phân bổ nguồn lực trên cơ sở thực tiễn thị trường, kinh tế vĩ mô, để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong tháng 1, các hoạt động SXKD của Tập đoàn diễn ra an toàn, ổn định, là cơ sở hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô đạt 0,88 triệu tấn, vượt 11,2% kế hoạch; sản xuất điện đạt 1,65 tỷ kWh, vượt 1,8% kế hoạch; sản xuất đạm đạt 159,3 nghìn tấn, vượt 8,9% kế hoạch; sản xuất xăng dầu đạt 586,1 nghìn tấn, vượt 12,6% kế hoạch.

Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cũng đạt kết quả khả quan: Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 69,4 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch; nộp NSNN toàn Tập đoàn (không bao gồm NSRP) ước đạt 12,1 nghìn tỷ đồng, vượt 42% kế hoạch.

Đặc biệt, vào 8 giờ 2 phút ngày 8/2/2023, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã chính thức đạt mốc sản lượng khai thác 1 tỷ thùng dầu, đánh dấu mốc son mới trong hành trình truyền thống 35 năm của Tổng công ty. Đạt được kết quả này là nỗ lực rất lớn của PVEP vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức; đây cũng là kết quả rất đáng ghi nhận so với nhiều công ty thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực và thế giới.

Người lao động Dầu khí hăng say làm việc liên tục trên các giàn khoan

Sau khi nghe báo cáo về tình hình hoạt động SXKD của các đơn vị, các Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực hoạt động, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đã trao đổi, chỉ đạo: các giải pháp cho mục tiêu sản lượng rất thách thức của năm 2023; các vấn đề đẩy mạnh các thủ tục, thúc đẩy đầu tư, triển khai các dự án mới để gia tăng sản lượng; tiếp tục thúc đẩy công tác tái cấu trúc, phân công các nguồn lực trong toàn Tập đoàn để tránh chồng chéo, kết nối, tận dụng hiệu quả các nguồn lực; tăng cường phát triển hệ thống, mở rộng thị phần; ổn định nguồn cung xăng dầu; xây dựng hệ sinh thái để phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi; hình thành dịch vụ kinh doanh hạ tầng; nâng cao giá trị các sản phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu; tăng cường quản lý dự án, dòng tiền và công nợ;.…

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng biểu dương những cố gắng nỗ lực của đội ngũ gần 60 ngàn người lao động trong toàn Tập đoàn để Petrovietnam hoàn thành năm 2022 đạt hiệu quả cao, xác lập nhiều kỷ lục mới, được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao. Tổng Giám đốc Tập đoàn cũng đánh giá cao các đơn vị đã nhanh chóng bắt nhịp công việc, duy trì hoạt động SXKD của Tập đoàn an toàn ổn định ngay từ đầu năm 2023, tạo đà cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trung tâm xử lý khí Cà Mau vận hành liên tục

Với các dự báo năm 2023 đã được xem xét, đánh giá, thảo luận trong nhiều cuộc họp của Tập đoàn, cùng đặc thù của tình hình kinh tế - chính trị thế giới với nhiều ẩn số, biến động, tốc độ nhanh, khó dự báo, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đề nghị tiếp tục tập trung, tăng cường công tác quản trị trước các thách thức, biến động của thị trường nhằm đảm bảo các mục tiêu lớn.

Tổng Giám đốc đặc biệt nhấn mạnh các mục tiêu quan trọng trong năm 2023 của Tập đoàn là thúc đẩy xử lý các vướng mắc, khó khăn, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện các hành lang pháp lý, chính sách pháp luật, thể chế nhằm tạo điều kiện triển khai hoạt động của Tập đoàn hiệu quả, an toàn.

Dự án Bir Seba – Algeria góp phần nâng cao sản lượng khai thác dầu thô

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về SXKD đã được Tập đoàn giao, các đơn vị so sánh, đánh giá với mục tiêu của đơn vị, cập nhật diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, đánh giá dư địa, động lực tăng trưởng để tập trung cho các mục tiêu đề ra, phát huy tối đa lợi thế sản xuất, mở rộng quy mô, quản trị tài chính, kinh doanh, xây dựng phương hướng kinh doanh, mở rộng thị trường; Tập trung quản trị công tác đầu tư và chuỗi liên kết; chú trọng các dự án trọng điểm, đặc biệt là mục tiêu tiến độ và phát huy nội lực trong ngành; Thúc đẩy công tác liên quan đến dịch chuyển năng lượng và xây dựng hệ sinh thái cho tái tạo kinh doanh ở vùng dịch chuyển; Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp, kết nối các đơn vị thông qua các nền tảng; thực hiện tái cấu trúc, hoàn chỉnh công tác liên quan đến tài chính; tích cực duy trì cuộc họp giao ban khối, xử lý hiệu quả, tập trung các vấn đề tồn đọng ở từng lĩnh vực;…

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị, ngay từ buổi họp giao ban CEO đầu tiên của năm, lãnh đạo các đơn vị phải thể hiện quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đột phá để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch quản trị, hoạt động SXKD của đơn vị nói riêng và của Tập đoàn nói chung, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023.

 

Ngày 8/2/2023, tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức ra mắt sách “Nhật ký CEO Meetings”, ấn phẩm do NXB Lao Động phát hành, Tạp chí Năng lượng Mới liên kết sản xuất. Cuốn sách gồm những ghi chép của nhiều tác giả về các cuộc họp CEO meetings của tập thể Ban lãnh đạo Petrovietnam, cũng là hành trình vượt qua khó khăn, những bài học kinh nghiệm và những quyết sách đúng đắn giúp Petrovietnam vận hành, phát triển ổn định trong những năm qua, hướng tới nỗ lực, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ to lớn hơn.

Phát biểu tại Lễ ra mắt sách, ông Trần Quang Dũng - Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn cho biết, trong giai đoạn 3 năm vừa qua, sau cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử ngành dầu khí, bên cạnh nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, xuyên suốt, Petrovietnam đã bắt đầu từ việc đơn giản nhất nhưng lại đem đến hiệu quả thiết thực: giao ban điều hành giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn và các đơn vị - CEO Meetings. Sự điều hành linh hoạt, khoa học đã biến CEO Meetings trở thành giải pháp sáng tạo trong công tác quản trị, điều hành ở Petrovietnam. Hoạt động này là “diễn đàn” để lãnh đạo Petrovietnam cũng như các đơn vị thành viên kịp thời nắm bắt các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc nảy sinh và đề ra hướng giải quyết một cách nhanh nhất, bám sát mục tiêu, chủ đề công tác năm mang lại hiệu quả tối đa cho Tập đoàn.

Ông Trần Quang Dũng - Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn giới thiệu về cuốn sách

Những thông tin trong các buổi CEO Meetings đã được truyền tải tới người lao động trong toàn Tập đoàn, tạo nên niềm tin, sự thống nhất ý chí của đội ngũ người lao động dầu khí, cũng như chuyển tải thông điệp tới xã hội, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), những giải pháp vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển ổn định Tập đoàn.

Ba năm diễn ra các cuộc CEO Meetings cũng là thời gian những tuyến bài vở được in ấn, phát hành, đăng tải trên Tạp chí Năng lượng Mới/ Tạp chí điện tử PetroTimes và nhiều cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước; tất cả được chọn lọc, tổng hợp vào cuốn sách Nhật ký CEO Meetings.

Sách dày 300 trang chia làm 4 phần, là một quyển nhật ký lưu lại những kỷ niệm mà tập thể người lao động dầu khí chính là những người chứng kiến, trải nghiệm, đi qua những cung bậc cảm xúc vui buồn…, thể hiện niềm tự hào to lớn về những thành quả mà tập thể lãnh đạo, người lao động dầu khí đã viết nên.

Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tặng hoa chúc mừng và biểu dương đại diện các nhà báo/ tác giả Sách Nhật ký Ceo meetings

Tại các cuộc họp được ghi chép lại trong Nhật ký CEO Meetings, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng luôn trăn trở, quản trị quản trị biến động là phương thức mới trong quản trị, quản lý, đóng vai trò trọng yếu; liên tục nhấn mạnh Tập đoàn và các đơn vị phải thường xuyên cập nhật, theo dõi sát thị trường, giữ xuyên suốt, ổn định nhịp sản xuất. Với CEO Meetiings, sự điều hành giữa Petrovietnam và các đơn vị thành viên, cũng như giữa các đơn vị/lĩnh vực dần trở nên gắn kết, hiệu quả, trở thành một khối thống nhất.

Ba năm qua, kể từ khi đại dịch Covid-19, với CEO Meetings, cùng với các giải pháp đồng bộ, xuyên suốt, quyết liệt, linh hoạt, những thành tựu đạt được của Petrovietnam là kết quả tất yếu: Năm 2020 vượt khó ngoạn mục, năm 2021 phục hồi tăng trưởng, năm 2022 thiết lập nhiều kỷ lục về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp ngân sách quốc gia và nâng cao giá trị thương hiệu.

Quản trị biến động nói riêng và phương châm chỉ đạo của Tập đoàn nói chung là sáng tạo mới trong lý thuyết quản trị, cho thấy sự đúng hướng, quyết đoán, kịp thời trước thời cuộc. Đó không phải là khẩu hiệu mà đã đi vào thực tiễn và minh chứng bằng những kết quả đầy ấn tượng của Tập đoàn trong 3 năm qua, được sự ghi nhận, đánh giá cao, lấy lại được niềm tin của Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như sự đồng tình, ủng hộ trong toàn Tập đoàn! Những bài học kinh nghiệm và quyết sách đúng đắn ấy sẽ tiếp tục tạo động lực cho Petrovietnam hướng tới nỗ lực, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ to lớn hơn và thực hiện thành công chiến lược phát triển, lập nhiều thành tựu mới, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

Cuốn sách Nhật ký CEO meetings được Nhà xuất bản Lao động ấn hành dưới dạng sách cứng, được trao tặng đến các cán bộ nhân viên, người lao động của Tập đoàn, cũng như phát hành rộng rãi đến bạn đọc. Đồng thời, cuốn sách cũng có bản điện tử được đăng tải trên tạp chí điện tử PetroTimes và website của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nhằm phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện cho công chúng có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Quý độc giả có thể xem sách điện tử tại link hoặc link

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là Tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đang tăng tốc phát triển, khẳng định thương hiệu ở môi trường Quốc tế. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) là trường đại học công lập đặc biệt, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngành Dầu khí Việt Nam.

Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (ATC) thuộc Trường Đại học Dầu khí Việt Nam có:

Sứ mệnh: Kết nối trí tuệ dầu khí trong ngành/trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu đào tạo uy tín, đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dầu khí Việt Nam.

Chức năng:Tổ chức đào tạo chuyên sâu ngắn hạn, tư vấn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực chuyên môn thuộc chuỗi giá trị công nghiệp dầu khí và năng lượng nhằm mang lại cho người học, nhà quản lý và doanh nghiệp những giá trị thực tiễn.

Thông tin tham khảo:

Website: www.pvu.edu.vn

Facebook:  https://www.facebook.com/Petroexperts

ATC có nhu cầu tuyển:

01 chuyên viên phát triển dịch vụ đào tạo toàn thời gian tại Hà Nội, cụ thể:

Mô tả công việc

  • Xây dựng lịch đào tạo theo yêu cầu khách hàng, trao đổi với giảng viên để sắp xếp lịch đào tạo phù hợp, chuẩn bị các điều kiện và tổ chức lớp học một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, làm báo cáo theo form mẫu quy định;
  • Phát triển mạng lưới khách hàng, giảng viên trong và ngoài nước về các chương trình đào tạo chuyên sâu và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dầu khí, năng lượng.
  • Xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu; tìm kiếm giảng viên phù hợp.
  • Tổ chức các sự kiện/hội thảo/hội nghị/chương trình đào tạo.
  • Tổng hợp biên soạn các bài viết về lĩnh vực đào tạo, phát triển nhân lực ngành dầu khí và năng lượng, đăng tải trên các phương tiện thông tin và hỗ trợ khách hàng;
  • Quản trị trải nghiệm các nhóm khách hàng được phân công;
  • Tham gia các đề tài/dự án tư vấn trong lĩnh vực đào tạo – phát triển nhân lực.

Yêu cầu năng lực:

  • Tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến dầu khí/mỏ địa chất là một lợi thế.
  • Kinh nghiệm: Ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo – phát triển/ kinh doanh/các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và năng lượng.
  • Tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, tự tin.
  • Kỹ năng tổ chức công việc, thuyết trình, giao tiếp, đàm phán tốt.
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh TOEIC 650 trở lên hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Outlook, Microsoft Teams...).
  • Tuổi đời không quá 35.

Địa điểm làm việc:

  • Văn phòng Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (ATC) tại Hà Nội, 167 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội;

01 chuyên viên hành chính và đào tạo toàn thời gian tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể:

Mô tả công việc

  • Thực hiện công tác hành chính, văn thư của Trung tâm:
    • Tiếp nhận và xử lý, trình thủ tục hồ sơ các khoá đào tạo
    • Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, CSDL các khoá đào tạo
    • Thực hiện công tác chấm công, theo dõi nghỉ phép cho cán bộ TT
    • Thực hiện công tác báo cáo số liệu (khi có yêu cầu)
  • Phối hợp xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu; tìm kiếm giảng viên phù hợp (công tác đào tạo nội bộ).
  • Phối hợp tổ chức các sự kiện/hội thảo/hội nghị/chương trình đào tạo.
  • Tham gia các đề tài/dự án tư vấn trong lĩnh vực đào tạo – phát triển nhân lực.

Yêu cầu năng lực:

  • Tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến dầu khí/kinh tế/kế toán là một lợi thế.
  • Kinh nghiệm: Ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
  • Tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, tự tin.
  • Kỹ năng tổ chức công việc, thuyết trình, giao tiếp, đàm phán tốt.
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh TOEIC 550 trở lên hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Outlook, Microsoft Teams...).
  • Tuổi đời không quá 35.

Địa điểm làm việc:

  • Văn phòng Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (ATC) tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 762, Đường Cách mạng tháng tám, Phường Long Toàn.

_____________________________

Lương: theo thỏa thuận, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường (được xem xét tăng thu nhập sau thời gian thử việc và đánh giá năng lực).

Quyền lợi:

  • Được trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ công việc, quản lý thực thi trên môi trường số;
  • Môi trường làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp, đề cao tính chủ động, đổi mới sáng tạo, hợp tác, công bằng, tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển chuyên môn-nghiệp vụ;
  • Được tham gia các khóa đào tạo/bồi dưỡng về kiến thức ngành dầu khí, các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu và nâng cao hiệu quả công việc;
  • Được học hỏi các kiến thức chuyên sâu, làm việc trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực dầu khí và năng lượng, quản trị doanh nghiệp và các học giả uy tín;
  • Được tham gia các hoạt động ngoại khóa do ATC/PVU tổ chức.

Thời gian làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu;
  • Từ 08h00 - 17h00 (12h00-13h00 nghỉ trưa).

Yêu cầu hồ sơ:

  • ­Đơn xin việc (viết tay);
  • Giấy khai sinh, hộ khẩu (bản sao);
  • Sơ yếu lý lịch có mô tả chi tiết quá trình đào tạo và kinh nghiệm công tác;
  • Giấy khám sức khỏe (có dán ảnh) trong vòng 06 tháng gần nhất;
  • Các văn bằng, bảng điểm đại học, chứng chỉ có liên quan (bản sao) và cung cấp bản gốc để đối chiếu khi ký hợp đồng.
  • Các giấy khen, chứng nhận khen thưởng, nếu có;
  • 02 ảnh (4x6) trong vòng 06 tháng gần nhất.

Cách liên hệ: Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ trực tuyến, qua email hay trực tiếp đến địa chỉ của ATC.

Thông tin liên hệ: 

Ngày hết hạn: 20/02/2023

Lưu ý:  Chỉ phỏng vấn những hồ sơ đạt yêu cầu, hồ sơ không được tuyển dụng không hoàn trả lại.

Ngày 3/2/2023 tại Bà Rịa,  Đảng ủy Trường Đại học Dầu khí Việt Nam - PVU (Đảng ủy PVU) tổ chức sinh hoạt chi bộ, đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 -3/2/2023) và 100 năm ngày sinh đồng chí Trung tướng Đổng Sỹ Nguyên (01/3/1923-01/3/2023).

z4081538508253 466c8034ab6eca1cb95e706ef2a4a1f2 Copy

Tham dự buổi sinh hoạt tháng 2 có đồng chí Phan Minh Quốc Bình – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng PVU; các đồng chí trong BCH Đảng bộ PVU; cùng toàn thể cán bộ đảng viên Chi Bộ Quản lý; Chi bộ Đào tạo và Sinh viên; Chi bộ Liên khoa Khoa học cơ bản và Dầu khí.

z4081538889251 b0b232f9ec31cf0ccf086c3da988108d Copy

z4081538983028 2eb281ceb54b7ca21d3376d0a4f71328 Copy

Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt tháng 2 năm 2023, các Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng ủy Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đã xem phim tư liệu chào mừng Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023) với tên gọi “Mùa Xuân Vững Bước Dưới Cờ Đảng” do Ban Truyền thông và Văn Hóa Doanh nghiệp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp để cùng ôn lại lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự chỉ đạo sát sao của Đảng đối với quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

z4081538894877 eb3218df83827f385463ae9704e901d8 Copy

 

Tại buổi sinh hoạt, Chi ủy các chi bộ đã phổ biến một số nội dung cơ bản các tài liệu sinh hoạt chi bộ; Thông tin về tình hình tái cấu trúc trường; Công tác tư tưởng cho đảng viên và CBNV. Đồng thời các Chi bộ Đảng tiến hành trao đổi, thảo luận sôi nổi về các nội dung triển khai kế hoạch năm 2023 Trường giao cho các đơn vị và kết quả các cuộc họp giữa BGH về các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 cũng như định hướng, triển khai mô hình hoạt động mới của PVU. Bên cạnh đó, phân tích, chia sẻ, tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến đóng góp của các đảng viên, CBNV trong quá trình làm việc để tìm ra giải pháp khuyến khích, tạo động lực sâu rộng trong toàn thể CBCNV và sinh viên nhà trường.

z4081538765002 c1987e7698aa8a9a003a943f57c242fd Copy

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phan Binh Quốc Bình – Bí thư Đảng ủy PVU biểu dương và đánh giá cao công tác tổ chức sinh hoạt từ hình thức đến nội dung của các Chi bộ, qua đó giúp các đảng viên nâng cao nhận thức, đưa và vận dụng trong thực tế, hướng tới thực hiện công việc sáng tạo, hiệu quả hơn nữa. Đồng chí đề nghị các Chi bộ thực hiện triển khai kế hoạch năm 2023 và đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, đồng thời làm nổi bật một tập thể đoàn kết và kỷ cương. Song song với thực hiện phương châm hành động của Tập đoàn, mỗi tập thể, cá nhân cần tiếp tục thực thi các giá trị cốt lõi và góp phần làm rõ nét văn hóa PVU, đóng góp tích cực cho nền tảng phát triển chung của ngành Dầu khí.

Ngày 31/1/2023, tại TP Bà Rịa, TS Lê Quốc Phong, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã chủ trì buổi tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas (Malaysia).

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Quan cảnh chung của buổi làm việc

 

Tham dự buổi tiếp đón còn có lãnh đạo các phòng/khoa, cán bộ và giảng viên bộ môn PVU. Đại diện của Trường Đại học Công nghệ Petronas (UTP) có GS Mohd Shahir Liew - Phó hiệu trưởng; PGS Syahrir Ridha - Giám đốc Viện Nghiên cứu thu hồi hydrocarbon; PGS Mokhtar Awang - Giám đốc Viện Nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông.

Phát biểu khai mạc, TS Lê Quốc Phong bày tỏ sự vui mừng khi nhà trường được đón đoàn công tác của UTP là đoàn khách quốc tế đầu tiên đến thăm trường ngay sau Tết Nguyên đán truyền thống của Việt Nam, đồng thời TS Lê Quốc Phong đã giới thiệu với đoàn công tác tổng quan về tình hình hoạt động của PVU trong những năm gần đây, đặc biệt là những nỗ lực của nhà trường trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
TS Lê Quốc Phong - Phó hiệu trưởng PVU phát biểu tại buổi làm việc

Đại diện lãnh đạo nhà trường cũng giới thiệu với đoàn về lịch sử hình thành và phát triển của PVU, đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam); các đơn vị đang liên kết, hợp tác với PVU và chứng nhận ABET của PVU; tổng quan về Khoa Dầu khí và những lĩnh vực nghiên cứu tại PVU.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
GS.TS M.Shahir Liew - Phó hiệu trưởng UTP phấn khởi phát biểu và chia sẻ tại buổi làm việc

GS.TS M.Shahir Liew - Phó hiệu trưởng UTP đã giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Công nghệ Petronas, là một trong những trường đại học công nghệ hàng đầu tại Malaysia. Trường luôn đi đầu trong nước về việc cập nhật những thông tin công nghệ hiện đại trên toàn thế giới cũng như các phương pháp nghiên cứu tiên tiến. Trường thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế bằng sự hiện đại, môi trường thân thiện và chuyên nghiệp. Đã có rất nhiều các du học sinh Việt Nam đăng ký học tập tại trường trong những năm gần đây. Trường tiếp nhận những sinh viên đầu tiên vào năm 1997 và được sáng lập bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia với mục đích xây dựng một trường đại học chuyên về công nghệ, cung cấp những khóa học chất lượng cao và cập nhật những xu hướng của ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Hơn thế nữa mục tiêu của trường là sản sinh ra những thế hệ kỹ sư chất lượng cao cho ngành công nghiệp công nghệ đang phát triển như vũ bão tại Malaysia cũng như các nước đang phát triển khác.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Hai bên trao đổi các thông tin hợp tác

Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo hai bên đã tổng kết những thành tựu hợp tác giữa hai trường về hợp tác dự án quốc tế, tổ chức hội thảo chung, nghiên cứu và công bố khoa học chung, đồng hướng dẫn cao học, cử sinh viên tham dự cuộc thi do các bên tổ chức và cùng thống nhất tiếp tục duy trì, phát huy các hoạt động hợp tác đang diễn ra, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác trong thời gian tới về xây dựng chương trình đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên, giáo sư thỉnh giảng, chương trình thực tập…

TS Lê Quốc Phong cho biết thêm: Với thế mạnh là một trong những trường hàng đầu của Việt Nam đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dầu khí, với kinh nghiệm hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức giáo dục trên thế giới, chắc chắn hợp tác giữa PVU và UTP sẽ rất hiệu quả.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Lãnh đạo PVU tặng quà và chụp hình lưu niệm với đoàn công tác UTP

Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong thời gian tới vừa phát huy nguồn lực, thế mạnh của hai đơn vị, đồng thời mở rộng cơ hội học tập, nghiên cứu khoa học ở nước ngoài cho giảng viên, sinh viên của hai trường.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Đoàn công tác UTP thăm quan tại PVU

Sau buổi làm việc, đoàn công tác của UTP đã đi thăm một số phòng thực hành, phòng thí nghiệm và nghe giới thiệu về mục đích cũng như các thiết bị máy móc phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của PVU.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tiếp đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ Petronas
Đoàn công tác UTP chụp hình lưu niệm tại PVU

Hồng Thắm

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trải qua một năm thành công vượt thách thức, thiết lập nhiều kỷ lục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023, TS Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam đã chia sẻ về những dự định, kế hoạch của Petrovietnam trong năm 2023.

PV: Trước tiên xin được chúc mừng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chinh phục những kỷ lục mới trong năm 2022, cũng xin chúc mừng cá nhân ông được vinh danh Doanh nhân tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022. Nhìn lại năm qua, xin ông cho biết những biện pháp cơ bản để Petrovietnam thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững?

TS Lê Mạnh Hùng: Năm 2022, để thực hiện được thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững, Petrovietnam đã tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ:

Đầu tiên, cập nhật và điều chỉnh chiến lược phát triển Petrovietnam dựa trên những khó khăn, những thách thức, những cơ hội đã nghiên cứu, cập nhật từ thực tiễn hoạt động của Petrovietnam và trình các cơ quan thẩm quyền kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 cũng như điều chỉnh chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành về hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

Thứ hai, Petrovietnam đã tập trung củng cố và kiện toàn công tác quản trị gắn với tái cấu trúc và đổi mới doanh nghiệp. Thời gian qua, Tập đoàn đã triển khai hệ thống hóa bộ quy chế, quy định về quản trị doanh nghiệp có tham khảo và ứng dụng thông lệ quốc tế; trong đó, thực hiện phân cấp, phân quyền đồng bộ với hệ thống và mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, mô hình quản trị của Tập đoàn. Cùng với đó căn cứ vào mục tiêu chiến lược, Petrovietnam đã xây dựng đề án tổ chức, phân bổ lại nguồn lực, sắp xếp lại các doanh nghiệp trong Tập đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả và cạnh tranh hơn.

Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự. Với trên dưới 60 ngàn người lao động Dầu khí và với chiến lược cập nhật, hệ thống quản trị, mô hình sau tái cấu trúc, Petrovietnam cần thiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ với khung năng lực, mục tiêu và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng việc vận hành, quản trị hệ thống trong hiện tại cũng như trong tương lai của Tập đoàn.

Thứ tư, Petrovietnam tập trung vào quản trị các nguồn lực tài chính gắn với các hoạt động đầu tư của Tập đoàn. Việc đó đảm bảo Petrovietnam có nguồn lực và hiệu suất sử dụng tài sản tốt nhất. Bên cạnh đó, quản trị tài chính và dòng tiền sẽ giúp Petrovietnam quản trị chi phí tối ưu cũng như có được dòng tiền liên tục, ổn định, thông suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn. Cùng với đó quản trị tốt công tác đầu tư thông qua quản trị danh mục đầu tư, trong đó tập trung vào các dự án trọng điểm.

Thứ năm, tập trung xây dựng danh mục sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa chiến lược của Petrovietnam hiện nay, cũng như trong tương lai để có kế hoạch kinh doanh và phát triển cũng như mở rộng thị trường. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để Petrovietnam tạo lực kéo cho các sản phẩm tương lai cũng như mở rộng thị phần cho các sản phẩm hiện tại trên thị trường trong và ngoài nước.

Petrovietnam: Khát vọng chinh phục đỉnh cao mới

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng kiểm tra hoạt động vận hành khai thác tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt

Thứ sáu, tập trung xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp theo mô hình của COSO và ERM. Tức là quản trị rủi ro là theo 3 lớp. Lớp thứ nhất là thông qua hệ thống điều hành trực tiếp sở hữu rủi ro; lớp thứ hai là Ban Tổng giám đốc và lớp thứ ba là HĐTV để đảm bảo rủi ro trong các nhóm của Petrovietnam được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ bảy, tập trung phát triển và xây dựng tái tạo văn hóa doanh nghiệp.

Và cuối cùng, tập trung cùng với các bộ ngành, cơ quan hoàn thiện và thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế, thể chế quản trị đối với lĩnh vực dầu khí.

Hiện, Petrovietnam đang cùng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí năm 2022, tạo nền tảng quan trọng để Petrovietnam triển khai các hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi. Đồng thời, Petrovietnam đang xây dựng dự thảo điều chỉnh điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn thay thế cho Nghị định 07 ban hành về tổ chức hoạt động của Petrovietnam trước đây trong điều kiện chiến lược mới, môi trường kinh doanh mới và cập nhật những khó khăn mới của Petrovietnam cần được tháo gỡ.

PV: Xin ông cho biết quyết tâm hiện thực hóa Khát vọng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam được Petrovietnam thể hiện bằng những chiến lược, giải pháp gì?

TS Lê Mạnh Hùng: Hơn 60 năm truyền thống, Petrovietnam đã luôn thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; là đầu tàu phát triển kinh tế, xã hội; tiên phong ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Dầu khí. Sứ mệnh đó hỗ trợ cho mục tiêu dài hạn, tầm nhìn, khát vọng của Tập đoàn hướng đến mục tiêu năm 2035 xây dựng Petrovietnam trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước và khu vực, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ và công nghiệp, đồng bộ trong tất cả các khâu, có tiềm lực tài chính mạnh, có năng lực khoa học công nghệ, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn trong nước và quốc tế.

Những năm gần đây, Petrovietnam liên tục đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, đặc biệt là khủng hoảng do đại dịch Covid-19, xung đột địa chính trị và giá dầu diễn biến bất thường. Nhưng với truyền thống và giá trị cốt lõi được hun đúc qua hơn 6 thập niên, Petrovietnam đã thật sự bản lĩnh, quản trị biến động, ứng phó với tác động kép, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ thực tiễn đó, để tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Petrovietnam định hướng tiếp tục củng cố văn hóa nền tảng và xây dụng văn hóa bản sắc của mình trên cơ sở giá trị văn hóa cốt lõi của Petrovietnam, đồng thời cập nhật xu hướng mới của thế giới như xu hướng về chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số, thế giới phẳng... trong quản trị, cũng như triển khai các hoạt động của Tập đoàn.

Petrovietnam: Khát vọng chinh phục đỉnh cao mới

Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng kiểm tra, đôn đốc tiến độ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Nội tại Petrovietnam cũng có sự thay đổi rất lớn trong những năm qua. Về cấu trúc tổ chức, mô hình hoạt động, từ chỗ hầu hết các đơn vị 100% vốn nhà nước hoặc nhà nước chi phối, nay đã có rất nhiều công ty thành viên của Petrovietnam chuyển sang công ty cổ phần, liên doanh, liên kết... Nguồn nhân lực cũng có sự biến động. Các thế hệ tiếp nối thay thế nhau, khó khăn, thuận lợi cũng thay đổi theo thời gian.

Thực tế đó chính là những yếu tố biện chứng để ban lãnh đạo Petrovietnam xây dựng triết lý quản trị hiệu quả trong thời kỳ biến động. Mô hình càng lớn sẽ chịu tác động càng nhiều. Gốc rễ là phải quản trị, thay đổi một cách căn bản kể cả trong văn hóa doanh nghiệp, với mục tiêu cuối cùng là thích ứng kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái kinh doanh, tận dụng được các cơ hội để thu về thành quả; kiên trì quan điểm tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh.

Thực tế trong nhiều năm qua, quản trị biến động đã thấm sâu, trở thành văn hóa trong quản trị doanh nghiệp của Petrovietnam, không chỉ ở Công ty mẹ mà còn ở tất cả các đơn vị thành viên. Petrovietnam luôn chú trọng bám sát diễn biến của thị trường, cập nhật các chính sách, sự phát triển của khoa học công nghệ, của môi trường tự nhiên, chính trị xã hội..., từ đó nghiên cứu và xây dựng nhiều kịch bản, giải pháp tương ứng. Từ đầu năm 2020, Petrovietnam đã ban hành Quyết định về “Bộ giải pháp ứng phó” cho 5 nhóm quản trị, thị trường, tài chính, đầu tư và cơ chế chính sách. Trước mỗi kỳ điều hành, lãnh đạo các đơn vị đều chủ động thực hiện các dự báo, xây dựng kịch bản và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp thực tế. Petrovietnam phân cấp đồng bộ, giao quyền cho người hiểu rõ nhất về công việc ra quyết định và chịu trách nhiệm, để có những quyết định nhanh chóng, chính xác và ứng biến kịp thời. Sự lãnh đạo, điều phối nguồn lực, hỗ trợ, cùng với kiểm tra, giám sát, quản trị rủi ro từ Petrovietnam đến các đơn vị thành viên phải nhất quán, có hệ thống, kết nối chuỗi giá trị, đảm bảo tính liên tục và hướng đích...

Có thể nói, quản trị biến động là yếu tố rất quan trọng mà Petrovietnam đã, đang và sẽ luôn đặt lên hàng đầu, bởi bản chất của vạn vật là luôn vận động, thay đổi không ngừng để phát triển.

Để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới, hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn mới, lãnh đạo Tập đoàn kêu gọi toàn thể cán bộ, người lao động Dầu khí cần gìn giữ và phát huy bản lĩnh, trí tuệ của người Dầu khí; chuyên nghiệp trong mọi hoạt động; duy trì kỷ luật, kỷ cương; phát huy giá trị nhân văn, nghĩa tình trong Văn hóa Dầu khí.

PV: Ông đánh giá thế nào về cơ hội của Petrovietnam trong phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK)? Điều gì đang gây vướng mắc cho Petrovietnam hiện nay để phát huy được lợi thế của mình trong phát triển NLTTNK?

TS Lê Mạnh Hùng: Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam và trên thế giới, khi các dạng năng lượng hóa thạch đang dần suy giảm thì năng lượng tái tạo, đặc biệt là NLTTNK sẽ là dạng năng lượng của tương lai, đáp ứng được nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong những năm tới. Dự thảo Quy hoạch Điện VIII cũng đặt chỉ tiêu công suất điện gió ngoài khơi đạt 7 GW, chiếm 4,8% tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 và đạt 66,5 GW vào năm 2045. Trong tương lai gần, NLTTNK là một trong những loại hình năng lượng mà Petrovietnam sẽ tập trung nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững bên cạnh nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống. Với định hướng Petrovietnam phải chủ động, tiên phong trong lĩnh vực công nghệ NLTTNK, có vai trò đầu mối trong ngành công nghiệp NLTTNK, Petrovietnam đã phân tích, đánh giá thách thức, cơ hội, năng lực kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực này, đánh giá lĩnh vực thế mạnh của Petrovietnam cũng như tình hình tham gia NLTTNK của các đơn vị trong chuỗi cung ứng; xây dựng lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, xác định mô hình hợp tác để Petrovietnam không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật, sớm làm chủ công nghệ NLTTNK; đề xuất các cơ chế chính sách liên quan để tạo ưu thế cho các doanh nghiệp trong nước.

Petrovietnam: Khát vọng chinh phục đỉnh cao mới

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhận vinh danh Top 10 doanh nhân tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022

Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí với địa điểm hoạt động trên biển là chính, Petrovietnam và các đơn vị thành viên có nhiều lợi thế, tiềm năng, năng lực để triển khai các dự án NLTTNK. Điểm tương đồng giữa các dự án NLTTNK và các công trình dầu khí trên biển đều là các dự án với kết cấu bằng thép được thi công chế tạo hoàn thiện trên bờ và lắp đặt ngoài khơi. Sự tăng trưởng của NLTTNK sẽ mang lại cơ hội cho những đơn vị cung cấp dịch vụ dầu khí ngoài khơi như Vietsovpetro, PTSC, PVC-MS... với kinh nghiệm, nguồn lực, thế mạnh, năng lực triển khai các gói công việc trong việc xây dựng các dự án NLTTNK; hệ thống cảng, cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các yêu cầu triển khai dự án NLTTNK. Điều này đã được chứng minh khi gần đây, PTSC đã chủ động tham gia cung cấp dịch vụ cho phần lớn các dự án điện gió, điện gió ngoài khơi cho các nhà thầu trong và ngoài nước. Vietsovpetro cũng đã và đang cung ứng các dịch vụ liên quan để thực hiện các dự án trên biển. Có thể khẳng định, Petrovietnam là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về cơ khí chế tạo, thi công và xây lắp các công trình dầu khí ngoài khơi, được khách hàng quốc tế đánh giá cao.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trao đổi với các chuyên gia tại công trường lắp ráp Dự án Điện gió ngoài khơi đế nổi Hywind Tampen của Equinor tại Gulen, Na Uy

Quan trọng nhất, Petrovietnam đảm bảo năng lực triển khai ở tất cả giai đoạn của dự án NLTTNK. Với bề dày kinh nghiệm, năng lực, nguồn lực và hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi, việc Petrovietnam tham gia vào ngành công nghiệp NLTTNK sẽ đem lại lợi ích to lớn, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của các đơn vị trong nước, tránh lãng phí đầu tư, có thể xuất khẩu dịch vụ ra thị trường quốc tế và đặc biệt góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Lãnh đạo Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai rà soát đội ngũ nhân sự làm việc trong lĩnh vực NLTTNK để kiện toàn ngay. Đây chính là nguồn lực cơ bản và quan trọng của Petrovietnam trong việc tiếp cận với một lĩnh vực mới, từ đó có thể triển khai định hướng chiến lược về chuyển dịch năng lượng của Petrovietnam một cách hiệu quả, phù hợp. Song song với việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, Petrovietnam và các đơn vị cần tập trung triển khai đề án làm chủ công nghệ NLTTNK từ thiết kế cơ bản, chế tạo, cung ứng, lắp đặt, vận hành, chạy thử, bảo dưỡng dự án NLTTNK.

Về chiến lược dài hạn, Tập đoàn đã tập trung đánh giá thị trường NLTTNK trong nước, khu vực và trên thế giới để có cái nhìn tổng quan, phục vụ cho việc hoạch định chiến lược lâu dài cho lĩnh vực này. Từ đó, xây dựng chiến lược cụ thể cho phát triển NLTTNK trong chiến lược chuyển dịch năng lượng của Petrovietnam, xác định mô hình về đầu tư, triển khai công nghiệp năng lượng tái tạo một cách phù hợp, hiệu quả trên cơ sở tận dụng thế mạnh của Tập đoàn và các đơn vị, kết hợp với phát triển chiến lược về dầu khí.

Nội dung quan trọng dài hạn khác là tập trung tháo gỡ cơ chế, tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực NLTTNK. Tập đoàn đã giao cho Viện Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xây dựng dự thảo sáng kiến lập pháp về hành lang pháp lý liên quan đến NLTTNK, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã gợi mở giao nhiệm vụ này cho Tập đoàn, đây sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.

Từ nay đến 2030, thời điểm chuyển mình của các doanh nghiệp năng lượng trong đó có Petrovietnam, còn rất ngắn. Tập đoàn và các đơn vị trong ngành cần phải chuẩn bị nguồn lực, sẵn sàng tạo đà cho việc tái tạo kinh doanh, mở rộng sang lĩnh vực NLTTNK đầy tiềm năng và lợi thế.

PV: Ông có thể chia sẻ thêm về mục tiêu của Petrovietnam trong thời gian tới?

TS Lê Mạnh Hùng: Năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều bất lợi như giá dầu giảm, nhu cầu thị trường thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu... Đặc biệt, tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU..., lãi suất, lạm phát tăng mạnh; cuộc chiến Nga - Ukraine chưa kết thúc… dẫn đến xu hướng thu hẹp sản xuất trên thế giới, xuất khẩu suy giảm, giảm nhu cầu tiêu thụ điện, khí... Đây là những rủi ro mà Petrovietnam phải tiếp tục quản trị biến động, xây dựng kế hoạch dự phòng, tận dụng cơ hội để hoàn thành cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.

Bên cạnh đó, Petrovietnam tiếp tục quản trị tốt hệ thống sản xuất và tài chính doanh nghiệp; triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 phải đi vào vận hành thương mại trong quý I/2023; có phương án cho Dự án Nhiệt điện Long Phú 1; Dự án Nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; chủ trương Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu và Dự trữ năng lượng Long Sơn... Đặc biệt, Dự án Khí điện Lô B phải có phương án triển khai đáp ứng thời điểm dòng gas đầu tiên tối ưu nhất.

Ngoài ra, Petrovietnam cũng tiếp tục xử lý triệt để các dự án khó khăn, tìm phương án thoát lỗ cho các công ty đang gặp khó.

Bước sang năm 2023, Petrovietnam tiếp tục củng cố và đổi mới công tác quản trị mà quản trị biến động là trọng tâm; tiếp đến là quản trị dựa trên nền tảng số đã hình thành trong những năm qua; thúc đẩy kết nối các nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ các dự án lớn; mở rộng hợp tác đầu tư phát triển và kinh doanh quốc tế dựa trên lợi thế về quan hệ của Việt Nam với các nước và thị trường, tập trung tại Đông Nam Á, Nga và Trung Đông, Bắc Mỹ...

Với Petrovietnam, "tương lai sẽ là lực kéo, hiện tại và quá khứ chính là lực đẩy" để tiếp tục phát triển bền vững và vươn ra biển lớn.

PV: Xin cảm ơn ông về buổi trao đổi và xin chúc cho Petrovietnam sẽ tiếp nối truyền thống để chinh phục những đỉnh cao mới!

Nhóm Phóng viên

Page 15 of 159