Super User

Super User

NGÀNH KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Geological Engineering)

Chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí (Petroleum Geology & Geophysics)

Mã ngành: 7520501

Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật địa chất đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET (Hoa Kỳ).

Xem thêm tại đây: https://amspub.abet.org/aps/category-search?countries=VN

 abet logo

1. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình Kỹ thuật Địa chất trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Sau một khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, người học có thể đạt được các mục tiêu đào tạo của chương trình như sau:

  • Có kiến thức chuyên sâu, có năng lực thiết kế, thi công, sản xuất, năng lực nghiên cứu, sáng tạo và các kiến thức quản lý sản xuất trong lĩnh vực chuyên ngành.
  • Có khả năng phát triển thành các nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực chuyên môn cho các doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các Công ty Đa Quốc gia, trở thành các nhà khoa học cho các Viện nghiên cứu và các trường Đại học.
  • Có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, sức khỏe và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam và hội nhập Quốc tế.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức:

  • Có khả năng nhận định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật địa chất phức tạp bằng cácháp dụng các nguyên lý kỹ thuật, khoa học và toán học.
  • Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầucụ thể có cân nhắc đến các vấn đề như sức khỏe cộng đồng, an toàn và phúc lợi, cũng như cácyếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.
  • Có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm; khả năng phân tích và minh giải tài liệu/số liệu địa chất – địa vật lý, đánh giá các yếu tố kĩ thuật để đưa ra kết luận.

2.2. Về kỹ năng:

  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, trong đó các thành viên cùng nhau lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và hòa nhập, cùng nhau thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu.
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu. Chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

2.3. Về mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Có ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi xử lý các tình huống kỹ thuật và đưa ra các đánh giá sáng suốt, trong đó có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
  • Có khả năng sử dụng các chiến lược học tập phù hợp, tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 154 tín chỉ (TC), các kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp sẽ được tích lũy TC, các học phần Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết) và Tiếng Anh dự bị (120 tiết) không tính tích lũy TC.

NĂM 1
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Triết học Mác - Lênin 3   1 Tiếng Anh 1 3(4)
2 Giải tích 1 3   2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab 2   3 Giải tích 2 3
4 Hóa đại cương 1 3   4 Kiến tập định hướng nghề nghiệp 1
5 TN Hóa đại cương 1 1   5 Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + Lab 3
6 Vật lý đại cương 1 2   6 Vật lý đại cương 2 2
7 TN Vật lý đại cương 1 1   7 TN Vật lý đại cương 2 1
8 Nhập môn dầu khí 2   8 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2
9 Tiếng Anh dự bị 120 tiết*   9 GDTC 2 1*
10 GDTC 1 1*   10 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 165 tiết
11 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2   11 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
  CỘNG 19     CỘNG 19
NĂM 2
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 2 3 (4)   1 Tiếng Anh 3 3 (4)
2 Giải tích 3 2   2 Phương trình vi phân 3
3 Hóa đại cương 2 (+Lab) 3   3 Xác suất thống kê 2
4 Nhiệt động lực học 3   4 Thạch học magma và biến chất (+Lab) 3
5 Phân tích mạch điện (+Lab) 2   5 Địa chất cấu tạo (+Lab) 3
6 Địa chất đại cương 3   6 Khoa học dữ liệu Địa chất 3
7 Khoáng vật học (+Lab) 3   7 Thực tập địa chất ngoài trời (Hè) 2
8 Kỹ năng nghề nghiệp 2        
9 Tự chọn 1 2        
10 GDTC 3 1*        
  CỘNG 23     CỘNG 19
             
HƯỚNG ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ   HƯỚNG ĐỊA VẬT LÝ DẦU KHÍ
NĂM 3
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 1
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 4 3(4)   1 Tiếng Anh 4 3 (4)
2 Trầm tích học (+ Lab) 4   2 Trầm tích học 3
3 Cổ sinh và địa tầng 3   3 Lý thuyết ma trận và đại số tuyến tính 2
4 Địa cơ học 3   4 Nhập môn phương trình đạo hàm riêng 2
5 Địa chất dầu khí 3   5 Địa cơ học 3
6 Phân tích bể trầm tích dầu khí 3   6 Địa chất dầu khí 3
7 Các phương pháp thăm dò Địa vật lý 3   7 Các phương pháp thăm dò Địa vật lý (+Lab) 4
8 Địa vật lý giếng khoan 3   8 Địa vật lý giếng khoan (+Lab) 4
  CỘNG 25     CỘNG 24
HỌC KỲ 2   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Địa chấn dầu khí 3   1 Địa chấn dầu khí 4
2 Địa chất biển 2   2 Thực hành xử lý và minh giải tài liệu địa chấn 4
3 Đồ án chuyên ngành 1 1   3 Đồ án chuyên ngành 1 1
4 Cơ sở công nghệ mỏ 2   4 Cơ sở công nghệ mỏ 2
5 Kinh tế dầu khí 3   5 Kinh tế dầu khí 3
6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 2   6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 2
7 Cơ học chất lưu (+ Lab) 3  
8 Tự chọn 2 2   7 Tự chọn 2 2
9 Thực tập nghề nghiệp (Hè) 2   8 Thực tập nghề nghiệp (Hè) 2
10 Địa hóa dầu khí 2   9 Cơ học chất lưu 2
  CỘNG 22     CỘNG 22

 NĂM 4

HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 1
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Địa chất mỏ dầu khí (+ Lab) 3   1 Địa vật lý ứng dụng 4
2 Thiết kế dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí 3   2 Thiết kế dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí 3
3 Đồ án chuyên ngành 2 1   3 Đồ án chuyên ngành 2 1
4 Địa chất và Tài nguyên Việt Nam 3   4 Địa chất và Tài nguyên Việt Nam 3
5 Vật lý vỉa 2   5 Vật lý vỉa 2
6 Tự chọn 3 2   6 Tự chọn 3 2
7 Tự chọn 4 2   7 Tự chọn 4 2
  CỘNG 16     CỘNG 17
HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần SốTC
1 Thực tập tốt nghiệp 3   1 Thực tập tốt nghiệp 3
2 Đồ án tốt nghiệp 8   2 Đồ án tốt nghiệp 8
  CỘNG 11     CỘNG 11
  TỔNG SỐ TÍN CHỈ 154     TỔNG SỐ TÍN CHỈ 154
                                                             Tự chọn 1 (2 TC)
Hướng Địa chất Dầu khí                                                 Hướng Địa vật lý dầu khí
TT Học phần Số TC   TT Học phần SốTC
1 Phương pháp tính 2   1 Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám (GIS và RS) 2
2 Cơ sở Địa chất công trình & Địa chất thủy văn 2   2 Cơ sở Địa chất công trình & Địa chất thủy văn 2
3 Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám (GIS và RS) 2        
Tự chọn 2 (2 TC)
Hướng Địa chất Dầu khí                                                 Hướng Địa vật lý dầu khí
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Trắc địa bản đồ 2   1 Địa chất mỏ dầu khí 2
2 Cơ sở kỹ thuật khoan 2   2 Địa chất khai thác 2
3 Địa chất khai thác 2   3 Địa hóa dầu khí 2
     
Tự chọn 3 (2 TC)                                                 Tự chọn 4 (2 TC)
1 Mô hình hóa bể trầm tích 2   1 Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí 2
2 Cơ sở mô phỏng vỉa dầu khí 2   2 Năng lượng tái tạo 2
3 Dòng chảy chất lưu trong môi trường rỗng 2        
  Ghi chú: * Các học phần GDTC, Quốc phòng – An ninh, Tiếng Anh dự bị không tính tín chỉ. Học phần tiếng Anh được tính 12 TC tích lũy.  

 MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Triết học Mác – Lênin

Học phần cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các học phần khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.

Học phần trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội; trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên lý luận.

Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên. Nội dung chương trình gồm: bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nên kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Học phần trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 – 2018). Qua đó, khẳng định các thành công, nếu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.

Tiếng Anh dự bị

Học phần Tiếng Anh dự bị nhằm trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho sinh viên ở trình độ Cơ bản. Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên cũng được học kỹ năng viết câu cơ bản. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 1

Đây là học phần Tiếng Anh đầu tiên của chương trình Tiếng Anh tại Đại học Dầu khí Việt Nam. Học phần này dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn A2 (Cơ bản) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR.  Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên được luyện kỹ năng viết đoạn văn (paragraph). Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 2

Học phần Tiếng Anh 2 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Sơ trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - CEFR (tương đương IELTS 4.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp cận và thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 3

Học phần Tiếng Anh 3 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu -CEFR (tương đương IELTS 4.5). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp tục thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 4

Học phần Tiếng Anh 4 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chungchâuÂu - CEFR (tương đương IELTS 5.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời thực hành các bài kiểm tra theo chuẩn IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Giáo dục thể chất 1

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng chuyền, cách thức tổ chức một giải bóng chuyền phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng chuyền.

Giáo dục thể chất 2

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng đá, cách thức tổ chức một giải bóng đá phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng đá.

Giáo dục thể chất 3

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật nhảy xa, cách thức tổ chức một giải điền kinh phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn nhảy xa.

Giải tích 1

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết và ứng dụng của phép tính vi tích phân của các hàm đa thức, hàm số mũ, hàm logarithm và hàm lượng giác. Nghiệm dưới dạng đồ thị, dạng số, và dạng giải tích của các bài toán ứng dụng có liên quan tới đạo hàm. Cuối học phần là phần giới thiệu về tích phân.

Giải tích 2

Học phần trang bị các kiến thức về tích phân xác định và tích phân không xác định của hàm một ẩn, tích phân suy rộng, dãy số và chuỗi số, giới thiệu về phương trình vi phân, chú trọng vào các bài toán ứng dụng của phép tính vi-tích phân.

Giải tích 3

Học phần trang bị các kiến thức về hình học vector, đại số vector và giải tích vector, đạo hàm riêng và đạo hàm theo hướng, tích phân hai lớp và tích phân ba lớp, trường vector, tích phân đường và tích phân mặt, định lý Green, định lý Stoke và định lý Gauss.

Phương trình vi phân

Học phần trang bị các kiến thức về:Phương trình vi phân bậc nhất, bậc hai và phương trình vi phân bậc cao, hệ phương trình vi phân, nghiệm giải tích, ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật.

Vật lý đại cương 1

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Cơ học cổ điển. Các chủ đề bao gồm: Vectors, chuyển động trên đường thẳng, chuyển động trong mặt phẳng, các định luật Newton, công và năng lượng, thế năng, động lượng, động học của chuyển động quay, động lực học của chuyển động quay, va chạm đàn hồi, và cơ học chất lưu.

Mục tiêu của học phần: Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản và tích hợp các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của vật lý; phát triển thái độ tích cực trong tìm kiếm chân lý và nghiên cứu khoa học; phát triển các kỹ năng học tập sử dụng các công cụ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm vật lý; cung cấp một nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên khác.

TN Vật lý đại cương 1

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương I với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Vật lý đại cương 2

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Điện – Từ học và Quang học cho sinh viên các ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác, và Lọc hoá dầu. Các chủ đề bao gồm: điện trường – dòng điện, từ trường, quang hình học và quang học sóng. Học phần cần sử dụng nhiều kiến thức của Học phần Vật lý đại cương I như: toạ độ, vận tốc, gia tốc, lực, các định luật về chuyển động của Newton, công và năng lượng. Học phần còn sử dụng các kiến thức về đại số, hình học và lượng giác, các phép toán với vector và giải tích. Học phần sẽ bao gồm các bài giảng, bài tập về nhà và thực hành, thí nghiệm.

TN Vật lý đại cương 2

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương II với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Xác suất thống kê

Học phần cung cấp khái niệm xác suất, các quy tắc tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân bố xác suất, phân bố xác suất điều kiện, thống kê, kiểm định giả thuyết, phân tích phương sai, phân tích hồi quy.

Lý thuyết ma trận và đại số tuyến tính

Học phần này trang bị các kiến thức về: Hệ phương trình tuyến tính, giá trị riêng và véc-tơ riêng, không gian véc-tơ hữu hạn chiều, biến đổi tuyến tính và ứng dụng, nghiệm số của phương trình tuyến tính.

Nhập môn phương trình đạo hàm riêng

Học phần này trang bị các kiến thức về: Chuỗi Fourier, bài toán Sturm-Liouville, phương trình truyền nhiệt, phương trình Laplace và phương trình truyền sóng, phương pháp tách biến, khai triển hàm riêng, biến đổi Fourier và biến đổi Laplace, hàm Green, dạng chuẩn tắc của phương trình vi phân tuyến tính bậc hai, phương pháp đặc trưng, kỹ thuật khai triển tiệm cận.

Phương pháp tính

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức sau: các khái niệm liên quan tới phương trình vi phân, các mô hình toán học dưới dạng phương trình vi phân, cách giải các phương trình vi phân bậc 1, bậc 2 và hệ phương trình vi phân, cách giải số các bài toán với điều kiện ban đầu và các bài toán với điều kiện biên.

Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các chủ đề: Giới thiệu về thiết kế cơ khí với sự trợ giúp của máy tính. Trọng tâm vào các phần thiết lập bản vẽ, tạo và hiệu chỉnh bản vẽ hình học, vẽ kỹ thuật; các phương pháp chiếu, cách ghi chữ, kích thước, tỉ lệ. Kỹ thuật vẽ bao gồm vẽ phác thảo bằng tay, vẽ theo hướng chiếu vuông góc, các hình chiếu cơ bản. Phần thực hành trên AutoCAD sẽ bao gồm các lệnh vẽ, công cụ vẽ và trình bày bản vẽ.

Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + Lab

Học phần cung cấp kỹ năng lập trình tính toán trên phần mềm Python; cách sử dụng cú pháp, các kiểu dữ liệu nguyên thủy, cấu trúc điều khiển, véc tơ, cấu trúc lớp, hàm, tập tin nhập – xuất, ngoại lệ và cấu trúc lập trình khác. Nội dung học phần cũng bao gồm sử dụng các lớp thư viện vào giải quyết các vấn đề tính toán, thực hiện chương trình trong Python. Sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp với thực hành viết và chạy chương trình Python.

Hóa đại cương 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hoá học bao gồm các nội dung: sơ lược về lịch sử phát triển hóa học, các khai niệm và đơn vị đo lường cơ bản; cấu tạo nguyên tử, bức xạ điện từ, quang phổ nguyên tử, cấu trúc nguyên tử theo cơ học lượng tử, phương trình sóng Schrodinger, obitan nguyên tử và các mức năng lượng, cấu hình electron và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; các thuyết giải thích về liên kết hoá học bao gồm thuyết liên kết hoá trị VB, thuyết lai hoá obitan; lý thuyết giải thích về hình dạng và cấu trúc phân tử theo thuyết đẩy giữa các cặp electron (VSEPR) và thuyết obitan phân tử (MO), cấu hình electron phân tử; trạng thái tập hợp của các chất bao gồm thuộc tính của chất rắn, lỏng và chất khí.

Thí nghiệm Hóa đại cương 1

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 1 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết (CHE11301) còn giúp SV biết những kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm như: nắm vững các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, phân loại dụng cụ, hoá chất, thiết bị, những kỹ năng và những thao tác cơ. Biết được mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến người làm thí nghiệm, những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm, biết được các quy tắc cơ bản ứng phó với sự cố xảy ra. Ngoài ra học phần còn rèn sinh viên những kỹ năng về ghi nhận và sử lý số liệu thực nghiệm và trình bày một báo cáo thí nghiệm.

Hóa đại cương 2 (+Lab)

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về hoá học bao gồm lý thuyết tốc độ và cơ chế của phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng; lý thuyết về hóa học và dòng điện, dung dịch chất điện li, thế của điện cực và phương trình Nernst, pin điện hoá, ăn mòn hoá học và phương pháp chống ăn mòn, phương pháp mạ điện; lý thuyết cơ sở về hoá học hiện tượng bề mặt và những hệ phân tán cao, dung dịch keo.

Nhiệt động lực học

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nhiệt động kỹ thuật như: định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động học cơ bản của khí lý tưởng; định luật nhiệt động thứ hai; hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; các quá trình đặc biệt của khí và hơi; từ các kiến thức của các quá trình nhiệt động, người học có thể hiểu và tính toán được toàn bộ chu trình của một số thiết bị nhiệt đặc trưng như: động cơ đốt trong, thiết bị lạnh; HP cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về truyền nhiệt như: dẫn nhiệt; trao đổi nhiệt đối lưu; trao đổi nhiệt bức xạ. Từ đó, người học có thể giải được các bài toán truyền nhiệt và trên các thiết bị trao đổi nhiệt cụ thể.

Phân tích mạch điện (+Lab)

Học phần cung cấp các kiến thức: các thành phần cơ bản và mô hình hóa mạch điện; phân tích đáp ứng của mạch điện AC, DC (định luật Kirchhoff, mạch RLC, nguồn, mạch đa pha); giải mạch điện nhiều nút bằng phương pháp biến đổi Laplace và phương pháp số phức; khái niệm về máy điện.

Cơ học chất lưu (+ Lab)

Học phần này cung cấp các kiến thức chọn lọc về cơ học chất lỏng. Nội dung sẽ bao gồm đặc tính lưu chất, tĩnh học-động học chất lỏng, các định luật bảo toàn, các phương trình năng lượng và Bernoulli, phân tích vi phân dòng chảy, các dạng dòng chảy nén và không nén được, và các dạng dòng chảy qua vật cản.

Vật lý vỉa

Học phần cung cấp những kiến thức cho phép theo dõi, phân tích khai thác, phân tích chất lưu trong điều kiện vỉa, theo dõi, kiểm tra khai thác dầu khí và thu hồi tăng cường (bơm ép nước, khí vào vỉa…). Học phần hệ thống hóa lý thuyết và nghiên cứu về tính chất vật lý của vỉa dầu khí; thạch học, độ rỗng, tính đàn hồi, độ bền, tính chất truyền âm, tính chất điện, độ thấm tương đối và tuyệt đối, độ bão hòa chất lưu, tính mao dẫn, tương quan giữa đá-chất lưu như độ hấp phụ và hấp thụ.

Nhập môn dầu khí

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan trong ngành công nghiệp dầu khí. Trước tiên sinh viên sẽ nắm được lịch sử phát triển và toàn cảnh ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới và ở Việt Nam; các tác động của nó đối với nền kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường; tổng quan các khâu trong ngành công nghiệp dầu khí. Tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về nguồn gốc và sự hình thành dầu khí, hệ thống dầu khí và tổng quan các phương pháp địa chất – địa vật lý trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về lịch sử khai thác dầu khí cũng như các công đoạn trong khoan khai thác và vận chuyển dầu thô. Học phần cung cấp sơ lược về quy trình thi công giếng khoan khai thác dầu khí và các trang thiết bị sử dụng trong thi công một giếng khoan dầu khí. Sinh viên được tìm hiểu tổng quan về hệ thống khai thác và quá trình khai thác giếng tức là quá trình đưa dầu khí từ vỉa lên miệng giếng bằng năng lượng tự nhiên và bằng các phương pháp khai thác thứ cấp. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu sơ lược về công nghệ mỏ, quản lý vận hành mỏ, và các phương pháp thu hồi dầu tăng cường cơ bản. Phần khâu sau cung cấp các thông tin về quá trình phát triển ngành chế biến dầu khí trên thế giới và tại Việt Nam, các nguồn nguyên liệu và sản phẩm chính trong chế biến dầu khí. Tổng quan các quá trình chính trong nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí cùng các dạng cấu hình nhà máy cơ bản của các nhà máy cũng sẽ được giới thiệu cho sinh viên. 

Kinh tế dầu khí

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về: Kinh tế đại cương (kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô); nền công nghiệp dầu khí Việt Nam; vai trò, vị trí của nền CNDK trong nền kinh tế Việt Nam; các hiểu biết cơ bản về thị trường dầu khí; luật Dầu khí; Luật Thuế tài nguyên liên quan đến ngành dầu khí; các hợp đồng dầu khí cơ bản; các chỉ số kinh tế, tài chính được sử dụng trong đánh giá, thẩm định các dự án thăm dò – khai thác dầu khí; xu thế phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên Thế giới và ở Việt Nam.

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Học phần trình bày một số kiến thức cơ bản về quản lý và kỹ thuật an toàn sức khỏe môi trường được áp dụng phổ biến trong công nghiệp dầu khí, bao gồm các mối nguy trong quá trình lao động, tiêu chuẩn quản lý an toàn quá trình, tiêu chuẩn quản lý OHSAS 18001, nguyên nhân, hậu quả, quản lý tổn thất, đo lường an toàn, đánh giá rủi ro, làm việc với các chất dễ cháy nổ, bệnh điếc nghề nghiệp, môi trường và các thành phần môi trường, qui chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, sự cố tràn dầu.

Cơ sở Địa chất công trình & Địa chất thủy văn

Học phần gồm hai nhóm nội dung liên quan đến địa chất công trình và địa chất thủy văn. Trước tiên, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các tính chất vật lý cơ học của đất đá, cách xác định các chỉ tiêu vật lý nhằm phục vụ ổn định nền móng các công trình. Đồng thời, học phần cũng đề cập đến các vấn đề địa chất thường gặp trong xây dựng như hiện tượng đất chảy, xói ngầm; hiện tượng trượt đất, sụt lún. Phần thứ hai, học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nước dưới đất, quy luật vận động của nước dưới đất trong các khu vực có đặc điểm địa chất khác nhau; từ đó xác định được hệ số thấm của nước dưới đất trong khu vực.

Trắc địa bản đồ

Học phần giúp sinh viên hiểu rõ những kiến thức cơ bản về: khái niệm về hình dạng, kích thước Trái đất; ảnh hưởng của độ cong Trái đất trong đo đạc; khái niệm phép chiếu hình chuyển từ mặt đất lên bản đồ, phương pháp biểu diễn địa hình trên bản đồ, bản đồ, tỷ lệ bản đồ, khái niệm độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, hiệu số độ cao. Sai số trong đo đạc; các nguyên lý và phương pháp đo góc, đo độ dài, đo độ cao bằng các máy trắc địa; các nguyên tắc xây dựng, đo đạc và bình sai tính toán lưới khống chế đo vẽ; các phương pháp đo chi tiết, vẽ đường bình độ và xây dựng bản đồ từ kết quả đo đạc; các phương pháp khai thác thông tin từ bản đồ địa hình.

Cơ sở kỹ thuật khoan

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức bao gồm: giới thiệu về hoạt động khoan (lịch sử phát triển khoan xoay, đội khoan, hệ thống khoan, khoan ngoài biển, và phân tích chi phí khoan). Tiếp đó, học phần cung cấp kiến thức về giới thiệu địa cơ học trong khoan, dung dịch khoan, xi măng trám giếng khoan, thủy lực khoan, choòng khoan xoay, ống chống, khoan định hướng, và cơ sở thiết kế chuỗi cần khoan. Đặc biệt, học phần cũng đưa ra các vấn đề/sự cố gặp phải trong quá trình khoan và các giải pháp khắc phục.

Địa chất đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khoa học Địa chất bao gồm: cấu tạo và thành phần vật chất của Trái Đất (khoáng vật tạo đá và ba loại đá chính: đá magma, trầm tích và biến chất), các quá trình địa chất nội sinh (động đất, sóng thần, núi lửa, đứt gãy, uốn nếp) và các quá trình địa chất ngoại sinh (phong hóa, hoạt động xói mòn của nước, sóng biển, của gió..). Đồng thời, học phần cung cấp những kiến thức đại cương về các nội dung như địa tầng, địa chất cấu tạo, kiến tạo để sinh viên hiểu rõ hơn về cấu trúc địa chất của thạch quyển cũng như quá trình hình thành các kiểu cấu trúc đó. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về các nguồn tài nguyên khoáng sản và các vấn đề liên quan đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Khoáng vật học (+Lab)

Cung cấp sinh viên kiến thức cơ bản về khoáng vật bao gồm các kiểu liên kết và cấu trúc của khoáng vật, thành phần hóa học của khoáng vật; đặc biệt là hình thái và các tính chất vật lý của khoáng vật. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ có kiến thức để phân biệt các loại khoáng vật với nhau. Học phần cũng cung cấp những phương pháp nghiên cứu khoáng vật hiện đang sử dụng trong ngành địa chất. Đặc biệt môn học còn bao gồm các nội dung quan trọng như các quá trình địa chất tạo khoáng và các tổ hợp cộng sinh khoáng vật; phân biệt các nhóm khoáng vật cơ bản, thực hành mô tả và nhận biết các khoáng vật chính của từng nhóm đó.

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng không liên quan đến kiến thức chuyên môn bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng đàm phán… Học phần Kỹ năng nghề nghiệp cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức, quy tắc và các bài thực hành nhằm giúp sinh viên hình thành các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy khả năng ứng xử xã hội, tự quản lý, lãnh đạo bản thân, xây dựng và suy trì tốt sự tương tác xã hội, giải quyết vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.

Thạch học magma và biến chất (+Lab)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của thạch học magma và biến chất, bao gồm: khái niệm, thành phần khoáng vật, thành phần hóa học, kiến trúc, cấu tạo; nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành tạo của hai loại đá này. Bên cạnh đó, học phần cung cấp các thông tin mô tả các loại đá magma (nhóm đá axit, nhóm đá trung tính, nhóm đá mafic và nhóm đá siêu mafic); và các loại đá biến chất cơ bản (quarzite, đá hoa, đá phiến, đá gneiss và đá amphibolite).  

Đặc biệt, trong phần thực hành của học phần sẽ trang bị kĩ năng xác định các loại đá magma và biến chất phổ biến thông qua quan sát, phân tích màu sắc, kiến trúc và khoáng vật trên các mẫu đá trong phòng thí nghiệm; cũng như nhận biết các kiểu kiến trúc, tổ hợp cộng sinh khoáng vật trên lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi quang học phân cực.

Phân tích bể trầm tích dầu khí

Học phần Phân tích bể trầm tích dầu khí cung cấp cho sinh viên nền tảng trong việc phân tích cơ chế hình thành các kiểu bể trầm tích theo các bối cảnh kiến tạo khác nhau; phân loại bể trầm tích; đặc trưng về kiến tạo, cấu trúc, địa tầng của mỗi kiểu bể trầm tích. Đồng thời, học phần cũng bao gồm các nội dung liên quan đến đánh giá những kiểu bể có ý nghĩa trong việc tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Đối với các kiểu bể có tiềm năng dầu khí, học phần tiếp tục cung cấp cho sinh viên các nội dung, phương pháp và quy trình liên quan đến phân tích đặc điểm địa tầng, phân tích cấu trúc kiến tạo cũng như tiềm năng của hệ thống dầu khí trong phạm vi bể đó.

Địa chất cấu tạo (+Lab)

Cấu tạo địa chất là một trong những thành tố cơ bản nhất của vỏ Trái Đất, phản ánh dạng nằm và quan hệ không gian của các thể địa chất cũng như các tác nhân nội và ngoại sinh tác động vào chúng, đồng thời ghi dấu quá trình vận động của vỏ Trái Đất và tiến hóa kiến tạo của các đá khu vực. Học phần này giới thiệu những đặc điểm cơ bản của các cấu trúc địa chất phổ biến nhất trong vỏ Trái đất như: uốn nếp, đứt gãy, khe nứt, thớ chẻ, phân phiến, câu tạo đường, bất chỉnh hợp, các ranh giới địa chất, hình thái và nguồn gốc của các cấu tạo này. Đồng thời giới thiệu các nội dung cơ bản về ứng suất và biến dạng và các kỹ năng thực hành trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và các vấn đề liên quan. Từ đó để giúp giải đoán và khôi phục cơ chế và lịch sử hình thành cấu tạo cũng như xác định vai trò cấu tạo đối với sinh khoáng hoặc tai biến địa chất trong khu vực.

Khoa học dữ liệu Địa chất

Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về quản trị CSDL địa chất thông qua hệ thông tin địa lý (GIS). GIS sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu khi mà các dữ liệu địa chất cũng như các dữ liệu khác ngày càng mở rộng và được sử dụng trong cơ sở dữ liệu địa lý dưới dạng số. GIS sẽ hỗ trợ tốt các thao tác, hiển thị và tổng hợp dữ liệu, tiết kiệm thời gian và công sức, có khả năng sử dụng các khái niệm mới để tìm hiểu và giải quyết các vấn đề không gian. Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về GIS, các phương pháp thu thập dữ liệu, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, các phép tính toán và mô hình hóa trong môi trường GIS, ứng dụng kỹ thuật GIS trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường để nghiên cứu và quản lý môi trường. Hiểu về các mô hình và cấu trúc dữ liệu không gian, hiển thị dữ liệu - đồ hoạ, giới thiệu các vấn đề về chuyển đổi dữ liệu, các công cụ phân tích một bản đồ đơn lẻ, các cặp bản đồ và tổng hợp nhiều bản đồ. Từ đó hướng dẫn sinh viên thiết kế những bài toán ứng dụng cụ thể trong phân tích các dữ liệu địa chất và mô hình hoá.

Trầm tích học

Trầm tích và địa tầng là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau, địa tầng có thể được coi là sản phẩm của các quá trình trầm tích theo không gian và thời gian. Nhà địa tầng muốn giải thích các lớp đá theo các môi trường của quá khứ thì phải nghiên cứu trầm tích. Trầm tích là đối tượng địa chất rất quan trọng trong tìm kiếm thăm dò khoáng sản nói chung và dầu khí nói riêng. Do vậy, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các quá trình thành tạo, vận chuyển và lắng đọng trầm tích cũng như các quá trình thành đá và biến đổi thứ sinh. Đặc biệt, học phần nhấn mạnh vào đặc điểm khoáng vật, kiến trúc và cấu tạo của các nhóm đá trầm tích cơ bản như đá cát kết, sét kết và đá carbonat. Từ đó, giúp minh giải bối cảnh thành tạo và môi trường lắng đọng trầm tích của các kiểu đá trầm tích đó. Đây là cơ sở quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí về sau. Ngoài ra, học phần cũng trang bị những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất cho sinh viên về nguồn gốc và đặc điểm của một số loại đá trầm tích khác như đá trầm tích hóa học, sinh hóa.

Cổ sinh và địa tầng

Học phần cung cấp kiến thức về lịch sử của sự sống, điều kiện các sinh vật đầu tiên xuất hiện, phương thức sống và các hóa thạch của chúng, thời gian và nguyên nhân của những lần tuyệt chủng lớn, các ứng dụng của hóa thạch. Dựa trên những đặc trưng về động vật và thực vật cùng với các điều kiện môi trường sống của chúng, các nhà khoa học có thể luận giải được tuổi của các địa tầng cũng như môi trường thành tạo trầm tích của các đơn vị địa tầng đó. Do vậy, kết hợp cổ sinh trong nghiên cứu địa tầng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn; đặc biệt trong công tác nghiên cứu đặc điểm địa tầng trầm tích trong mỗi bể trầm tích.

Địa hóa dầu khí

Môn học địa hóa dầu khí cung cấp cho người đọc những khái niệm và các ứng dụng của địa hóa dầu khí trong việc tìm kiếm, đánh giá và sản xuất các mỏ dầu khí.Các chủ đề bao gồm: tổng quan về địa hóa dầu khí, sự hình thành của tích tụ dầu khí, các phương pháp địa hóa và ứng dụng trong đánh giá các đặc điểm của đá sinh, liên kết dầu- dầu, dầu- đá mẹ. Môn học cũng mô tả kỹ lưỡng về việc ứng dụng địa hóa dầu khí trong tìm kiếm thăm dò dầu khí: tính liên tục của các vỉa chứa, địa hóa bề mặt và các nguồn tài nguyên phi truyền thống. Cuối cùng, môn học cung cấp cho người đọc cách sử dụng các dữ liệu về độ sâu, tuổi, thạch học, địa chấn địa tầng, ... và các thông tin về lịch sử phát triển của bể để xây dựng mô hình bể trầm tích (1D) nhằm mô phỏng lịch sử địa chất và dự đoán về thời điểm sinh dầu, trục xuất, di cư và tích tụ của dầu khí.

Địa chất dầu khí

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về địa chất dầu khí như các yếu tố của hệ thống dầu khí: đá sinh, đá chứa, đá chắn và bẫy dầu khí. Môn học cung mô tả các quá hình thành nên một tích tụ dầu khí như: quá trình sinh dầu, quá trình di cư, quá trình nạp bẫy và bảo tồn tích tụ dầu khí. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho người học những kiến thức về nguồn tài nguyên phi truyền thống. Các phương pháp tính toán trữ lượng dầu khí cũng như phân cấp tài nguyên dầu khí cũng được giới thiệu sơ bộ trong học phần này. Các chủ đề chính bao gồm: Nguồn gốc của dầu khí; Tính chất vật lí và hóa học của dầu khí; Đá mẹ và các quá trình sinh dầu; dịch chuyển của dầu khí; Đá chứa; Đá chắn và bẫy; Tài nguyên dầu khí phi truyền thống; Đánh giá triển vọng và trữ lượng dầu khí.

Các phương pháp thăm dò Địa vật lý (+Lab)

Học phần cung cấp việc áp dụng các phương pháp thăm dò địa vật lý để khảo sát cấu trúc địa chất như: áp dụng giải đoán các vấn đề trong thăm dò, môi trường và kỹ thuật. Ngoài ra, trong phần thực hành của học phần cung cấp cho sinh viên các nội dung gồm: Thiết kế phương án khảo sát, thực hành thu thập dữ liệu với các thiết bị đo trọng lực, từ kế, radar mặt đất xuyên sâu, điện trở, điện, và trạm địa chấn.

Địa vật lý giếng khoan (+Lab)

Học phần đia vật lý giếng khoan cung cấp cho sinh viên kiến thức về bản chất vật lý các phương pháp địa vật lý giếng khoan, các phương pháp đo gồm: phương pháp đo điện, phương pháp điện từ, từ; phương pháp siêu âm, phương pháp nhiệt, phương pháp phóng xạ. Đồng thời, học phần cũng cung cấp cơ sở lý thuyết cho công tác minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan. Phần thực hành, sinh viên được thực hành các phương pháp minh giải tài liệu vật lý giếng khoan trên tài liệu cụ thể của các giếng khoan dầu khí như: đọc hiểu và nhận biết các đường cong địa vật lý giếng khoan thực tế, tính toán các đặc trưng chứa (hàm lượng sét, độ rỗng, độ bão hòa nước); minh giải môi trường lắng đọng trầm tích, thực hành liên kết giếng khoan, nghiên cứu lát cắt địa chất thông qua các giếng khoan, liên kết địa tầng.

Địa cơ học

Học phần cung cấp và trình bày các khái niệm cơ bản của địa cơ học bao gồm các thuật ngữ, vai trò, các ứng dụng và tầm quan trọng của quy mô tỷ lệ trong nghiên cứu vân đề địa cơ; các vấn đề biến dạng của đất đá; các tính chất cơ học của đất đá; các thành phần ứng suất trái đất; thu thập các dữ liệu cơ học; thiết lập và xây dựng mô hình cơ học của trái đất; các ứng dụng của địa cơ trong công nghiệp dầu khí và các công nghệ hiện đại liên quan đến địa cơ học.

Địa chấn dầu khí

Học phần cung cấp các khái niệm và phương pháp trong nghiên cứu địa chấn thăm dò áp dụng cho thăm dò dầu khí. Đặc biệt, trọng tâm của học phần là phương pháp địa chấn phản xạ và các công nghệ liên quan. Học phần cũng cung cấp cho sinh viên các bước đo đạc thực địa, thu thập dữ liệu địa chấn, xử lý tín hiệu số và các kỹ thuật giải đoán dữ liệu địa chấn.

Địa chất biển

Học phần “Địa chất biển” sẽ cung cấp cho sinh viên các nội dung quan trọng như sau: các thiết bị và phương pháp nghiên cứu địa hình và trầm tích biển; lịch sử phát triển, đặc điểm cấu trúc và địa hình đáy biển và đại dương; các hoạt động địa chất khu vực đới bờ và thềm lục địa. Đặc biệt, học phần đề cập đến hoạt động kiến tạo của Biển Đông để làm rõ lịch sử hình thành, phát triển Biển Đông cũng như sự thành tạo các bồn trầm tích trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại khoáng sản biển, đặc biệt là dầu khí.

Cơ sở công nghệ mỏ

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về mỏ dầu khí và các tính toán phổ thông trong công nghệ mỏ. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về các tính chất cơ bản nhất của chất lưu và đất đá vỉa như thành phần của các chất lưu trong vỉa dầu khí, nhiệt độ áp suất, độ rỗng, độ thấm, áp suất mao dẫn, độ bão hoà chất lưu, độ nhớt, trọng lượng riêng, áp suất bão hoà, hệ số thể tích, hệ số khi hoà tan và hệ số nén đẳng nhiệt và các thông số cơ học khác của đất đá vỉa. Các kiến thức đại cương về các cơ chế năng lượng vỉa cơ chế nước đẩy, cơ chế giãn nở của khí hoà tan và mũ khí, cơ chế năng lượng đàn hồi, cơ chế trọng lực. Các tính toán trữ lượng đơn giản, tính toán lưu lượng và sự suy giảm áp suất khai thác cho bài toán sơ cấp về dòng chảy ổn định của chất lưu đến giếng. Tìm hiểu khái quát về dòng chảy chất lưu trong vỉa và giới thiệu sơ lược các phương pháp thu hồi dầu tăng cường. Đồng thời sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về quy trình tích hợp trong tính toán dự báo khai thác vỉa từ mô hình hoá vỉa tới mô phỏng vỉa. Sinh viên cũng sẽ được trang bị kiến thức khái quát về đặc tính kỹ thuật mỏ của các mỏ dầu khí ở Việt Nam và sơ lược về mỏ dầu khí phi truyền thống.

Cơ sở mô phỏng vỉa dầu khí

Học phần sẽ giới thiệu khái quát về mô hình hóa và mô phỏng vỉa dầu khí và các bước liên quan đến mô phỏng vỉa từ mô hình hoá vỉa tới khớp lịch sử khai thác giếng. Giới thiệu phương trình dòng chảy chất lưu trong vỉa dầu khí cho các mỏ từ đơn giản tới phức tạp mỏ một pha, mỏ hai pha và mỏ nhiều pha. Ứng dụng phương pháp sai phân hữu hạn (finite difference) để giải bài toán đơn giản nhất của mô phỏng vỉa là mô phỏng vỉa một pha trong không gian một chiều. Giới thiệu sơ lược về mô phỏng mỏ 2 pha không có sự chuyển pha (black oil model) và mô phỏng mỏ có sự chuyển pha (compositional model). Sinh viên sẽ thực hành mô phỏng vỉa dầu khí bằng phần mềm chuyên dụng sử dụng số liệu đo địa vật lý giếng khoan và dự báo sản lượng khai thác vỉa.

Thực hành xử lý và minh giải tài liệu địa chấn

Học phần cung cấp lý thuyết và kinh nghiệm trong quá trình xử lý minh giải địa chấn (phản xạ, khúc xạ, VSP...); thông qua học phần sinh viên sẽ nắm bắt được quy trình cơ bản của quá trình xử lý địa chấn và khả năng xử lý các vấn đề trong quá trình xử lý; sinh viên sẽ xây dựng được mối liên hệ giữa xử lý địa chấn và minh giải địa chấn; sinh viên nắm bắt được cách sử dụng các phần mềm trong quá trình xử lý tài liệu địa chấn.

Địa chất mỏ dầu khí (+Lab)

Nội dung của học phần Địa chất mỏ dầu khí nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản sau: phân loại các kiểu mỏ dầu khí, cấu trúc địa chất, các đặc điểm về áp suất vỉa và tính trữ lượng dầu khí của mỏ dầu khí. Đặc biệt, học phần tập trung phân tích đặc điểm, sự hình thành các vỉa dầu và các đặc trưng thấm chứa của các vỉa đó của ba kiểu mỏ dầu khí cơ bản, gồm mỏ dầu khí trong đá trầm tích vụn, mỏ dầu khí trong đá cacbonat và mỏ dầu khí trong đá móng nứt nẻ, hang hốc. Ngoài ra, học phần cũng đề cập đến tiềm năng của mỏ dầu trong đá phiến trên thế giới và ở Việt Nam cũng như các công nghệ tìm kiếm và khai thác trong kiểu mỏ dầu khí phi truyền thống này.

Địa vật lý ứng dụng

Học phần cung cấp kiến thức về việc sử dụng số liệu thu được từ các phương pháp điện, điện-từ, từ, trọng lực và phương pháp địa chấn để minh giải các đặc tính vật lý của đất đá. Đặc biệt, học phần tập trung vào ứng dụng của các phương pháp địa vật lý này trong công tác tìm kiếm khoáng sản, tìm kiếm dầu khí, ứng dụng trong địa kỹ thuật và địa môi trường. Ngoài ra, học phần cũng đề cập đến những kiến thức khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo đang là xu thế phát triển hiện nay.

Địa chất và Tài nguyên Việt Nam

Đất nước Việt Nam tuy có diện tích không rộng lớn, nhưng rất đa dạng về địa chất và tài nguyên. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các vấn đề đặc điểm địa tầng, các thành tạo magma, biến chất và cấu trúc kiến tạo của lãnh thổ Việt Nam cũng như đại cương về cảnh quan và địa chất Việt Nam. Bên cạnh đó, học phần tiếp tục giới thiệu, phân tích các nguồn tài nguyên khoáng sản liên quan với các cấu tạo địa chất đó. Các nguồn tài nguyên ở Việt Nam bao gồm tài nguyên năng lượng (than khoáng, dầu khí, phóng xạ), tài nguyên khoáng sản (khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng), tài nguyên nước và các kì quan địa chất; các tài nguyên này có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Địa chất khai thác

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các yếu tố địa chất quyết định đến chất lượng tầng chứa, sự biến đổi của áp suất tác động đến trạng thái pha của chất lưu trong quá trình khai thác. Đồng thời, học phần cũng cung cấp những nội dung quan trọng khác như: cơ sở địa chất và phương pháp luận phân chia các đối tượng khai thác và bố trí mạng lưới giếng, về các phương pháp kiểm tra khai thác và quản lý mỏ dầu, khí và khí-condensat.

Mô hình hóa bể trầm tích

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mô hình bể trầm tích; đồng thời trang bị cho sinh viên biết phân tích và đánh giá các đặc điểm, các yếu tố và các quá trình ảnh hưởng tới việc xây dựng mô hình trầm tích. Học phần sẽ tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên các bước xây dựng mô hình bể trầm tích, xây dựng được các biểu đồ các sự kiện địa chất, lịch sử chôn vùi, các bước khôi phục bể trầm tích, cũng như phân tích các yếu tố của hệ thống dầu khí và đánh giá sự rủi ro dựa trên cơ sở các phương pháp và các mô hình toán học.

Dòng chảy chất lưu trong môi trường rỗng

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về môi trường rỗng và dòng chảy chất lưu trong môi trường rỗng như dòng chảy của nước ngầm, dòng chảy của chất lưu trong vỉa dầu khí. Đầu tiên sinh viên sẽ tìm hiểu về các tính chất thấm dẫn của đất đá như độ rỗng, độ thấm tuyệt đối, độ thấm tương đối, độ bão hoà chất lưu, áp suất mao dẫn, tính dính ướt, hệ số nén đẳng nhiệt và mối quan hệ giữa các thông số cũng như cách xác định các thông số đó. Sinh viên sẽ học cách xây dựng cũng như sử dụng phương trình cơ bản nhất của dòng chảy chất lưu trong môi trường rỗng để có thể áp dụng phương trình này vào các bài toán thực tế. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về định luật Darcy và sử dụng nó trong một số bài toán đơn giản như xác định độ thấm của đất đá và các bài toán dòng chảy trong địa chất thuỷ văn như xác định lưu lượng khai thác giếng, tính chiều cao mực nước, xác định vùng suy giảm áp suất, tính toán sự can thiệp giữa các giếng. Tiếp đó sinh viên sẽ được làm quen với các bài toán phức tạp hơn với dòng chảy chất lưu trong vỉa dầu khí như tính toán sự suy giảm lưu lượng giếng, xác định vùng giảm áp quanh giếng khoan, tính toán nước xâm nhập vào vỉa và phương trình cân bằng vật chất dạng đơn giản. 

Thiết kế dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí

Đây là học phần tập trung vào nội dung thiết kế đa lĩnh vực, đòi hỏi phải tích hợp các kiến thức cơ bản về địa chất - địa vật lý dầu khí và các phương pháp địa chất, địa vật lý trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm trong cả học kì về các vấn đề liên quan đến việc thiết kế một dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí của một khu vực cụ thể. Các nội dung chính bao gồm: tổng hợp, tích hợp và phân tích cơ sở dữ liệu địa chất - địa vật lý, phân tích cấu trúc địa chất, địa tầng; đánh giá khả năng tồn tại hệ thống dầu khí, phân tích các cấu tạo triển vọng, đánh giá chất lượng của các yếu tố trong hệ thống dầu khí, đánh giá tiềm năng, trữ lượng dầu khí. Trên cơ sở đó, đánh giá và đề xuất các phương án tìm kiếm thăm dò chi tiết hơn.

Học phần này được giảng dạy bởi các chuyên gia/giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá thông qua bản báo cáo và bài thuyết trình, khả năng lập luận, trả lời câu hỏi của giảng viên.

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí

Trong điều kiện hiện nay, trữ lượng dầu khí sụt giảm, các mỏ lớn đã cạn kiệt, điều kiện địa chất của các phát hiện còn lại rất phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ AI với khả năng vượt trội về khai phá lượng dữ liệu lớn để tìm ra các mối quan hệ ẩn giữa các lớp thông tin địa chât – địa vật lý và dầu khí, là hết sức cấp thiết. Việc ứng dụng hệ thống AI vào xử lý tổng hợp và minh giải dữ liệu địa chất – địa vật lý sẽ là một phương pháp mới giúp nâng cao độ chính xác của công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Học phần sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được cơ bản về AI cũng như xu thế ứng dụng AI trong công nghiệp dầu khí.

Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám (GIS và RS)

Học phần cung cấp những kiến thức tổng quan về GIS, mô hình dữ liệu GIS, cách thiết lập và hiệu chỉnh sở dữ liệu GIS. Đặc biệt, học phần giới thiệu cách sử dụng phần mềm GIS và các ứng dụng của GIS hiện nay. Trên cơ sở các phần lý thuyết đó, sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài tập lớn gồm xây dựng lưu đồ GIS và thành lập bản đồ GIS. Ảnh viễn thám (remote sensing images) ngày nay đã trở thành nguồn số liệu khổng lồ bao phủ diện tích lớn. Khi kết hợp ảnh viễn thám và các lớp thông tin GIS khác sẽ giúp cho công tác tìm kiếm thăm dò khoáng sản, quản lý tài nguyên, môi trường và dự báo các tai biến được chính xác hơn.

Năng lượng tái tạo

Mục tiêu của học phần này là giới thiệu cho sinh viên tổng quan về năng lượng và những kiến thức cần thiết về năng lượng tái tạo. Học phần sẽ đề cập đến các tác động môi trường liên quan đến việc sử dụng, khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch; những lợi ích của năng lượng tái tạo và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới. Học phần sẽ đi sâu vào một số loại hình năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng sóng và thủy triều, địa nhiệt và năng lượng hydro. Những nội dung chính bao gồm: việc sản xuất và tiêu thụ, nguyên lý hoạt động, lưu trữ và vận chuyển, ưu và nhược điểm, tiềm năng và chi phí, các tác động môi trường. Sau khi tham gia môn học này, sinh viên có thể đánh giá các chính sách về năng lượng tái tạo trên thế giới cũng như có nền tảng cho các nghiên cứu về chủ đề chuyển dịch năng lượng.

Kiến tập định hướng nghề nghiệp

Trong học kỳ hè, sinh viên được tham gia chương trình kiến tập kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần tại các đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích thăm quan và tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của từng đơn vị đó. Sinh viên được chính các cán bộ tại đơn vị đó trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu về các nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khai thác dầu khí và chế biến dầu khí. Từ đó, sinh viên có những định hướng lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, sinh viên cũng được tìm hiểu về các quy định an toàn, quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp dầu khí. Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên cần hoàn thành báo cáo kiến tập theo nhóm và trình bày kết quả thu được trước các thầy cô trong Khoa Dầu khí.

Thực tập địa chất ngoài trời (Hè)

Học phần Thực tập địa chất ngoài trời tạo cho sinh viên điều kiện thực hành những kiến thức cơ bản về địa chất tại các điểm lộ ngoài thực địa, trong thời gian từ 7-10 ngày. Các nội dung được sinh viên trực tiếp học tập và thực hành bao gồm: cách sử dụng các dụng cụ cơ bản (như địa bàn, máy GPS, búa địa chất và bản đồ); cách viết nhật kí thực địa; đo các thông số cơ bản như góc dốc, thế nằm và mặt trượt, biểu diễn các thông số đó trên bản đồ; thực hành xác định các loại đá cơ bản (đá magma, biến chất và trầm tích) tại các điểm lộ; quan sát và nhận biết các dạng cấu trúc địa chất cơ bản. Ngoài ra, sinh viên cũng được làm quen với việc mô tả đặc điểm thạch học chi tiết, mô tả thế nằm, cấu tạo của các lớp đá của một số hệ tầng và phức hệ tiêu biểu trong phạm vi thực địa.

Thực tập nghề nghiệp (Hè)

Học phần này giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất của đơn vị thực tập cụ thể. Qua đây, sinh viên được trực tiếp tham gia vào công việc cụ thể dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn tại đơn vị thực tập đó. Nội dung thực tập liên quan đến các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, như đánh giá đặc trưng chứa, tính toán trữ lượng dầu khí, xử lý, minh giải tài liệu địa vật lý, đánh giá cấu tạo triển vọng dầu khí, nghiên cứu đặc điểm thạch học, địa tầng, cấu trúc của các mỏ/cấu tạo. Kết thúc đợt thực tập, sinh viên hoàn thành báo cáo và trình bày trước bộ môn; kết quả thực tập của sinh viên cũng được đơn vị thực tập đánh giá dựa trên các tiêu chí về chuyên môn, kĩ năng và thái độ.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần Thực tập tốt nghiệp cung cấp cho sinh viên cơ hội hệ thống lại và ứng dụng được toàn bộ kiến thức đã học trong khung chương trình Kỹ thuật Địa chất để tham gia vào công việc cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại đơn vị sản xuất. Đồng thời, qua học phần này sinh viên tiến hành thu thập, tổng hợp và lựa chọn vấn đề phù hợp với chuyên môn cũng như phương pháp tối ưu để giải quyết các nội dung trong học phần Đồ án tốt nghiệp kế tiếp. Nội dung thực tập liên quan đến các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, như đánh giá đặc trưng chứa, tính toán trữ lượng dầu khí, xử lý, minh giải tài liệu địa vật lý, đánh giá cấu tạo triển vọng dầu khí, nghiên cứu đặc điểm thạch học, địa tầng, cấu trúc của các mỏ/cấu tạo… Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, sinh viên hoàn thành báo cáo và trình bày trước bộ môn; kết quả thực tập của sinh viên cũng được đơn vị thực tập đánh giá dựa trên các tiêu chí về chuyên môn, kĩ năng và thái độ.

Đồ án chuyên ngành 1

Đồ án chuyên ngành 1 là học phần đầu tiên sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức chuyên ngành để giải quyết một vấn đề kĩ thuật địa chất cụ thể, tập trung vào hướng địa chất dầu khí hoặc địa vật lý dầu khí. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ tìm hiểu vấn đề, lựa chọn phương pháp giải quyết và xây dựng một quy trình để thực hiện và cuối cùng sẽ bảo vệ kết quả của đồ án trước Hội đồng đánh giá. Các nội dung được lựa chọn để thực hiện bao gồm các chủ đề liên quan đến việc ứng dụng địa chất- địa vật lý trong Tìm kiếm thăm dò Dầu khí nói riêng hoặc các vấn đề địa chất nói chung. Sinh viện có thể lựa chọn các chủ đề như: môi trường trầm tích, đánh giá đặc trưng chứa, xử lý tài liệu địa chấn,...để tiến hành thực hiện đồ án chuyên ngành.

Đồ án chuyên ngành 2

Đồ án chuyên ngành 2 tiếp tục yêu cầu sinh viên giải quyết một vấn đề về kĩ thuật địa chất cụ thể, tập trung vào hướng địa chất hoặc địa vật lý. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức chuyên môn đã được học như thạch học, trầm tích, xử lý và minh giải tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan, địa chất dầu khí... cũng như kiến thức thực tế thu được qua các đợt thực địa và thực tập nghề nghiệp để tiến hành phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể phù hợp với chuyên ngành học là địa chất hay địa vật lý. Cuối cùng sinh viên sẽ bảo vệ kết quả của đồ án trước Hội đồng đánh giá. Đây là tiền đề để sinh viên chuẩn bị học kỳ cuối thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp

Học phần này yêu cầu sinh viên phải thực hiện nghiên cứu một vấn đề kỹ thuật địa chất cụ thể như đánh giá các đặc trưng chứa, tính toán trữ lượng dầu khí, xử lý, minh giải tài liệu địa vật lý, đánh giá cấu tạo triển vọng dầu khí, nghiên cứu đặc điểm thạch học, địa hóa, môi trường trầm tích... cho một đối tượng và một khu vực mỏ cụ thể sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp. Nội dung sinh viên cần phải thực hiện bao gồm: giới thiệu các đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cứu, khái quát các phương pháp nghiên cứu và biện luận phương pháp lựa chọn trong đồ án tốt nghiệp; trình bày kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận và kiến nghị. Kết quả thực hiện đồ án tốt nghiệp sẽ được sinh viên bảo vệ trước Hội đồng đánh giá.

NGÀNH KỸ THUẬT DẦU KHÍ (Petroleum Engineering)

Chuyên ngành: Khoan – khai thác mỏ Dầu khí (Petroleum Drilling and Production)

Mã ngành: 7520604

Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET (Hoa Kỳ).

Xem thêm tại đây: https://amspub.abet.org/aps/category-search?countries=VN

abet logo

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình Kỹ thuật Dầu khí trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để họ có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Sau một khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, người học có thể đạt được các mục tiêu đào tạo của chương trình như sau:

  • Trở thành kỹ sư sản xuất có khả năng thiết kế, thi công, sản xuất, nghiên cứu, đổi mới và quản lý trong lĩnh vực chuyên ngành khai thác dầu khí.
  • Có thể tiếp tục phát triển chuyên môn và trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty đa quốc gia hoặc trở thành nhà khoa học cho các viện nghiên cứu, trường đại học.
  • Có thể tiếp tục tự học nâng cao trình độ để đáp ứng những thách thức của môi trường làm việc cạnh tranh, hiện đại và năng động.

2. Chuẩn đầu ra:

2.1.Về kiến thức

  • Xây dựng quy trình tính toán và giải các bài toán kỹ thuật phức tạp bằng cách sử dụng các kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật.
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật và môi trường.
  • Áp dụng khối kiến thức khoan và khai thác để thiết kế, phân tích và vận hành hệ thống khoan, hệ thống khai thác và hệ thống bơm ép hiệu quả và an toàn.
  • Áp dụng khối kiến thức công nghệ mỏ vào thực tế trong việc quản lý, phát triển và tối ưu các nguồn tài nguyên.
  • Sử dụng tài liệu và đánh giá thông tin địa chất và các nguồn tài nguyên và sử dụng các phương pháp kỹ thuật, khối kiến thức khoa học trái đất.
  • Sử dụng phương pháp định lượng các dự án kinh tế và tài nguyên để thiết kế và đưa ra quyết định trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn.
  • Áp dụng thiết kế kỹ thuật để đưa ra lời giải cho bài toán gặp phải và có tính tới các yếu tố sức khỏe cộng đồng, an toàn, phúc lợi, cũng như tính chất toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.
  • Đề xuất và thực hiện các thí nghiệm phù hợp, phân tích và minh giải dữ liệu và sử dụng phán đoán kỹ thuật để đưa ra kết luận.
  • Có kiến thức cơ bản về chuyển dịch và an ninh năng lượng cũng như phát triển bền vững.

2.2.Về kỹ năng

  • Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Làm việc hiệu quả trong một nhóm mà thành viên cùng nhau tham gia lãnh đạo nhóm, tạo ra môi trường hợp tác và hòa thuận, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và đáp ứng các mục tiêu.
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu. Chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

2.3.Về mức tự chủ và trách nhiệm

  • Ý thức trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và đưa ra những đánh giá sáng suốt, xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
  • Tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 155 tín chỉ (TC), các kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp sẽ được tích lũy TC, các học phần Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết) và Tiếng Anh dự bị (120 tiết) không tính tích lũy TC.

 

NĂM 1
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Triết học Mác - Lênin 3   1 Tiếng Anh 1 3 (4)
2 Giải tích 1 3   2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab 2   3 Giải tích 2 3
4 Hóa đại cương 1 3   4 Kiến tập định hướng nghề nghiệp 1
5 TN Hóa đại cương 1 1   5 Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) +Lab 3
6 Vật lý đại cương 1 2   6 Vật lý đại cương 2 2
7 TN Vật lý đại cương 1 1   7 TN Vật lý đại cương 2 1
8 Nhập môn dầu khí 2   8 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2
9 Tiếng Anh dự bị 120 tiết*   9 GDTC 2 1*
10 GDTC 1 1*   10 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 165 tiết
11 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2   11 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
  CỘNG 19     CỘNG 19
NĂM 2
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 2 3 (4)   1 Tiếng Anh 3 3 (4)
2 Giải tích 3 2   2 Phương trình vi phân 3
3 Cơ lý thuyết 3   3 Sức bền vật liệu (+ Lab) 3
4 Nhiệt động lực học 3   4 Vật lý vỉa (+ Lab) 3
5 Địa chất đại cương 3   5 Quá trình vận chuyển chất lưu trong khai thác dầu khí 3
6 Giới thiệu hệ thống khoan (+ Lab) 4   6 Điện - Điện tử (+ Lab) 2
7 Kỹ năng nghề nghiệp 2   7 Tự chọn 2 2
8 Tự chọn 1 2   8 Thực tập nghề nghiệp 1 (hè) 2
9 GDTC 3 1*        
  CỘNG 22     CỘNG 21
NĂM 3
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 4 3 (4)   1 Đánh giá thành hệ 3
2 Phương pháp số trong kỹ thuật dầu khí 3   2 Công nghệ mỏ (+ Lab) 3
3 Chất lưu vỉa dầu khí 3   3 Thử vỉa 3
4 Địa chất dầu khí 3   4 Đồ án chuyên ngành 1 1
5 Địa cơ học 3   5 Kinh tế dầu khí 3
6 Hệ thống khai thác dầu khí (+ Lab) 4   6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 2
7 Kỹ thuật khoan 3   7 Địa thống kê 2
        8 Tự chọn 3 3
        9 Thực tập nghề nghiệp 2 (hè) 2
  CỘNG 22     CỘNG 22

 NĂM 4

HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Mô phỏng vỉa 3   1 Thực tập tốt nghiệp 3
2 Mô hình hóa mỏ tích hợp 3   2 Đồ án tốt nghiệp 8
3 Kỹ thuật khai thác 3     CỘNG 11
4 Dự án phát triển mỏ 3        
5 Thu hồi dầu tăng cường 2        
6 Đồ án chuyên ngành 2 1        
7 Tự chọn 4 2        
8 Tự chọn 5 1        
9 Tự chọn 6 1        
  CỘNG 19        
             
 

 HỌC PHẦN TỰ CHỌN

TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
Tự chọn 1   Tự chọn 4
1 Trầm tích học 2   1 Xi măng (+Lab) 2
2 Địa vật lý đại cương 2   2 Xử lý và vận chuyển dầu khí 2
        3 Năng lượng tái tạo 2
Tự chọn 2   Tự chọn 5: Các chuyên đề
1 Thiết bị khoan – khai thác và vận hành 2 1 Thu dọn mỏ 1
2 Thiết bị thủy khí 2   2 Sinh cát và kiểm soát cát trong khai thác dầu khí 1
3 Dung dịch khoan (+Lab) 2   3 Khai thác dầu nặng 1
Tự chọn 3   4 Công nghệ khoan trong điều kiện phức tạp 1
1 Hoàn thiện và kích thích giếng 3   Tự chọn 6: Các chuyên đề
2 Thiết kế và vận hành hiệu quả quá trình khoan 3   1 Công nghệ khai thác và xử lý khí 1
3 Những bài toán thông dụng trong kỹ thuật khai thác 3   2 Công nghệ khoan định hướng và vươn xa 1
Ghi chú: * Các học phần GDTC, Quốc phòng – An ninh, Tiếng Anh dự bị không tính tín chỉ. Học phần tiếng Anh được tính 12 TC tích lũy.   3 Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam 1
  4 Phát triển khai thác các mỏ cận biên 1
               

MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Triết học Mác – Lênin

Học phần cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các học phần khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin. Học phần trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội; trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên lý luận. Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên. Nội dung chương trình gồm: bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nên kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Học phần trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 – 2018). Qua đó, khẳng định các thành công, nếu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; văn hóa, con người; đạo đức.

Tiếng Anh dự bị

Học phần Tiếng Anh dự bị nhằm trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho sinh viên ở trình độ Cơ bản. Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên cũng được học kỹ năng viết câu cơ bản. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 1

Đây là học phần Tiếng Anh đầu tiên của chương trình Tiếng Anh tại Đại học Dầu khí Việt Nam. Học phần này dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn A2 (Cơ bản) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR.  Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên được luyện kỹ năng viết đoạn văn (paragraph). Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 2

Học phần Tiếng Anh 2 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Sơ trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - CEFR (tương đương IELTS 4.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp cận và thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 3

Học phần Tiếng Anh 3 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu -CEFR (tương đương IELTS 4.5). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp tục thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 4

Học phần Tiếng Anh 4 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - CEFR (tương đương IELTS 5.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời thực hành các bài kiểm tra theo chuẩn IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Giáo dục thể chất 1

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng chuyền, cách thức tổ chức một giải bóng chuyền phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng chuyền.

Giáo dục thể chất 2

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng đá, cách thức tổ chức một giải bóng đá phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng đá.

Giáo dục thể chất 3

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật nhảy xa, cách thức tổ chức một giải điền kinh phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn nhảy xa.

Giải tích 1

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết và ứng dụng của phép tính vi tích phân của các hàm đa thức, hàm số mũ, hàm logarithm và hàm lượng giác. Nghiệm dưới dạng đồ thị, dạng số, và dạng giải tích của các bài toán ứng dụng có liên quan tới đạo hàm. Cuối học phần là phần giới thiệu về tích phân.

Giải tích 2

Học phần trang bị các kiến thức về tích phân xác định và tích phân không xác định của hàm một ẩn, tích phân suy rộng, dãy số và chuỗi số, giới thiệu về phương trình vi phân, chú trọng vào các bài toán ứng dụng của phép tính vi-tích phân.

Giải tích 3

Học phần trang bị các kiến thức về hình học vector, đại số vector và giải tích vector, đạo hàm riêng và đạo hàm theo hướng, tích phân hai lớp và tích phân ba lớp, trường vector, tích phân đường và tích phân mặt, định lý Green, định lý Stoke và định lý Gauss.

Phương trình vi phân

Học phần trang bị các kiến thức về: Phương trình vi phân bậc nhất, bậc hai và phương trình vi phân bậc cao, hệ phương trình vi phân, nghiệm giải tích, ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật.

Vật lý đại cương 1

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Cơ học cổ điển. Các chủ đề bao gồm: Vectors, chuyển động trên đường thẳng, chuyển động trong mặt phẳng, các định luật Newton, công và năng lượng, thế năng, động lượng, động học của chuyển động quay, động lực học của chuyển động quay, va chạm đàn hồi, và cơ học chất lưu.

Mục tiêu của học phần: Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản và tích hợp các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của vật lý; phát triển thái độ tích cực trong tìm kiếm chân lý và nghiên cứu khoa học; phát triển các kỹ năng học tập sử dụng các công cụ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm vật lý; cung cấp một nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên khác.

TN Vật lý đại cương 1

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương I với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Vật lý đại cương 2

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Điện – Từ học và Quang học cho sinh viên các ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác, và Lọc hoá dầu. Các chủ đề bao gồm: điện trường – dòng điện, từ trường, quang hình học và quang học sóng. Học phần cần sử dụng nhiều kiến thức của Học phần Vật lý đại cương I như: toạ độ, vận tốc, gia tốc, lực, các định luật về chuyển động của Newton, công và năng lượng. Học phần còn sử dụng các kiến thức về đại số, hình học và lượng giác, các phép toán với vector và giải tích. Học phần sẽ bao gồm các bài giảng, bài tập về nhà và thực hành, thí nghiệm.

TN Vật lý đại cương 2

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương II với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các chủ đề: Giới thiệu về thiết kế cơ khí với sự trợ giúp của máy tính. Trọng tâm vào các phần thiết lập bản vẽ, tạo và hiệu chỉnh bản vẽ hình học, vẽ kỹ thuật; các phương pháp chiếu, cách ghi chữ, kích thước, tỉ lệ. Kỹ thuật vẽ bao gồm vẽ phác thảo bằng tay, vẽ theo hướng chiếu vuông góc, các hình chiếu cơ bản. Phần thực hành trên AutoCAD sẽ bao gồm các lệnh vẽ, công cụ vẽ và trình bày bản vẽ.

Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + Lab

Học phần cung cấp kỹ năng lập trình tính toán trên phần mềm Python; cách sử dụng cú pháp, các kiểu dữ liệu nguyên thủy, cấu trúc điều khiển, véc tơ, cấu trúc lớp, hàm, tập tin nhập – xuất, ngoại lệ và cấu trúc lập trình khác. Nội dung học phần cũng bao gồm sử dụng các lớp thư viện vào giải quyết các vấn đề tính toán, thực hiện chương trình trong Python. Sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp với thực hành viết và chạy chương trình Python.

Hóa đại cương 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hoá học bao gồm các nội dung: sơ lược về lịch sử phát triển hóa học, các khai niệm và đơn vị đo lường cơ bản; cấu tạo nguyên tử, bức xạ điện từ, quang phổ nguyên tử, cấu trúc nguyên tử theo cơ học lượng tử, phương trình sóng Schrodinger, obitan nguyên tử và các mức năng lượng, cấu hình electron và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; các thuyết giải thích về liên kết hoá học bao gồm thuyết liên kết hoá trị VB, thuyết lai hoá obitan; lý thuyết giải thích về hình dạng và cấu trúc phân tử theo thuyết đẩy giữa các cặp electron (VSEPR) và thuyết obitan phân tử (MO), cấu hình electron phân tử; trạng thái tập hợp của các chất bao gồm thuộc tính của chất rắn, lỏng và chất khí.

TN Hóa đại cương 1

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 1 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết (CHE11301) còn giúp SV biết những kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm như: nắm vững các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, phân loại dụng cụ, hoá chất, thiết bị, những kỹ năng và những thao tác cơ. Biết được mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến người làm thí nghiệm, những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm, biết được các quy tắc cơ bản ứng phó với sự cố xảy ra. Ngoài ra học phần còn rèn sinh viên những kỹ năng về ghi nhận và sử lý số liệu thực nghiệm và trình bày một báo cáo thí nghiệm.

Nhiệt động lực học

Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nhiệt động kỹ thuật, như: Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động học cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Từ các kiên thức của các quá trình nhiệt động, người học có thể hiểu và tính toán được toàn bộ chu trình của một số thiết bị nhiệt đặc trưng như: Động cơ đốt trong, thiết bị lạnh; HP cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về truyền nhiệt như: Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ. Từ đó, người học có thể giải được các bài toán truyền nhiệt và trên các thiết bị trao đổi nhiệt cụ thể.

Điện – Điện tử (+Lab)

Mạch điện: phần tử cơ bản, các định luật về dòng và áp, công suất, mạch điện đơn giản, phân tích mạch, kỹ thuật giải mạch điện, đáp ứng mạch điện và phân tích trạng thái ổn định; Các mạch điện tử cơ bản, mạch khuếch đại thuật toán, mạch khuếch đại dùng transistor; giới thiệu về máy điện.

Cơ lý thuyết

Học phần Cơ học lý thuyết sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các chủ đề:

Tĩnh học: Tĩnh học chất điểm và vật rắn, cân bằng vật rắn, tải trọng phân bố, trọng tâm, tải trọng trên dầm và dây cáp, ma sát, và mômen quán tính.

Động lực học: Động học và động lực học chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn trong chuyển động song phẳng. Phân tích lực và gia tốc sử dụng định luật 2 Newton và phương pháp năng lượng và động lượng.

Sức bền vật liệu (+Lab)

Học phần này trang bị các khái niệm về ứng suất và biến dạng, tải trọng dọc trục, phần tử chịu tải trọng dọc trục siêu tĩnh, ứng suất nhiệt, xoắn, góc xoắn, hệ siêu tĩnh chịu xoắn, uốn thuần túy, tả trọng lệch tâm, cắt dầm, tải trọng phức tạp, biến đổi ứng suất, chuyển vị của dầm, dầm và trục siêu tĩnh. Đưa ra các phương pháp tính toán về độ bền, độ cứng và ổn định của các bộ phận công trình hay các chi tiết máy, làm cơ sở trực tiếp học tập các môn cơ sở khác của các ngành kỹ thuật.

Vật lý vỉa (+ Lab)

Học phần cung cấp những kiến thức cho phép theo dõi, phân tích khai thác, phân tích chất lưu trong điều kiện vỉa, theo dõi, kiểm tra khai thác dầu khí và thu hồi tăng cường (bơm ép nước, khí vào vỉa…). Học phần hệ thống hóa phần lý thuyết và nghiên cứu thí nghiệm về vấn đề tính chất vật lý của vỉa dầu khí; thạch học, độ rỗng, tính đàn hồi, độ bền, tính chất truyền âm, tính chất điện, độ thấm tương đối và tuyệt đối, độ bão hòa chất lưu, tính mao dẫn, tương quan giữa đá-chất lưu như độ hấp phụ và hấp thụ.

Nhập môn dầu khí

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan trong ngành công nghiệp dầu khí. Trước tiên sinh viên sẽ nắm được lịch sử phát triển và toàn cảnh ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới và ở Việt Nam; các tác động của nó đối với nền kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường; tổng quan các khâu trong ngành công nghiệp dầu khí. Tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về nguồn gốc và sự hình thành dầu khí, hệ thống dầu khí và tổng quan các phương pháp địa chất – địa vật lý trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về lịch sử khai thác dầu khí cũng như các công đoạn trong khoan khai thác và vận chuyển dầu thô. Học phần cung cấp sơ lược về quy trình thi công giếng khoan khai thác dầu khí và các trang thiết bị sử dụng trong thi công một giếng khoan dầu khí. Sinh viên được tìm hiểu tổng quan về hệ thống khai thác và quá trình khai thác giếng tức là quá trình đưa dầu khí từ vỉa lên miệng giếng bằng năng lượng tự nhiên và bằng các phương pháp khai thác thứ cấp. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu sơ lược về công nghệ mỏ, quản lý vận hành mỏ, và các phương pháp thu hồi dầu tăng cường cơ bản. Phần khâu sau cung cấp các thông tin về quá trình phát triển ngành chế biến dầu khí trên thế giới và tại Việt Nam, các nguồn nguyên liệu và sản phẩm chính trong chế biến dầu khí. Tổng quan các quá trình chính trong nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí cùng các dạng cấu hình nhà máy cơ bản của các nhà máy cũng sẽ được giới thiệu cho sinh viên. 

Kinh tế dầu khí

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về: Kinh tế đại cương (kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô); nền công nghiệp dầu khí Việt Nam; vai trò, vị trí của nền CNDK trong nền kinh tế Việt Nam; các hiểu biết cơ bản về thị trường dầu khí; luật Dầu khí; Luật Thuế tài nguyên liên quan đến ngành dầu khí; các hợp đồng dầu khí cơ bản; các chỉ số kinh tế, tài chính được sử dụng trong đánh giá, thẩm định các dự án thăm dò – khai thác dầu khí; xu thế phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên Thế giới và ở Việt Nam.

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Học phần trình bày một số kiến thức cơ bản về quản lý và kỹ thuật an toàn sức khỏe môi trường được áp dụng phổ biến trong công nghiệp dầu khí, bao gồm các mối nguy trong quá trình lao động, tiêu chuẩn quản lý an toàn quá trình, tiêu chuẩn quản lý OHSAS 18001, nguyên nhân, hậu quả, quản lý tổn thất, đo lường an toàn, đánh giá rủi ro, làm việc với các chất dễ cháy nổ, bệnh điếc nghề nghiệp, môi trường và các thành phần môi trường, qui chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, sự cố tràn dầu.

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng không liên quan đến kiến thức chuyên môn bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng đàm phán… Học phần Kỹ năng nghề nghiệp cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức, quy tắc và các bài thực hành nhằm giúp sinh viên hình thành các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy khả năng ứng xử xã hội, tự quản lý, lãnh đạo bản thân, xây dựng và suy trì tốt sự tương tác xã hội, giải quyết vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.

Địa chất đại cương

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khoa học Địa chất bao gồm: cấu tạo và thành phần vật chất của Trái Đất (khoáng vật tạo đá và ba loại đá chính: đá magma, trầm tích và biến chất), các quá trình địa chất nội sinh (động đất, sóng thần, núi lửa, đứt gãy, uốn nếp) và các quá trình địa chất ngoại sinh (phong hóa, hoạt động xói mòn của nước, sóng biển, của gió ..). Đồng thời, học phần cung cấp những kiến thức đại cương về các nội dung như địa tầng, địa chất cấu tạo, kiến tạo để sinh viên hiểu rõ hơn về cấu trúc địa chất của thạch quyển cũng như quá trình hình thành các kiểu cấu trúc đó. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về các nguồn tài nguyên khoáng sản liên quan.

Giới thiệu hệ thống khoan (+Lab)

Học phần này trang bị cho sinh viên về hệ thống khoan dầu khí bao gồm: các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản, ứng dụng ngoài hiện trường, các đơn vị sử dụng tính toán về các cột áp suất trong khoan (áp suất thủy tĩnh, áp suất lỗ rỗng, áp suất vỡ vỉa, áp suất địa tĩnh), các giai đoạn phát triển mỏ dầu khí, phân loại các loại giàn khoan và hệ thống thiết bị, phân loại choòng khoan và cơ chế phá hủy đất đá của chúng, chức năng và thành phần của bộ khoan cụ, chức năng và phân loại dung dịch khoan, chức năng xi măng trám giếng khoan và phân loại xi măng theo chiều sâu giếng khoan và tính toán cơ bản lựa chọn mác thép theo tiêu chuẩn công nghiệp Dầu khí, các loại quỹ đạo giếng và tính toán cơ bản và các thuật ngữ sử dụng ngoài hiện trường, các phương pháp dập giếng và áp dụng ngoài hiện trường, các vấn đề trong khoan, giới thiệu sức khỏe, an toàn, môi trường trong hoạt độngkhoan Dầu khí. Sinh viên được trải nghiệm học thực hành khoan trên bộ mô phỏng khoan.

Quá trình vận chuyển chất lưu trong khai thác dầu khí

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản và ứng dụng của cơ học chất lưu (tĩnh học; khối lượng, năng lượng, và cân bằng mô men; dòng chảy tầng và dòng chảy rối, số Reynolds, biểu đồ Moody; dòng chảy của chất lưu phi Newton; dòng chảy đa pha; dòng chảy trong môi trường rỗng, dòng chảy phi Darcy), và truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, trao đổi nhiệt). Môn học cũng nhấn mạnh sự tương tự và tương đồng trong vận chuyển khối, năng lượng và truyền mô men.

Phương pháp số trong kỹ thuật dầu khí

Môn học trang bị các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp số sử dụng cho kỹ sư dầu khí để giải quyết những bài toán phức tạp mà các phương pháp đã học không thể tìm được lời giải. Đầu tiên, môn học trang bị cho sinh viên cách sử dụng bảng tính Excel và cách lập trình bằng VBA (Visual Basic Application) để sinh viên có thể làm việc với các số liệu cũng như làm quen với ít nhất một ngôn ngữ lập trình cho môn học. Sau đó sinh viên sẽ được tìm hiểu cách tính xấp xỉ bằng khai triển Taylor, chuỗi và cách tính toán sai số trong tính toán xấp xỉ. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về phương pháp số trong tìm nghiệm của các phương trình phức tạp bằng phương pháp chia đôi, phương pháp Newton-Raphson, phương pháp pháp dây cung (secant method). Tiếp đó môn học sẽ tìm hiểu cách giải các hệ phương trình nhiều ẩn phức tạp bằng phương pháp số, cách tính tích phân và vi phân theo phương pháp số. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về các phương pháp tính nội suy, ngoại suy. Cuối cùng môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải các phương trình vi phân thường và phương trình vi phân riêng phần bằng phương pháp số. Trong đó nhấn mạnh việc áp dụng các phương pháp số trong giải các bài toán của kỹ thuật đầu khí.

Chất lưu vỉa dầu khí

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong chất lưu vỉa dầu khí. Các chủ đề bao gồm: giới thiệu về hóa học hữu cơ; tính chất của các đơn chất; thí nghiệm ảo, an toàn, xác định áp suất hơi; phân loại và xác định các vỉa bằng loại chất lưu; các khí lý tưởng và thực; các tính chất công nghệ mỏ của khí; định nghĩa và đánh giá tính chất Black Oil từ dữ liệu mỏ; nghiên cứu chất lưu vỉa; đánh giá tính chất Black Oil từ các mối tương quan; đánh giá thí nghiệm ảo của hệ số nén khí z và phân tích độ rò. Điểm bọt khí của mẫu dầu sống (live oil) và đường bao pha; tính toán tách pha bề mặt và các phương trình tương quan về tỷ số cân bằng; đánh giá tính chất nước vỉa; đánh giá từ thí nghiệm về độ nhớt và sức căng bề mặt của mẫu dầu, khí và nước; các điều kiện hình thành và quy trình chống hydrate; các phương trình trạng thái lập phương; tính toán với các phương trình trạng thái; thí nghiệm ảo – thí nghiệm DL và bình tách của mẫu dầu sống; thành tạo hydrate và các kỹ thuật chống hydrate.

Địa chất dầu khí

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về địa chất dầu khí như các yếu tố của hệ thống dầu khí: đá sinh, đá chứa, đá chắn và bẫy dầu khí. Môn học cung mô tả các quá hình thành nên một tích tụ dầu khí như: quá trình sinh dầu, quá trình di cư, quá trình nạp bẫy và bảo tồn tích tụ dầu khí. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho người học những kiến thức về nguồn tài nguyên phi truyền thống. Các phương pháp tính toán trữ lượng dầu khí cũng như phân cấp tài nguyên dầu khí cũng được giới thiệu sơ bộ trong học phần này. Các chủ đề chính bao gồm: nguồn gốc của dầu khí; tính chất vật lí và hóa học của dầu khí; đá mẹ và các quá trình sinh dầu; dịch chuyển của dầu khí; đá chứa; đá chắn và bẫy; tài nguyên dầu khí phi truyền thống; đánh giá triển vọng và trữ lượng dầu khí.

Địa cơ học

Học phần cung cấp và trình bày các khái niệm cơ bản của địa cơ học bao gồm các thuật ngữ, vai trò, các ứng dụng và tầm quan trọng của quy mô tỷ lệ trong nghiên cứu vân đề địa cơ; các vấn đề biến dạng của đất đá; các tính chất cơ học của đất đá; các thành phần ứng suất trái đất; thu thập các dữ liệu cơ học; thiết lập và xây dựng mô hình cơ học của trái đất; các ứng dụng của địa cơ trong công nghiệp dầu khí và các công nghệ hiện đại liên quan đến địa cơ học.

Kỹ thuật khoan

Học phần cung cấp và trình bày các kiểu, chức năng của giàn khoan và thiết bị khoan; các vấn đề cơ học đá đối với công tác khoan và ổn định giếng khoan; thiết lập và phân tích công thức các hệ dung dịch khoan cùng các vấn đề môi trường, an toàn và sức khỏe liên quan; các công tác bơm trám xi măng; tính toán, phân tích và giải quyết các vấn thủy lực khoan; thiết kế, phân tích qui trình ống chống theo các tiêu chuẩn bền về nổ ống, bóp méo và kéo căng; các vấn đề trong kỹ thuật khoan định hướng và giám sát quỹ đạo giếng; thiết kế bộ khoan cụ và các vấn đề đương đại trong khoan.

Hệ thống khai thác dầu khí (+Lab)

Học phần cung cấp các khái niệm nền tảng trong vận hành và thiết bị khai thác mỏ dầu trong đất liền và ngoài khơi; các thành phần trong hệ thống khai thác; phân tích chế độ dòng chảy trong vỉa và chế độ dòng chảy trong giếng; phân tích dòng vào, dòng ra và phân tích đối áp; phân tích toàn bộ hệ thống; thiết bị hoàn thiện giếng, thiết bị kiểm soát cát; thiết bị và thiết kế phương pháp khai thác nâng nhân tạo; kích thích giếng, sửa chữa/hoàn thiện giếng; hệ thống tách và xử lý sơ bộ; đồng thời học phần cũng cung cấp bản chất, các mô hình phát triển khe nứt, các thông số trong nứt vỉa thủy lực.

Đánh giá thành hệ

Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp minh giải các đường log giếng để đánh giá thành hệ của vỉa chứa hydrocarbon, các tính chất vật lý của đá, nguyên lý vận hành các thiết bị đo, phân tích các đường log trong giếng thân trần và xác định thông số mẫu lõi để đánh giá trữ lượng hydrocarbon cũng như thông số địa vật lý của thành hệ như độ rỗng, bề dày vỉa, độ bão hòa nước/hydrocarbon, độ thấm và áp suất mao dẫn phụ thuộc độ bão hòa chất lưu, đánh giá thành hệ của tầng sét, cát.

Công nghệ mỏ (+Lab)

Học phần giới thiệu các phương pháp xác định trữ lượng vỉa, phương trình cân bằng vật chất, các mô hình tầng nước đáy, dòng chảy trong vỉa, mô hình đẩy dầu của nước, phương pháp bơm ép nước, các quá trình thu hồi dầu tăng cường, xây dựng quá trình tối ưu hóa thu hồi dầu, tìm hiểu và phân tích các vỉa phi truyền thống.

Chứng minh phương trình Buckley-Leverrette, khảo sát mối tương quan giữa vị trí mặt tiến, dầu nước với fractional flow và độ bão hòa nước. Tính toán xác định các thông số trong bơm ép nước trên mô hình 5 điểm.

Thử vỉa

Giới thiệu về công tác thử vỉa, các tính chất của đá chứa và chất lưu; lời giải phương trình khuếch tán trong môi trường rỗng, áp dụng nguyên lý chồng chất để xây dựng bài thử vỉa phục hồi áp suất; các phương pháp phân tích áp suất chuyển tiếp (semilog, log-log) áp dụng cho giếng khai thác dầu và giếng khai thác khí, nhận diện các chế độ dòng chảy từ vỉa vào giếng để lựa chọn mô hình minh giải và sử dụng phân tích đồ thị để xác định các thông số của vỉa và giếng (skin, hệ số tích chứaWB, độ thấm hiệu dụng … ).

Mô phỏng vỉa

Học phần giới thiệu khái quát về mô hình hóa và mô phỏng vỉa dầu khí và các bước liên quan đến mô phỏng vỉa từ mô hình hoá vỉa tới khớp lịch sử khai thác giếng. Sinh viên được học cách thành lâp phương trình vi phân dòng chảy chất lưu trong vỉa dầu khí cho các mỏ từ đơn giản tới phức tạp (mỏ một pha, mỏ hai pha và mỏ nhiều pha). Sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn (finite difference) để tính toán mô phỏng vỉa một pha trong không gian một chiều và hai chiều. Tìm hiểu phương pháp mô phỏng mỏ 2 pha không có sự chuyển pha (black oil model) và mô phỏng mỏ có sự chuyển pha (compositional model). Sinh viên được thực hành mô phỏng vỉa dầu khí bằng phần mềm chuyên dụng sử dụng số liệu đo địa vật lý giếng khoan từ đó thành lập mô hình vỉa, sau đó mô phỏng khai thác vỉa, khớp lịch sử khai thác giếng và dự báo khai thác.

Mô hình hóa mỏ tích hợp

Mô hình vỉa tích hợp cho sinh viên về kỹ thuật dầu khí cao cấp, bao gồm sử dụng các dữ liệu địa vật lý, địa chất, vật liệu tự nhiên và kỹ thuật với các phương pháp thống kê địa lý để tạo mô tả vỉa cho mô phỏng động. Giới thiệu về các mô hình địa chất bao gồm các khái niệm cơ bản trong thống kê và các mô hình biến thể variogram, kỹ thuật kriging; và mô phỏng Gaussian. Sinh viên sẽ được thực hiện các dự án kết hợp một số kỹ thuật nhằm định lượng sự không chắc chắn trong một mô phỏng vỉa động thực tế.

Kỹ thuật khai thác

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật khai thác dầu khí; những nguyên tắc trong thiết kế và lựa chọn thiết bị bề mặt và thiết bị lòng giếng; đánh giá và tối ưu trong khai thác dầu khí, khả năng khai thác, nhiễm bẩn thành hệ và phân tích hệ số skin; lựa chọn cách thức hoàn thiện giếng; công nghệ nâng cao thu hồi dầu và khí. Sinh viên được thực hiện xây dựng đường IPR và VLP, dự báo khai thác trong tương lai, thiết kế dự án xử lý axit và nứt vỉa thủy lực, thiết kế nâng nhân tạo từ số liệu thực tế thu thập tại đơn vị sản xuất.

Dự án phát triển mỏ

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức để đánh giá một dự án phát triển mỏ (từ đánh giá trữ lượng, đến giai đoạn khoan, khai thác và phát triển mỏ có xét đến tính kinh tế, an toàn, môi trường của dự án). Ngoài ra sinh viên được trang bị kiến thức phân tích kinh tế và các phương pháp quyết định đầu tư trong dầu khí và khai thác khoáng sản; khai thác tận thu, quy định đánh thuế trong dầu khí, và các loại dự án tìm thấy trong ngành công nghiệp; đánh giá dự án dầu khí cho các trường hợp cụ thể.

Thu hồi dầu tăng cường

Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý thuyết thu hồi tăng cường. Dịch chuyển vĩ mô và vi mô của chất lỏng trong tầng chứa. Các tính chất cơ bản của đá tầng chứa, tính dính ướt, ứng xử pha, sự trộn lẫn pha, các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của dầu trong vỉa. Kiểm soát độ linh động của chất lưu. Quá trình dịch chuyển trộn lẫn. Các phương pháp bơm ép polyme, CO2, bơm ép khí-hơi nước, thu hồi bằng phương pháp nhiệt. Cơ sở lựa chọn phương pháp thu hồi tăng cường trong từng điều kiện áp dụng cụ thể. Các ví dụ minh họa.

Địa thống kê

Môn học giới thiệu về địa thống kê và các ứng dụng trong mô hình hoá mỏ dầu khí. Sinh viên được trang bị với các kiến thức cơ bản về xác suất như cách tính xác suất của biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và các phân phối xác suất phổ biến sử dụng trong mô hình hoá vỉa dầu khí. Các kiến thức về thống kê trong kỹ thuật dầu khí mẫu ngẫu nhiên và bài toán ước lượng với các ứng dụng thực tế trong kỹ thuật dầu khí. Các phương pháp nội suy sử dụng trong tính toán địa thống kê và phương pháp upscale từ số liệu đo địa vật lý giếng khoan để thành lập mô hình mỏ.

Thiết bị thủy khí (Tự chọn)

Môn học gồm các lý thuyết cơ bản về các loại máy bơm chất lỏng và chất khí, các loại máy quạt và máy nén khí sử dụng trong công nghiệp dầu khí. Nội dung môn học được chia thành 6 chương, với các kiến thức chính sau: giới thiệu lịch sự hình thành và phát triển kỹ thuật truyền động thủy khí, các khái niệm chung, phân loại và các đặc tính kỹ thuật của các dòng máy bơm cánh dẫn, máy bơm thể tích, quạt và máy nén khí. Điều kiện ứng dụng và nguyên lý vận hành các thiết bị thủy khí trong công nghiệp dầu khí. Môn học cũng sẽ cung cấp các kiến thức cập nhật về các tiến bộ khoa học kỹ thuật của lĩnh vực máy và thiết bị thủy khí cập nhật hiện nay cho sinh viên với các thông tin thực tế trong nước và trên thế giới.

Kỹ thuật đo lường (Tự chọn)

Học phần cung cấp cho sinh viên những nguyên lý cơ bản của điều khiển quá trình và đo lường trong ngành dầu khí. Môn học này cung cấp những nguyên lý đo cơ bản, phương pháp đo và thiết bị đo cho đo các thông số cơ bản. Dựa trên những nguyên lý này, sinh viên có thể sử dụng các thiết bị đo, phân tích và xử lý kết quả đo cho công việc sau này.

Địa vật lý đại cương (Tự chọn)

Học phần giới thiệu cơ sở khoa học của các phương pháp địa vật lý thăm dò, bao gồm cơ sở vật lý, cơ sở toán học và cơ sở địa chất của từng phương pháp. Các phương pháp bao gồm: thăm dò trọng lực, thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò địa chấn, thăm dò phóng xạ và địa vật lý giếng khoan. Trên cơ sở đó, học phần tiếp tục cung cấp cho sinh viên các nội dung như: phương pháp khảo sát, thiết bị, máy phát, máy thu tín hiệu với những nguyên tắc thu phát cụ thể, ứng dụng của từng phương pháp trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và tìm kiếm, thăm dò khoáng sản.

Trầm tích học (Tự chọn)

Trầm tích và địa tầng là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau, địa tầng có thể được coi là sản phẩm của các quá trình trầm tích theo không gian và thời gian. Nhà địa tầng muốn giải thích các lớp đá theo các môi trường của quá khứ thì phải nghiên cứu trầm tích. Trầm tích là đối tượng địa chất rất quan trọng trong tìm kiếm thăm dò khoáng sản nói chung và dầu khí nói riêng. Do vậy, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các quá trình thành tạo, vận chuyển và lắng đọng trầm tích cũng như các quá trình thành đá và biến đổi thứ sinh. Đặc biệt, học phần nhấn mạnh vào đặc điểm khoáng vật, kiến trúc và cấu tạo của các nhóm đá trầm tích cơ bản như đá cát kết, sét kết và đá carbonat. Từ đó, giúp minh giải bối cảnh thành tạo và môi trường lắng đọng trầm tích của các kiểu đá trầm tích đó. Đây là cơ sở quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí về sau. Ngoài ra, học phần cũng trang bị những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất cho sinh viên về nguồn gốc và đặc điểm của một số loại đá trầm tích khác như đá trầm tích hóa học, sinh hóa.

Dung dịch khoan (+Lab) (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên bao gồm: Các chức năng của dung dịch khoan và khuyến cáo điều chỉnh tính chất dung dịch khoan, phân loại dung dịch khoan và các chất phụ gia, Hệ thống tuần hoàn và tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống làm sạch dung dịch khoan, Tính chất lưu biến dung dịch (chất lỏng Newtonian, và chất lỏng khoan phi Newtonian) và các thông số cơ bản dung dịch (khối lượng riêng, trọng lượng riêng, tỷ trọng dung dịch, độ bền Gel, ứng suất chảy tới hạn, độ nhớt dẻo, độ nhớt biểu kiến, độ nhớt phễu, hàm lượng pha rắn, hàm lượng sét) và sinh viên được trải nghiệm đo các thông số cơ bản dung dịch, Dung dịch khoan trong điều kiện phức tạp ( mất dung dịch toàn phần, mất dung dịch bán phần), Các hệ dung dịch phổ biến sử dụng khoan tại vùng biển Việt Nam (hệ dung dịch hoàn thiện KCl/Polymer, hệ dung dịch Ultradril..).

Xi măng (+Lab) (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức bao gồm: Sản xuất xi măng, Thành phần hóa học của xi măng, Phân loại xi măng trám giếng khoan, Tính chất của xi măng theo API và Xi măng đặc biệt và xi măng Portland, Các tính chất của vữa xi măng và đá xi măng, Các phụ gia trong vữa xi măng (chất đông nhanh, phụ gia tỷ trọng nhẹ và tỷ trọng nặng, chất chậm động, chất kiểm soát độ thải nước, phụ gia đặc biệt), Các thiết bị bơm trám xi măng và các thiết bị phụ trợ, Các Phương pháp bơm trám xi măng giếng khoan (trám xi măng giếng khoan ống chống lửng, trám sơ cấp, bơm ép xi măng). Sinh viên được trải nghiệm đo các thông số của vữa xi măng.

Hoàn thiện và kích thích giếng (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên bao gồm: tổng quan về hoàn thiện giếng (tiêu chuẩn thiết kế, Phương pháp hoàn thiện, các phương pháp nâng dòng, và hiệu quả hoàn thiện), Bơm trám xi măng (thiết bị trám, và các phương pháp trám xi măng, đánh giá chất lượng bơm trám), Thiết bị hoàn thiện giếng, Các phương pháp bắn mở vỉa, Xử lý vùng cận đáy giếng, Nứt vỉa thủy lực, các kiểu hoàn thiện giếng.

Xử lý và vận chuyển dầu khí (Tự chọn)

Học phần cung cấp những khái niệm chủ yếu về thành phần, tính chất dầu mỏ, mô tả quá trình xử lý, vận chuyển dầu, đặc biệt các phương pháp vận chuyển dầu nhiều parafin có độ nhớt cao bằng đường ống; tóm tắt những hệ thống thu gom, xử lý điển hình; trình bày cụ thể các phương pháp tính toán thủy lực đường ống khí vận chuyển chất lỏng phi Newton, chất lỏng nhớt dẻo, vận chuyển dầu nóng, vẫn chuyển hỗn hợp dầu khí và những đặc trưng chủ yếu vận chuyển dầu trong điều kiện biển.

Thiết bị khoan – khai thác và vận hành (Tự chọn)

Học phần cung cấp kiến thức về cấu trúc của bộ khoan cụ, các loại cần khoan và choòng khoan, những lực tác động lên bộ cần khoan; cấu trúc bộ ống chống trong giếng khoan, các loại ống chống, các loại ứng suất trong ống chống; phân loại các kiểu giàn khoan hiện nay trên thế giới, hệ thống nâng hạ, hệ thống tuần hoàn và các thiết bị làm sạch dung dịch khoan. Ngoài ra học phần trang bị cho sinh viên các thiết bị lòng giếng và thiết bị bề mặt trong khai thác nâng nhân tạo như gaslift và các loại bơm.

Thiết kế và vận hành hiệu quả quá trình khoan (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên bao gồm: Các cơ chế phá hủy đất đá của choòng khoan, Các mô hình tính toán độ bền nén đơn, Hiệu quả làm việc của choòng khoan, Các mô hình tốc độ cơ học khoan, Vấn đề bó choòng khoan trong khi thi công khoan, Quản lý và đảm bảo ổn định thành giếng khoan, Các biện pháp cải thiện hiệu quả khoan (làm sạch mùn khoan, tối ưu các thông số khoan, Vấn đề mất dung dịch khoan.

Những bài toán thông dụng trong kỹ thuật khai thác (Tự chọn)

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp giải các bài toán thông dụng trong khai thác dầu khí. Một số bài toán được tìm hiểu trong học phần gồm: Bài toán Xác định áp suất đáy giếng từ giá trị áp suất bề mặt và lưu lượng, bài toán dự báo khai thác cho giếng dầu và giếng khí theo cơ chế dòng chảy như chảy ổn định, giả ổn định, và chảy thay đổi theo thời gian (transient flow), bài toán dự đoán sự suy giảm lưu lượng của giếng khai thác, và bài toán khai thác dầu bằng gaslift.

2.4.Năng lượng tái tạo (Tự chọn)

Mục tiêu của học phần này là giới thiệu cho sinh viên tổng quan về năng lượng và những kiến thức cần thiết về năng lượng tái tạo. Học phần sẽ đề cập đến các tác động môi trường liên quan đến việc sử dụng, khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch; những lợi ích của năng lượng tái tạo và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới. Học phần sẽ đi sâu vào một số loại hình năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng sóng và thủy triều, địa nhiệt và năng lượng hydro. Những nội dung chính bao gồm: việc sản xuất và tiêu thụ, nguyên lý hoạt động, lưu trữ và vận chuyển, ưu và nhược điểm, tiềm năng và chi phí, các tác động môi trường. Sau khi tham gia môn học này, sinh viên có thể đánh giá các chính sách về năng lượng tái tạo trên thế giới cũng như có nền tảng cho các nghiên cứu về chủ đề chuyển dịch năng lượng.

Công nghệ khoan trong điều kiện phức tạp (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức bao gồm: tổng quan về khoan giếng trong điều kiện phức tạp, Khoan nước sâu xa bờ ( giới thiệu khoan nước sâu, các loại giàn khoan nước sâu xa bờ, kế hoạch phát triển mỏ ở vùng nước sâu, lựa chọn loại giàn khoan nước sâu, và công nghệ khoan và thách thức), Khoan giếng ở vùng băng giá, Khoan giếng có kiểm soát áp suất ( giới thiệu về khoan kiểm soát áp suất, lợi ích của khoan kiểm soát áp suất) và các vấn đề sức khỏe an toàn và môi trường (HSE), và các bài học kinh nghiệm thi công khoan giếng kiểm soát áp suất.

Công nghệ khoan định hướng và vươn xa (Tự chọn)

Học phần này trang bị cho sinh viên bao gồm: những ứng dụng của giếng khoan định hướng và vươn xa ( vị trí khó tiếp cận, khoan phát triển mỏ, khoan cắt xiên, khoan giải vây và khoan lấy mẫu, khoan giếng địa nhiệt, khoan giếng ngang), Các dạng quỹ đạo giếng khoan định hướng ( dạng chữ J, chữ J kéo dài, chữ S và S cải biên) và ứng dụng của nó, Phân loại giếng khoan ngang, Kỹ thuật khoan giếng định hướng, Các Phương pháp tính toán giám sát quỹ đạo giếng, Lựa chọn các thông số công nghệ (vận tốc quay tới hạn của chuỗi cần khoan, tải trọng tới hạn lên choòng khoan, lưu lượng nước rửa tối ưu).

Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam (Tự chọn)

Công nghệ khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam: Bức tranh tổng thể về tiềm năng và hoạt động dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, các công nghệ khai thác dầu khí biển, các công nghệ khai thác đã và đang áp dụng tại thềm lục địa Việt Nam, phân tích ưu điểm và hạn chế của các công nghệ, bài học thực tế và các công nghệ mới. Các chủ đề bao gồm: công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi; tổng quan hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam; đặc trưng công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam; các khó khăn thách thức của dầu khí Việt Nam và xu hướng phát triển.

Phát triển khai thác các mỏ cận biên (Tự chọn)

Học phần trang bị những kiến thức đầy đủ về mỏ cận biên, các thông số đánh giá hiệu quả khai thác mỏ cận biên. Quy trình lập dự án phát triển mỏ cận biên, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và rủi ro đầu tư; lập kế hoạch phát triển mỏ (FDP). Các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập và triển khai một dự án phát triển mỏ cận biên.

Khai thác dầu nặng (Tự chọn)

Học phần sẽ giới thiệu cho sinh viên về các dầu nặng và cá kỹ thuật khai thác hiện tại. Khóa học cũng giới thiệu tiềm năng phát triển, sự phân bố trên thế giới, các định nghĩa, phân loại, đặc tính dầu nặng, trữ lượng dầu nặng trên thế giới. Các phương pháp khai thác dầu nặng như bơm hơi nước (steam injection), ngâm hơi nước (steam ), bơm ép nước nóng, đốt tại chỗ, Steam-Assisted Gravity Drainage được giới thiệu, phân tích, đánh giá ưu nhược điểm.

Công nghệ khai thác và xử lý khí (Tự chọn)

Học phần cung cấp kiến thức về nguồn tài nguyên khí thiên nhiên, quá trình hình thành, phần bố, trữ lượng khai thác của Việt Nam, khu vực và trên thế giới. Đồng thời học phần trình bày các tính chất hóa lý của khí thiên nhiên, thành phần hóa học, tính chất vật lý, giá trị nhiệt lượng, phương trình trạng thái. Công nghệ thăm dò, khai thác, xử lý và vận chuyển khí thiên nhiên, các vấn đề kỹ thuật trong khai thác và vận chuyển khí nhưu hydrate, liquid loading. Ngoài ra học phần trang bị cho sinh viên quá trình và công nghệ xử lý và chế biến khí thiên nhiên, và đề cập đến các nguồn khí thiên nhiên truyền thống.

Sinh cát và kiểm soát cát trong khai thác dầu khí (Tự chọn)

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về bản chất, cơ chế, nguyên nhân của hiện tượng sinh cát trong quá trình khoan và khai thác dầu khí; tính toán, phân tích dự báo hiện tượng sinh cát trong các thành hệ và chế độ khai thác dầu khí khác nhau. Đồng thời giới thiệu các công nghệ khống chế cát để ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng sinh cát tới khai thác dầu khí.

Thu dọn mỏ (Tự chọn)

Tổng hợp các kiến thức cơ bản về kỹ thuật thu dọn mỏ, các yêu cầu và điều kiện đối với công việc thu dọn mỏ. Học phần tập trung vào các vấn đề như huỷ giếng, thu dọc đường ống, thu dọn giàn. Đặc biệt sinh viên sẽ được tìm hiểu chi tiết về vấn đề hủy giếng, bao gồm giải thích nguyên nhân và mục đích hủy giếng, phân biệt hủy giếng tạm thời với hủy giếng vĩnh viễn, nhận biết các yêu cầu đối với việc hủy giếng, đánh giá các tác động tiêu cực của việc hủy giếng không hoàn thiện, mô tả các thiết bị và vật liệu sử dụng khi hủy giếng, mô tả và đánh giá các kỹ thuật và phương pháp đặt nút chắn, mô tả quy trình hủy giếng và nhận biết yêu cầu kiểm tra sau khi hủy giếng.

Kiến tập định hướng nghề nghiệp

Trong học kỳ hè, sinh viên được tham gia chương trình kiến tập kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần tại các đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích thăm quan và tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của từng đơn vị đó. Sinh viên được chính các cán bộ tại đơn vị đó trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu về các nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khai thác dầu khí và chế biến dầu khí. Từ đó, sinh viên có những định hướng lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, sinh viên cũng được tìm hiểu về các quy định an toàn, quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp dầu khí. Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên cần hoàn thành báo cáo kiến tập theo nhóm và trình bày kết quả thu được trước các thầy cô trong Khoa Dầu khí.

Thực tập nghề nghiệp 1 (Hè)

Học phần cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia tìm hiểu các công ty hay đơn vị sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực khoan dầu khí, lựa chọn cụ thể hướng chuyên đề trong quá trình triển khai. Trong quá trình thực tập hè 1, sinh viên có thể lựa chọn các chủ đề để làm việc cùng cán bộ hướng dẫn tại đơn vị sản xuất trong thời gian 4 tuần như tính toán áp suất lỗ rỗng, ổn định thành giếng khoan, thiết kế ống chống, tính toán thủy lực khoan, các vấn đề khác trong khi khoan. Kết thúc đợt thực tập, sinh viên cần có báo cáo tổng hợp về các kiến thức tìm hiểu được, số liệu thực tế được cung cấp và/ hoặc các phần mềm được sử dụng để thực hiện đề tài đã chọn.

Thực tập nghề nghiệp 2 (Hè)

Học phần cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia tìm hiểu các công ty hay đơn vị sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực khai thác và công nghệ mỏ, lựa chọn cụ thể hướng chuyên đề trong quá trình triển khai. Trong quá trình thực tập hè 2, sinh viên có thể lựa chọn các chủ đề để làm việc cùng cán bộ hướng dẫn tại đơn vị sản xuất trong thời gian 4 tuần như hoàn thiện giếng, nâng nhân tạo, xử lý vùng cận đáy giếng, bơm ép nước duy trì áp suất vỉa, mô phỏng vỉa, thu hồi dầu tăng cường và các vấn đề khác trong lĩnh vực khai thác và công nghệ mỏ. Kết thúc đợt thực tập, sinh viên cần có báo cáo tổng hợp về các kiến thức tìm hiểu được, số liệu thực tế được cung cấp và/ hoặc các phần mềm được sử dụng để thực hiện đề tài đã chọn.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia tìm hiểu các công ty hay đơn vị sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực khoan, khai thác, công nghệ mỏ và năng lượng tái tạo lựa chọn cụ thể hướng chuyên đề trong quá trình triển khai. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn các chủ đề trong lĩnh vực khoan, khai thác, công nghệ mỏ, năng lượng tái tạo để làm việc cùng cán bộ hướng dẫn tại đơn vị sản xuất trong thời gian 10 tuần. Kết thúc đợt thực tập, sinh viên cần có báo cáo tổng hợp về các kiến thức tìm hiểu được, số liệu thực tế được cung cấp và/ hoặc các phần mềm được sử dụng để thực hiện đề tài đã chọn.

Đồ án chuyên ngành 1

Trong học phần này, sinh viên sẽ được giao các chủ đề trong lĩnh vực khoan được đề xuất bởi giảng viên bộ môn hoặc cán bộ tại đơn vị sản xuất và có thời gian 10 tuần để thực hiện báo cáo. Trong báo cáo đồ án, dựa trên việc tổng hợp các kiến thức đã được học trong các học phần khoan, sinh viên cần thể hiện kết quả nghiên cứu, thiết kế, đánh giá một hệ thống/ thiết bị, một vấn đề trong khoan có xem xét đến các yếu tố ràng buộc như: an toàn, kinh tế, môi trường, sức khỏe, văn hóa, toàn cầu,...Sinh viên thực hiện đồ án theo nhóm và sẽ được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện và thành viên Hội đồng chấm đồ án môn học.

Đồ án chuyên ngành 2

Trong học phần này, sinh viên sẽ được giao các chủ đề trong lĩnh vực khai thác và công nghệ mỏ được đề xuất bởi giảng viên bộ môn hoặc cán bộ tại đơn vị sản xuất và có thời gian 10 tuần để thực hiện báo cáo. Trong báo cáo đồ án, dựa trên việc tổng hợp các kiến thức đã được học trong các học phần khai thác và công nghệ mỏ, sinh viên cần thể hiện kết quả nghiên cứu, thiết kế, đánh giá một hệ thống/ thiết bị, một vấn đề trong khoan có xem xét đến các yếu tố ràng buộc như: an toàn, kinh tế, môi trường, sức khỏe, văn hóa, toàn cầu,...Sinh viên thực hiện đồ án theo nhóm và sẽ được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện và thành viên Hội đồng chấm đồ án môn học.

Đồ án tốt nghiệp

Trên cơ sở kết quả thực tập tốt nghiệp và quá trình hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã được đào tạo trong CTĐT Kỹ thuật Dầu khí, sinh viên lựa chọn hướng cụ thể: khoan, khai thác và công nghệ mỏ. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong trường hoặc kết hợp kĩ sư tại công ty dầu khí để giải quyết vấn đề cụ thể. Kết quả của đồ án hướng tới bản thiết kế giải quyết bài toán trong thực tế của Việt Nam hoặc trên thế giới, có xem xét yếu tố ảnh hưởng như: tính toàn cầu, yếu tố kính tế, sức khỏe, xã hội, văn hóa, an toàn… Các yếu tố ảnh hưởng này có thể được tính toán trong tổng thể bài toán thiết kế hoặc đôi khi chỉ cần đề cập để xem xét vấn đề toàn diện.

NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC (Chemical Engineering)

Chuyên ngành: Lọc-Hóa dầu (Oil Refining - Petrochemicals)

Mã ngành: 7520301

Trình độ đào tạo: Đại học (Cấp bằng: Kỹ sư)

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET (Hoa Kỳ).

Xem thêm tại đây: https://amspub.abet.org/aps/category-search?countries=VN

abet logo

1.Mục tiêu đào tạo:

Chương trình Kỹ thuật Hóa học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thểđi làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Sau một khoảng thời giantừ 3 đến 5 năm, người học có thể đạt được các mục tiêu đào tạo của chương trình nhưsau:

  • Là kỹ sư hóa học có trình độ chuyên môn, có khả năng thiết kế, vận hành, nghiêncứu, đổi mới và quản lý trong các khâu hạ nguồn của ngành dầu khí ...
  • Có thể tiếp tục phát triển chuyên môn và trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty đa quốc gia hoặc trở thành nhà khoa học cho các viện nghiên cứu, trường đại học.
  • Có thể tiếp tục tự học nâng cao trình độ để đáp ứng những thách thức của môi trường làm việc cạnh tranh, hiện đại và năng động.

2.Chuẩn đầu ra

2.1.Về kiến thức

  • Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp bằng cácháp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật, khoa học và toán học.
  • Khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích thu thập và minhgiải dữ liệu đồng thời sử dụng đánh giá kỹ thuật để đưa ra kết luận.
  • Khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầucụ thể có cân nhắc đến sức khỏe cộng đồng, an toàn và phúc lợi, cũng như cácyếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.
  • Có các kiến thức về các vấn đề phổ biến trong chế biến dầu khí và phương pháp giải quyết: lọc hóa dầu, chế biến khí, đo lường, trao đổi chất, trao đổi nhiệt, điều khiển quá trình, thiết kế thiết bị và nhà máy hóa học.
  • Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

2.2.Kỹ năng

  • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả trong đó các thành viên cùng nhau lãnh đạo,tạo ra một môi trường hợp tác và hòa nhập, cùng nhau thiết lập mục tiêu, lập kếhoạch nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu.
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu. Chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

2.3.Mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Khả năng sử dụng các chiến lược học tập phù hợp để tiếp thu và áp dụng kiếnthức mới khi cần thiết.
  • Có ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi xử lý các tình huống kỹ thuậtvà đưa ra các đánh giá sáng suốt trong đó có xem xét tác động của các giải phápkỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

3.Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo của ngành Kỹ thuật Hóa học là 04 năm.

4.Khối lượng kiến thức toàn khóa:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 155 tín chỉ (TC), các kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp sẽ được tích lũy TC, các học phần Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết) và Tiếng Anh dự bị (120 tiết) không tính tích lũy TC.

NĂM 1
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Triết học Mác - Lênin 3   1 Tiếng Anh 1 3 (4)
2 Giải tích 1 3   2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab 2   3 Giải tích 2 3
4 Hóa đại cương 1 3   4 Kiến tập định hướng nghề nghiệp 1
5 TN Hóa đại cương 1 1   5 Cơ sở kỹ thuật 2   (+Lab) 3
6 Vật lý đại cương 1 2   6 Vật lý đại cương 2 2
7 TN Vật lý đại cương 1 1   7 TN Vật lý đại cương 2 1
8 Nhập môn dầu khí 2   8 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2
9 Tiếng Anh dự bị 120 tiết*   9 GDTC 2 1*
10 GDTC 1 1*   10 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 165 tiết
11 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2   11 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
  CỘNG 19     CỘNG 19
NĂM 2
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 2 3 (4)   1 Tiếng Anh 3 3 (4)
2 Giải tích 3 2   2 Phương trình vi phân 3
3 Hóa đại cương 2 3   3 Những nguyên lý kỹ thuật hóa học 3
4 TN Hóa đại cương 2 1   4 Truyền nhiệt 3
5 Nhiệt động lực học 3   5 Nhiệt động cân bằng 3
6 Cơ học chất lưu (+ Lab) 3   6 Hóa phân tích 3
7 Hóa hữu cơ 1 3   7 TN Hóa phân tích 1
8 TN Hóa hữu cơ 1 1   8 Thực tập nghề nghiệp 1 (hè) 2
9 Phân tích mạch điện (+Lab) 2    9 Xác suất thống kê 2
10 Kỹ năng nghề nghiệp 2     CỘNG 23
11 GDTC 3 1*        
  CỘNG 23        
NĂM 3
HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Tiếng Anh 4 3 (4)   1 Thiết kế thiết bị phản ứng hóa học 2
2 Truyền khối 3   2 Thiết kế các thành phần quá trình 2
3 Công nghệ chế biến khí 3   3 Công nghệ lọc dầu 3
4 Điều khiển quá trình (+Lab) 3   4 TN Kỹ thuật hóa học 1
5 Tự chọn 1 3   5 TN chuyên ngành 1 1
6 Hóa lý 1 3   6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 2
7 Kỹ thuật phản ứng 3   7 Kinh tế dầu khí 3
8 Hóa học dầu mỏ 3   8 Thực tập nghề nghiệp 2 (hè) 2
         9 Đồ án chuyên ngành 1
        10 TN Hóa lý 1
  CỘNG 24     CỘNG 19

 NĂM 4

HỌC KỲ 1   HỌC KỲ 2
TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
1 Thiết kế nhà máy hóa học 3   1 Thực tập tốt nghiệp 3
2 Công nghệ hóa dầu 3   2 Đồ án tốt nghiệp 8
3 Sản phẩm dầu mỏ (+ Lab) 3     CỘNG 11
4 Mô phỏng và tối ưu hóa nhà máy lọc dầu 3        
5 TN chuyên ngành 2 1        
6 Đồ án chuyên ngành 2 2        
7 Tự chọn 2 2        
  CỘNG 17        

 HỌC PHẦN TỰ CHỌN

TT Học phần Số TC   TT Học phần Số TC
Tự chọn 1 (3 TC)   Tự chọn 2 (2 TC)
1 Hóa học polyme 3   1 Quá trình sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp 2
2 Hóa sinh 3   2 Công nghệ chế biến dầu nặng 2
        3 Năng lượng tái tạo 2
        4 Thiết bị trong chế biến dầu khí 2
        5 Phụ gia cho các sản phẩm dầu 2
    6 Các chuyên đề 2

 Ghi chú: * Các học phần GDTC, Quốc phòng – An ninh, Tiếng Anh dự bị không tính tín chỉ. Học phần tiếng Anh được tính 12 TC tích lũy

 

 MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

Triết học Mác – Lênin

Học phần cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin; xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các học phần khác. Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.

Học phần trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội; trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên lý luận. Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên. Nội dung chương trình gồm: bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nên kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Học phần trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 – 2018). Qua đó, khẳng định các thành công, nếu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.

Tiếng Anh dự bị

Học phần Tiếng Anh dự bị nhằm trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho sinh viên ở trình độ Cơ bản. Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên cũng được học kỹ năng viết câu cơ bản. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 1

Đây là học phần Tiếng Anh đầu tiên của chương trình Tiếng Anh tại Đại học Dầu khí Việt Nam. Học phần này dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn A2 (Cơ bản) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu – CEFR.  Sinh viên được học tiếng Anh theo phương pháp tích hợp các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đồng thời, các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, và phát âm cũng được giới thiệu lồng ghép vào từng bài học. Trong học phần này, sinh viên được luyện kỹ năng viết đoạn văn (paragraph). Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Tiếng Anh 2

Học phần Tiếng Anh 2 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Sơ trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu - CEFR (tương đương IELTS 4.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp cận và thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 3

Học phần Tiếng Anh 3 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu Âu -CEFR (tương đương IELTS 4.5). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời tiếp tục thực hành các dạng bài tập theo cấu trúc bài thi IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.  

Tiếng Anh 4

Học phần Tiếng Anh 4 dành cho sinh viên đã đạt năng lực Anh ngữ tương đương chuẩn B1 (Trung cấp) theo Khung Quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chungchâuÂu - CEFR (tương đương IELTS 5.0). Học phần này nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em tiếp tục phát triển năng lực tiếng Anh, đồng thời thực hành các bài kiểm tra theo chuẩn IELTS. Học phần áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm. Việc kiểm tra được tiến hành xuyên suốt học phần nhằm giúp sinh viên theo dõi được mức độ tiến bộ và khả năng đáp ứng được yêu cầu và chuẩn đầu ra của môn học.   

Giáo dục thể chất 1

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng chuyền, cách thức tổ chức một giải bóng chuyền phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng chuyền.

Giáo dục thể chất 2

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bóng đá, cách thức tổ chức một giải bóng đá phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn Bóng đá.

Giáo dục thể chất 3

Nội dung học phần gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Về lý thuyết: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về luật nhảy xa, cách thức tổ chức một giải điền kinh phong trào để nhằm phát triển khả năng tự luyện tập nâng cao sức khỏe.

Về thực hành: Trang bị các kĩ thuật cơ bản trong môn nhảy xa.

Giải tích 1

Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết và ứng dụng của phép tính vi tích phân của các hàm đa thức, hàm số mũ, hàm logarithm và hàm lượng giác. Nghiệm dưới dạng đồ thị, dạng số, và dạng giải tích của các bài toán ứng dụng có liên quan tới đạo hàm. Cuối học phần là phần giới thiệu về tích phân.

Giải tích 2

Học phần trang bị các kiến thức về tích phân xác định và tích phân không xác định của hàm một ẩn, tích phân suy rộng, dãy số và chuỗi số, giới thiệu về phương trình vi phân, chú trọng vào các bài toán ứng dụng của phép tính vi-tích phân.

Giải tích 3

Học phần trang bị các kiến thức về hình học vector, đại số vector và giải tích vector, đạo hàm riêng và đạo hàm theo hướng, tích phân hai lớp và tích phân ba lớp, trường vector, tích phân đường và tích phân mặt, định lý Green, định lý Stoke và định lý Gauss.

Phương trình vi phân

Học phần trang bị các kiến thức về: Phương trình vi phân bậc nhất, bậc hai và phương trình vi phân bậc cao, hệ phương trình vi phân, nghiệm giải tích, ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật.

Xác suất thống kê

Học phần cung cấp khái niệm xác suất, các quy tắc tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân bố xác suất, phân bố xác suất điều kiện, thống kê, kiểm định giả thuyết, phân tích phương sai, phân tích hồi quy.

Vật lý đại cương 1

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Cơ học cổ điển. Các chủ đề bao gồm: Vectors, chuyển động trên đường thẳng, chuyển động trong mặt phẳng, các định luật Newton, công và năng lượng, thế năng, động lượng, động học của chuyển động quay, động lực học của chuyển động quay, va chạm đàn hồi, và cơ học chất lưu.

Mục tiêu của học phần: Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản và tích hợp các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của vật lý; phát triển thái độ tích cực trong tìm kiếm chân lý và nghiên cứu khoa học; phát triển các kỹ năng học tập sử dụng các công cụ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm vật lý; cung cấp một nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên khác.

TN Vật lý đại cương 1

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương I với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Vật lý đại cương 2

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong Điện – Từ học và Quang học cho sinh viên các ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí, Khoan khai thác, và Lọc hoá dầu. Các chủ đề bao gồm: điện trường – dòng điện, từ trường, quang hình học và quang học sóng. Học phần cần sử dụng nhiều kiến thức của Học phần Vật lý đại cương I như: toạ độ, vận tốc, gia tốc, lực, các định luật về chuyển động của Newton, công và năng lượng. Học phần còn sử dụng các kiến thức về đại số, hình học và lượng giác, các phép toán với vector và giải tích. Học phần sẽ bao gồm các bài giảng, bài tập về nhà và thực hành, thí nghiệm.

TN Vật lý đại cương 2

Qua các giờ thí nghiệm sinh viên có thể tiến hành các thí nghiệm và khám phá mà sinh viên tự lập ra phương sách tiến hành, sử dụng các cách đo đạc và quan sát chính xác và có tính hệ thống, phân tích và đánh giá các bằng chứng và liên hệ với các kiến thức và hiểu biết khoa học. Chương trình học được tổ chức xoay quanh các chủ đề của Vật lý đại cương II với 07 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm có một hướng dẫn với cấu trúc điển hình: mục tiêu của thí nghiệm, nguyên lý, tiến hành thí nghiệm và mẫu báo cáo.

Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + Lab

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các chủ đề: Giới thiệu về thiết kế cơ khí với sự trợ giúp của máy tính. Trọng tâm vào các phần thiết lập bản vẽ, tạo và hiệu chỉnh bản vẽ hình học, vẽ kỹ thuật; các phương pháp chiếu, cách ghi chữ, kích thước, tỉ lệ. Kỹ thuật vẽ bao gồm vẽ phác thảo bằng tay, vẽ theo hướng chiếu vuông góc, các hình chiếu cơ bản. Phần thực hành trên AutoCAD sẽ bao gồm các lệnh vẽ, công cụ vẽ và trình bày bản vẽ.

Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + Lab

Học phần cung cấp kỹ năng lập trình tính toán trên phần mềm Python; cách sử dụng cú pháp, các kiểu dữ liệu nguyên thủy, cấu trúc điều khiển, véc tơ, cấu trúc lớp, hàm, tập tin nhập – xuất, ngoại lệ và cấu trúc lập trình khác. Nội dung học phần cũng bao gồm sử dụng các lớp thư viện vào giải quyết các vấn đề tính toán, thực hiện chương trình trong Python. Sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp với thực hành viết và chạy chương trình Python.

Hóa đại cương 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hoá học bao gồm các nội dung: sơ lược về lịch sử phát triển hóa học, các khai niệm và đơn vị đo lường cơ bản; cấu tạo nguyên tử, bức xạ điện từ, quang phổ nguyên tử, cấu trúc nguyên tử theo cơ học lượng tử, phương trình sóng Schrodinger, obitan nguyên tử và các mức năng lượng, cấu hình electron và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; các thuyết giải thích về liên kết hoá học bao gồm thuyết liên kết hoá trị VB, thuyết lai hoá obitan; lý thuyết giải thích về hình dạng và cấu trúc phân tử theo thuyết đẩy giữa các cặp electron (VSEPR) và thuyết obitan phân tử (MO), cấu hình electron phân tử; trạng thái tập hợp của các chất bao gồm thuộc tính của chất rắn, lỏng và chất khí.

TN Hóa đại cương 1

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 1 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết (CHE11301) còn giúp SV biết những kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm như: nắm vững các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, phân loại dụng cụ, hoá chất, thiết bị, những kỹ năng và những thao tác cơ. Biết được mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến người làm thí nghiệm, những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm, biết được các quy tắc cơ bản ứng phó với sự cố xảy ra. Ngoài ra học phần còn rèn sinh viên những kỹ năng về ghi nhận và sử lý số liệu thực nghiệm và trình bày một báo cáo thí nghiệm.

Hóa đại cương 2

Học phần hoá đại cương 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về hoá học bao gồm: lý thuyết tốc độ và cơ chế của phản ứng hoá học (khái niệm về tốc độ phản ứng, bậc phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng, định luật phản ứng, các thông số ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng…); dung dịch các chất điện ly (Phân loại dung dịch điện ly, quan điểm axit baso, tính pH của dung dịch, độ điện ly, hằng số cân bằng phản ứng, sự chuyển dịch cân bằng…); điện hoá học (thế điện cực, phương trình Nerst, pin điện hoá, sức điện động của pin, ăn mòn điện hoá, cách bảo vệ ăn mòn điện hoá…); dung dịch keo (phân biệt các loại dung dịch keo, các tính chất của dung dịch keo, cách pha chế dung dịch keo, hệ nhũ tương…).

TN Hóa đại cương 2

Học phần thí nghiệm hóa đại cương 2 ngoài việc giúp SV ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần lý thuyết Hoá đại cương 2 còn giúp SV phát triển những kỹ năng và những thao tác phức tạp hơn khi làm thí nghiệm. Nhận thức sâu hơn về quy tắc an toàn phòng thí nghiệm. Sự phối hợp trong các quy trình thí nghiệm, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm và khả năng viết báo cáo. Cụ thể hơn, trong học phần thí nghiệm này: sinh viên lăp đặt và tính toán sức điện động của pin điện hoá, thiết kế thí nghiệm tính toán năng lượng hoạt hoá và hằng số tốc độ phản ứng, đo sức căng bề mặt của dầu; định độ mạnh yếu của dung dịch các chất điện ly.

Nhiệt động lực học

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhiệt động kỹ thuật, như: Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động học cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Từ các kiên thức của các quá trình nhiệt động, sinh viên có thể hiểu và tính toán được toàn bộ chu trình của một số thiết bị nhiệt đặc trưng như: Động cơ đốt trong, thiết bị lạnh; HP cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về truyền nhiệt như: Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ. Từ đó, sinh viên có thể giải được các bài toán truyền nhiệt và trên các thiết bị trao đổi nhiệt cụ thể.

Phân tích mạch điện (+Lab)

Học phần cung cấp các kiến thức: các thành phần cơ bản và mô hình hóa mạch điện; phân tích đáp ứng của mạch điện AC, DC (định luật Kirchhoff, mạch RLC, nguồn, mạch đa pha); giải mạch điện nhiều nút bằng phương pháp biến đổi Laplace và phương pháp số phức; khái niệm về máy điện.

Cơ học chất lưu (+ Lab)

Học phần này cung cấp các kiến thức chọn lọc về cơ học chất lỏng. Nội dung sẽ bao gồm đặc tính lưu chất, tĩnh học-động học chất lỏng, các định luật bảo toàn, các phương trình năng lượng và Bernoulli, phân tích vi phân dòng chảy, các dạng dòng chảy nén và không nén được, và các dạng dòng chảy qua vật cản.

Nhập môn dầu khí

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan trong ngành công nghiệp dầu khí. Trước tiên sinh viên sẽ nắm được lịch sử phát triển và toàn cảnh ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới và ở Việt Nam; các tác động của nó đối với nền kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường; tổng quan các khâu trong ngành công nghiệp dầu khí. Tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về nguồn gốc và sự hình thành dầu khí, hệ thống dầu khí và tổng quan các phương pháp địa chất – địa vật lý trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Sinh viên sẽ được tìm hiểu sơ lược về lịch sử khai thác dầu khí cũng như các công đoạn trong khoan khai thác và vận chuyển dầu thô. Học phần cung cấp sơ lược về quy trình thi công giếng khoan khai thác dầu khí và các trang thiết bị sử dụng trong thi công một giếng khoan dầu khí. Sinh viên được tìm hiểu tổng quan về hệ thống khai thác và quá trình khai thác giếng tức là quá trình đưa dầu khí từ vỉa lên miệng giếng bằng năng lượng tự nhiên và bằng các phương pháp khai thác thứ cấp. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu sơ lược về công nghệ mỏ, quản lý vận hành mỏ, và các phương pháp thu hồi dầu tăng cường cơ bản. Phần khâu sau cung cấp các thông tin về quá trình phát triển ngành chế biến dầu khí trên thế giới và tại Việt Nam, các nguồn nguyên liệu và sản phẩm chính trong chế biến dầu khí. Tổng quan các quá trình chính trong nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí cùng các dạng cấu hình nhà máy cơ bản của các nhà máy cũng sẽ được giới thiệu cho sinh viên. 

Kinh tế dầu khí

Mục tiêu môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Kinh tế đại cương (kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô); nền công nghiệp dầu khí Việt Nam; vai trò, vị trí của nền CNDK trong nền kinh tế Việt Nam; các hiểu biết cơ bản về thị trường dầu khí; luật Dầu khí; Luật Thuế tài nguyên liên quan đến ngành dầu khí; các hợp đồng dầu khí cơ bản; các chỉ số kinh tế, tài chính được sử dụng trong đánh giá, thẩm định các dự án thăm dò – khai thác dầu khí; xu thế phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên Thế giới và ở Việt Nam.

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Học phần trình bày một số kiến thức cơ bản về quản lý và kỹ thuật an toàn sức khỏe môi trường được áp dụng phổ biến trong công nghiệp dầu khí, bao gồm các mối nguy trong quá trình lao động, tiêu chuẩn quản lý an toàn quá trình, tiêu chuẩn quản lý OHSAS 18001, nguyên nhân, hậu quả, quản lý tổn thất, đo lường an toàn, đánh giá rủi ro, làm việc với các chất dễ cháy nổ, bệnh điếc nghề nghiệp, môi trường và các thành phần môi trường, qui chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, sự cố tràn dầu.

Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng không liên quan đến kiến thức chuyên môn bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán… Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức, quy tắc và các bài thực hành nhằm giúp sinh viên hình thành các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy khả năng ứng xử xã hội, tự quản lý, lãnh đạo bản thân, xây dựng và suy trì tốt sự tương tác xã hội, giải quyết vấn đề trong công việc và trong cuộc sống.

Hóa phân tích

Học phần hóa phân tích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa phân tích truyền thống và những khái niệm cơ bản về phân tích công cụ, cũng như những vấn đề về cân bằng trong dung dịch các chất điện ly. Cụ thể, sinh viên sẽ nắm bắt được kiến thức về: Tổng quan về phân tích (các công cụ phân tích, phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích, áp dụng thông kế toán học trong hoá phân tích); chuẩn độ axit- baso (Cách tính pH của dung dịch axit/base mạnh và yếu, chuẩn độ axit/base mạnh và yếu, sai số trong quá trình chuẩn độ ); chuẩn độ EDTA (Khái niệm về phức chất, EDTA, Đường cong chuẩn độ, kỹ thuật chuẩn độ); chuẩn độ oxy hoá khử (Đường cong chuẩn độ, sai số chuẩn độ); phân tích công cụ (tổng quan, giới thiệu một số phương pháp phân tích như phổ hồng ngoại, phổ khối lượng...).

TN Hóa phân tích

Học phần «Thí nghiệm hóa phân tích» sẽ giúp cho người học ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần «Hóa phân tích». Sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, hiểu được những ảnh hưởng của các hóa chất sử dụng trong từng bài thí nghiệm, nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ.

Hóa lý 1

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về động học các phản ứng đồng thể đơn giản và các phản ứng đồng thể phức tạp (phản ứng nối tiếp, phản ứng song song, phản ứng thuận nghịch), các phương pháp xác định bậc phản ứng; thuyết va chạm hoạt động và năng lượng hoạt hóa; lý thuyết về hiện tượng bề mặt và hấp phụ, phương trình hấp phục đẳng nhiệt; giới thiệu về vật liệu xốp; phương pháp xác định diện tích bề mặt và đặc trưng xốp của vật liệu; lý thuyết về xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể, các phương pháp tổng hợp xúc tác, phương pháp xác định các thuộc tính của xúc tác sau khi tổng hợp, giới thiệu sơ lược một số hệ phản ứng xúc tác quan trọng trong công nghiệp hóa học và trong ngành dầu khí hiện nay.

TN Hóa lý

Học phần Thí nghiệm Hóa lý ngoài việc giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức về nhiệt động học, cân bằng pha, động học quá trình hấp phụ mà còn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng và những thao tác phức tạp hơn khi làm thí nghiệm theo một quy trình. Nhận thức sâu hơn về quy tắc an toàn phòng thí nghiệm khi sử dụng những hóa chất hữu cơ gây bỏng và dễ cháy nổ. Sự phối hợp trong các quy trình thí nghiệm, phương pháp phân tích xử lý số liệu thực nghiệm và khả năng viết báo cáo thực nghiệm.Cụ thể sinh viên thực hành các thí nghiệm: Định luật phân bố chiết; chưng cất phân đoạn hỗn hợp 3 cấu tử; Biểu đồ pha hỗn hợp 2 thành phần; Cân bằng lỏng – lỏng; Đường đẳng nhiệt hấp phụ và Cân bằng tạo phức.

Hóa hữu cơ 1

Học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, danh pháp, phương pháp điều chế, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng trong đời sống của các hợp chất hữu cơ quan trọng (các hợp chất hydrocacbon no, hydrocacbon không no, hydrocacbon thơm, dẫn xuất halogen – alcohol – phenol, hợp chất cacbonyl – axit cacboxylic), đồng thời cung cấp cho người học những kiến thức về các loại đồng phân của hợp chất hữu cơ, hiểu và phân biệt được các loại liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ, các phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng, nắm được các loại hiệu ứng trong phân tử hợp chất hữu cơ để giải thích, so sánh được tính axit – bazơ của hợp chất hữu cơ, khả năng phản ứng, chiều hướng phản ứng và cơ chế phản ứng của hợp chất hữu cơ.

TN Hóa hữu cơ 1

Học phần thí nghiệm hóa hữu cơ 1 sẽ giúp cho sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trong học phần «Hóa hữu cơ 1» và cung cấp cho người học một số kỹ năng tiến hành thực nghiệm định tính một số hóa chức hữu cơ cơ bản. Sinh viên phải tổ chức và triển khai được các phản ứng định tính để xác định các hóa chức hữu cơ cơ bản và giải thích được các kết quả thực nghiệm. Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, hiểu được những ảnh hưởng của các hóa chất sử dụng trong từng bài thí nghiệm, nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng mục đích các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ.

Những nguyên lý kỹ thuật hóa học

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật hóa học. Trong học phần này, sinh viên được học về các thông số chính cũng như nhận biết được ảnh hưởng chung của các biến trong kỹ thuật hóa học. Mô tả và nhận biết và phân loại về cân bằng vật chất trong các hệ khác nhau,xác định được các đặc điểm về hệ một pha và lựa chọn tính toán các thông số cho khí thực, mô tả được hệ nhiều pha và giải thích được quy tắc pha Gibbs. Áp dụng tính cân bằng vật chất cơ bản cho một vài cụm phân xưởng trong nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kiến thức về cách đọc bản vẽ PFD, các nguyên lý kỹ thuật hóa học được áp dụng trong các quy trình công nghệ tiêu biểu như sản xuất syngas từ steam reforming, sản xuất ammonia, quy trình Claus.

Kỹ thuật phản ứng

Học phần kỹ thuật phản ứng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật phản ứng hóa học trong công nghiệp. Cụ thể sinh viên sẽ nắm được các kiến thức: tổng quan (tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng, cân bằng vật chất, thiết bị phản ứng gián đoạn, thiết bị phản ứng liên tục…); áp dụng phương trình thiết kế (độ chuyển hoá, phương trình thiết kế cho các thiết bị phản ứng, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng dòng, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng liên tục, phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng chuỗi…); phương trình tỷ lượng (phương trình tỷ lượng cho thiết bị phản ứng mẻ, và phương trình tỷ lượng thiết bị phản ứng dòng); xác định kích thước cho thiết bị phản ứng.

Truyền nhiệt

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về Truyền nhiệt gồm 3 phương thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt; cùng với ứng dụng cho các quá trình kỹ thuật tiêu biểu; giới thiệu, xây dựng các mô hình cần thiết để nghiên cứu, phân tích và thiết kế thiết bị truyền nhiệt.

Hóa học dầu mỏ

Học phần Hóa học dầu mỏ nghiên cứu thành phần hóa học của dầu và các sản phẩm dầu, sự biến đổi của dầu thô (dầu mỏ) và khí tự nhiên thành các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô. Các chủ đề bao gồm: đặc điểm chung về dầu mỏ, nguồn gốc và phân loại dầu mỏ, đặc điểm chung của xăng dầu, nguồn gốc và phân loại; các hợp chất hydrocacbon (parafin, naphten, chất thơm) trong dầu thô và các sản phẩm dầu; các hợp chất phi hydrocacbon (lưu huỳnh, oxy, nitơ, kim loại và các hợp chất khác trong dầu thô); tính chất lý hóa của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; cơ chế hóa học xảy ra trong các quá trình xử lý hóa học xảy ra trong nhà máy hóa dầu như: cracking nhiệt, cracking xúc tác, hydrocracking, reforming xúc tác, alkyl hóa, đồng phân hóa …

Nhiệt động cân bằng

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về nhiệt động hóa học và cân bằng hoá học bao gồm các nội dung: các khái niệm cơ bản, nguyên lý 1, nguyên lý 2 nhiệt động học; ứng dụng các nguyên lý trong việc xác định chiều và mức độ diễn biến của các quá trình hóa học; lý thuyết về cân bằng pha, các loại giản đồ pha và các xác định thành phần các cấu tử, quy tắc pha Gibbs; cân bằng pha đối với hệ một cấu tử, vận dụng giải thích một số giản đồ pha hệ một cấu tử đơn giản; cân bằng lỏng – hơi, cân bằng lỏng – lỏng và cân bằng lỏng – rắn, vận dụng giải thích một số hệ giản đồ pha hệ đa cấu tử; phương pháp xác định thành phần các cấu tử trong các pha; định luật phân bố Nernst.

Truyền khối

Học phần giới thiệu những nguyên lý cơ bản của truyền khối và các quá trình tách. Học phần trang bị cơ sở khoa học và phương pháp tính toán các quá trình và thiết bị truyền khối.

Công nghệ chế biến khí

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về khí thiên nhiên, vai trò của khí thiên nhiên trong nền kinh tế, xu hướng phát triển công nghệ chế biến khí ở Việt Nam và trên thế giới. Phần đầu học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về khí thiên nhiên, các tính chất hóa lý, yêu cầu về chất lượng nguyên liệu và sản phẩm khí, giản đồ pha và ứng dụng trong chế biến dầu khí, học phần cung cấp các kiến thức quan trọng về các quy trình sơ chế khí: tách các tạp chất cơ học, làm khan khí, làm ngọt khí, phân tách khí, sản xuất LNG. Học phần cũng giới thiệu sơ đồ các nhà máy chế biến khí hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

Các chủ đề bao gồm: Tổng quan về khí thiên nhiên, giản đồ pha và ứng dụng trong chế biến khí, hydrate, các phương pháp ngăn ngừa tạo hydrate, làm khan khí, làm ngọt khí, thu hồi NGL và phân tách các khí, công nghệ sản xuất LNG.

Điều khiển quá trình (+Lab)

Học phần giới thiệu nguyên lý cơ bản thiết bị hệ thống điều khiển quá trình, động học và điều khiển quá trình bao gồm mô hình hóa tĩnh và động của quá trình, thiết kế và phân tích hệ thống điều khiển phản hồi, phân tích độ ổn định, điều chỉnh vòng lập hệ thống điều khiển phản hồi.

Thiết kế thiết bị phản ứng hóa học

Thiết bị phản ứng hoá học đóng vai trò rất quan trọng trong các quy hoá học. Việc thiết kế và điều khiển các thiết bị phản ứng hoá học là một yêu cầu cần thiết, bao gồm: thiết kế thiết bị, điều chỉnh kích thước và hình dạng, điều kiện dòng chảy và điều kiện hoạt động (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, nhằm giảm kích thước thiết bị phản ứng, tăng năng suất và tăng độ chọn lọc, giảm ô nhiễm môi trường. Mục đích của môn học này nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết để diễn giải các dữ kiện của phản ứng hoá học, sử dụng nhựng dữ kiện này để phát triển các phương trình thiết kế cho thiết bị phản ứng đơn và các hệ thiết bị phản ứng đa hợp học.

Thiết kế các thành phần quá trình

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong thiết kế của các thành phần của quá trình hóa học. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về thiết kế; tổng quan về sơ đồ công nghệ; cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng; các vấn đề thiết kế hệ thống đường ống, bơm, quạt, máy nén.

Công nghệ lọc dầu

Nội dung học phần bao gồm các khái niệm, phân loại và tính chất hóa lý quan trọng của dầu thô và sản phẩm của quá trình lọc dầu, từ đó cung cấp kiến thức về các quá trình lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu và chế biến dầu nhằm tạo thành các sản phẩm nhiên liệu chính. Học phần giới thiệu các quy trình vật lý như khử muối, khử nước, chưng cất dầu ở điều kiện áp suất thường và áp suất chân không đến các quy trình hóa học trong chế biến dầu như hydrotreating, cracking nhiệt, cracking xúc tác, reforming.... Ngoài ra, học phần cũng đưa vào các kiến thức chính trong sản xuất dầu nhờn và các sản phẩm bôi trơn.

Thí nghiệm Kỹ thuật hóa học

Học phần bổ trợ các kiến thức thực nghiệm cho sinh viên về các quá trình và hoạt động thực tế của thiết bị trong các phân xưởng sản xuất. Học phần cung cấp các kiến thức về quá trình hoạt động của hệ thống bơm, quạt, tính toán điểm làm việc tối ưu của hệ thống thủy khí động lực; thực nghiệm quá trình chưng cất, hấp thụ, sấy, trao đổi nhiệt trong các thiết bị truyền nhiệt điển hình; tính toán tổn thất năng lượng và động lượng trong hệ thống ống dẫn lưu chất và thiết bị; tính toán xác định phân bố thời gian lưu trong các thiết bị khuấy lý tưởng, mô phỏng cho các thiết bị đẩy lý tưởng; áp dụng kỹ thuật sấy tầng sôi. Từ đó, sinh viên có thể giải thích nguyên lý của các thiết bị thông qua thực nghiệm và vận hành thực tế thiết bị, từng bước hình thành tư duy về làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy.

Thí nghiệm chuyên ngành 1

Học phần thí nghiệm chuyên ngành 1 nhằm đào tạo cho sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng tiến hành các thí nghiệm xác định thành phần và tính chất của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ theo tiêu chuẩn ASTM hoặc TCVN. Sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức trong học phần Hóa học dầu mỏ và Công nghệ lọc dầu để thực hành các thí nghiệm như: xác định tỷ trọng của dầu, xác định nhiệt trị của nhiên liệu,xác định nhiệt độ vẩn đục, độ ăn mòn tấm đồng, xác định thành phần chưng cất phân đoạn của dầu mỏ, xác định thành phần các hợp chất hữu cơ trong hỗn hợp lỏng bằng phương pháp HPLC và GCMS. Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ thành thạo trong việc thực hiện các thao tác trong phòng thí nghiệm, rèn luyện ý thức cũng như thói quen trong việc sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm, giữ an toàn toàn trong phòng thí nghiệm.

Thiết kế nhà máy hóa học

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy lọc dầu như: lựa chọn địa điểm xây dựng và bố trí mặt bằng hợp lý, tính kinh tế để xác định chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thời gian hoàn vốn, có phương pháp lựa chọn thiết bị trong nhà máy, tính toán thiết kế được mạng lưới thiết bị nhiệt để tận dụng nhiệt, tiếp cận được các phương pháp thiết kế mới trong lĩnh vực công nghệ hóa học (mass and heat integration), các nguyên tắc cơ bản để thiết kế hệ thống xử lý chất thải, hệ thống đường ống và phát hiện các yếu tố nguy hiểm trong nhà máy lọc dầu.

Công nghệ hóa dầu

Học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nguyên liệu từ dầu thô, khí thiên nhiên, than đá, dầu đá phiến...trong ngành công nghiệp dầu khí. Sau khóa học, sinh viên sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình cung/cầu, ứng dụng của các hóa phẩm quan trọng như ethylene, propylene, butadiene, syngas, benzene, xylenes...Bên cạnh đó, khóa học sẽ trang bị cho sinh viên hiểu biết về một số công nghệ cơ bản để sản xuất các hóa phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp hóa dầu; giúp sinh viên hiểu và nắm vững một số quy trình công nghệ được áp dụng trong thực tiễn sản xuất trong ngành công nghiệp hóa dầu.

Sản phẩm dầu mỏ (+Lab)

Học phần sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu (xăng, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu diesel, nhiên liệu đốt lò, khí và khí hóa lỏng, dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, nhựa đường, các loại hóa phẩm và dung môi dầu mỏ), từ đó nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về các các tính chất, tiêu chuẩn và ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ và cách xác định được chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ. Học phần cũng trình bày về các đối tượng sử dụng các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu và những vấn đề liên quan khi sử dụng sản phẩm lọc dầu, hóa dầu. Thí nghiệm sản phẩm dầu mỏ giúp cho sinh viên xác định được chính xác các chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ theo ASTM hoặc TCVN, rèn luyện ý thức cũng như thói quen trong việc sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm, giữ an toàn toàn trong phòng thí nghiệm.

Mô phỏng và tối ưu hóa nhà máy lọc dầu

Khóa học này nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mô phỏng và tối ưu hóa quá trình công nghệ của nhà máy lọc dầu có sự hỗ trợ của máy tính. Sinh viên sử dụng chương trình mô phỏng quá trình để hỗ trợ đánh giá quá trình thiết kế. Sinh viên sau khi kết thúc học phần có khả năng chuyển các vấn đề thành dạng toán học và giải các bài toán tối ưu hóa toán học tuyến tính và phi tuyến tính cho các quá trình công nghệ của nhà máy lọc dầu.

Thí nghiệm chuyên ngành 2

Học phần thí nghiệm chuyên ngành 2 cung cấp cho sinh viên kỹ năng vận hành các cụm phân xưởng chính trong các nhà máy lọc dầu và chế biến khí. Các chủ đề bao gồm: vận hành tháp chưng cất dầu thô, vận hành phân xưởng chế biến khí, vận hành cụm cracking xúc tác tầng sôi (FCC). Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong nhà máy lọc dầu và chế biến dầu, hiểu các tài liệu kỹ thuật, bản chất và mục đích của các quá trình sơ chế dầu thô (tách nước, muối, bụi) và chưng cất dầu thô ở áp xuất thường và áp suất chân không thành các sản phẩm dầu; nắm được các phương pháp chế biến khí và hiểu được bản chất, mục đích của quá trình cracking xúc tác. Ngoài ra học phần cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng vận hành, kiểm tra và điều chỉnh các tham số công nghệ trong các nhà máy lọc dầu.  

Hóa học Polyme (Tự chọn)

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng về hóa học polyme bao gồm các khái niệm và định nghĩa, cơ chế polymer hóa: trùng hợp, trùng ngưng, Ziegler-natta, ion và cơ kim loại; kỹ thuật Polyme khối, nhũ tương và huyền phù. Các chủ đề bao gồm: khái niệm và định nghĩa; cơ chế Polyme hóa trùng hợp; cơ chế Ziegler-natta; cơ chế trùng ngưng; polyme hóa ion và phối trí; polyme khối, nhũ tương và huyền phù; thảo luận (tổng hợp một số Polymer trùng hợp: PE, PP, PS, PVC, PMMA, PVA, PU; tổng hợp một số Polymer trùng ngưng: nhựa Phenol-fomandehyt, nhựa ure-fomandehyt, nhựa melamin-fomandehyt, nhựa Epoxy, nhựa Polyeste).

Hóa sinh (Tự chọn)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hóa lý của các sinh chất. Nghiên cứu cơ chế các phản ứng xảy ra trong quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng. Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu dễ dàng hơn các kiến thức khác liên quan đến hóa sinh như: hóa sinh ứng dụng, hóa sinh enzym, vi sinh vật học, công nghệ lên men…

Thiết bị trong chế biến dầu khí (Tự chọn)

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phân loại, thiết kế và nguyên tắc vận hành cho các thiết bị cơ bản trong nhà máy hoá học như: thiết bị trao đổi nhiệt, lò gia nhiệt, bơm, máy nén, các thiết tách.

Năng lượng tái tạo (Tự chọn)

Mục tiêu của học phần này là giới thiệu cho sinh viên tổng quan về năng lượng và những kiến thức cần thiết về năng lượng tái tạo. Học phần sẽ đề cập đến các tác động môi trường liên quan đến việc sử dụng, khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch; những lợi ích của năng lượng tái tạo và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới. Học phần sẽ đi sâu vào một số loại hình năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng sóng và thủy triều, địa nhiệt và năng lượng hydro. Những nội dung chính bao gồm: việc sản xuất và tiêu thụ, nguyên lý hoạt động, lưu trữ và vận chuyển, ưu và nhược điểm, tiềm năng và chi phí, các tác động môi trường. Sau khi tham gia môn học này, sinh viên có thể đánh giá các chính sách về năng lượng tái tạo trên thế giới cũng như có nền tảng cho các nghiên cứu về chủ đề chuyển dịch năng lượng.

Công nghệ chế biến dầu nặng (Tự chọn)

Học phần sẽ cung cấp các khái niệm nền tảng trong các quá trình công nghệ chính để nâng cấp dầu thô nặng/dầu tổng hợp, xu hướng phát triển chế biến dầu thô nặng/dầu tổng hợp trên thế giới. Nội dung chính của HP là cung cấp các kiến thức quan trọng về quy trình công nghệ chế biến dầu thô nặng: các phương pháp vận chuyển dầu thô nặng từ nơi khai thác đến nơi chế biến, các công nghệ làm giảm cacbon, làm tăng hydro, xử lý phân đoạn cất. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về dầu nặng, hóa học quá trình chế biến dầu nặng, tổng quan các quá trình chế biến dầu nặng, vận chuyển dầu nặng, quá trình làm giảm cacbon, quá trình làm tăng hydro, quá trình xử lý phân đoạn cất của dầu nặng, nhà máy nâng cấp dầu nặng.

Phụ gia cho các sản phẩm dầu (Tự chọn)

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về chất lượng của các loại sản phẩm dầu cũng như các loại phụ gia được sử dụng để nâng cao tính năng cho các loại sản phẩm này. Xu hướng phát triển các loại phụ gia mới đa chức năng, thân thiện với môi trường cũng được giới thiệu trong học phần. Bên cạnh các sản phẩm dầu truyền thống, bao gồm xăng động cơ, nhiên liệu diesel và dầu nhờn, học phần cũng sẽ đề cập đến các loại phụ gia cần thiết để nâng cao chất lượng các sản phẩm nhiên liệu sinh học (xăng pha ethanol và biodiesel).

Quá trình sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp (Tự chọn)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất dầu nhờn và nhiên liệu lỏng tổng hợp. Sau khi học xong sinh viên nắm vững yêu cầu chất lượng của dầu nhờn và hóa học của các quá trình sản xuất dầu nhờn. Sinh viên phân biệt được nhiên liệu lỏng tổng hợp với nhiên liệu lỏng từ dầu mỏ. Trên cơ sở đó sinh viên có khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu và sản xuất trong công nghiệp dầu khí. Các chủ đề bao gồm: tổng quan về dầu nhờn và các sản phẩm bôi trơn, một số tính chất hóa lý đánh giá chất lượng dầu nhờn; một số quá trình sản xuất dầu nhờn gốc bằng tách chiết: tách asphalten, tách sáp, chiết dung môi; một số quá trình sản xuất dầu nhờn gốc bằng phương pháp hóa học; công nghệ sản xuất nhiên liệu lỏng từ khí tự nhiên.

Các chuyên đề (Tự chọn)

Học phần giúp cho sinh viên bổ sung và củng cố thêm các kiến thức đã học qua các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực vận chuyển và chế biến dầu khí, học phần có nội dung mở rộng hoặc sâu hơn về kiến thức chuyên môn, về các vấn đề thực tế và các kết quả nghiên cứu và ứng dụng mới nhất của chuyên ngành. Học viên cần nắm bắt được nội dung cơ bản của chuyên đề, liên kết được các kiến thức đã học và dần hình thành các hướng phát triển nghề nghiệp khi ra trường ...

Chuyên đề chính sẽ thay đổi theo hàng năm tuỳ theo điều kiện giảng dạy và thực tế. Số lượng chuyên đề từ 1 trở lên, được lựa chọn bởi các giảng viên bộ môn và sinh viên.

Kiến tập định hướng nghề nghiệp

Trong học kỳ hè, sinh viên được tham gia chương trình kiến tập kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần tại các đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích thăm quan và tìm hiểu về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của từng đơn vị đó. Sinh viên được chính các cán bộ tại đơn vị đó trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu về các nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khai thác dầu khí và chế biến dầu khí. Từ đó, sinh viên có những định hướng lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Ngoài ra, sinh viên cũng được tìm hiểu về các quy định an toàn, quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp dầu khí. Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên cần hoàn thành báo cáo kiến tập theo nhóm và trình bày kết quả thu được trước các thầy cô trong Khoa Dầu khí.

Thực tập nghề nghiệp 1 (Hè)

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng làm việc thực tế tại các đơn vị sản xuất thông qua quan sát và học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành trong nhà máy, cung cấp các kiến thức về hoạt động và nguyên lý vận hành các thiết bị trong các nhà máy lọc hóa dầu như hệ thống bơm, tháp chưng cất, hấp thụ, thiết bị phản ứng và tái sinh xúc tác, phương pháp xử lý các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành – bảo dưỡng sửa chữa, tìm hiểu về phân cấp trong vận hành và trách nhiệm của các cá nhân trong vận hành hệ thống, cách thức giao tiếp giữa các nhóm chức năng để đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Sinh viên cũng nắm bắt các yêu cầu và quy định về an toàn lao động – bảo vệ môi trường, phương pháp và kỹ thuật xử lý chất thải và các quy định khác; Từ đó, sinh viên có thể tiếp cận và từng bước hình thành tư duy làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy, có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra và giám sát thiết bị sau khi tốt nghiệp, tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Thực tập nghề nghiệp 2 (Hè)

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng làm việc thực tế tại các đơn vị sản xuất thông qua quan sát và học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành trong nhà máy, cung cấp các kiến thức về hoạt động và nguyên lý vận hành các thiết bị trong các nhà máy lọc hóa dầu như hệ thống bơm, tháp chưng cất, hấp thụ, thiết bị phản ứng và tái sinh xúc tác, phương pháp xử lý các sự cố đơn giản trong quá trình vận hành – bảo dưỡng sửa chữa, tìm hiểu về phân cấp trong vận hành và trách nhiệm của các cá nhân trong vận hành hệ thống, cách thức giao tiếp giữa các nhóm chức năng để đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Sinh viên cũng nắm bắt các yêu cầu và quy định về an toàn lao động – bảo vệ môi trường, phương pháp và kỹ thuật xử lý chất thải và các quy định khác; Từ đó, sinh viên có thể tiếp cận và từng bước hình thành tư duy làm chủ công nghệ và thiết bị trong nhà máy, có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra và giám sát thiết bị sau khi tốt nghiệp, tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Thực tập tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp hệ thống lại toàn bộ kiến thức sinh viên đã được học và giúp sinh viên trang bị các kiến thức, kỹ năng và dữ liệu cần thiết cho luận án tốt nghiệp chuyên ngành Lọc – Hóa dầu. Nội dung thực tập sẽ đi sâu vào tìm hiểu và giải quyết một vấn đề chuyên môn cụ thể liên quan đến thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Ngành mà sinh viên lựa chọn để làm luận án tốt nghiệp sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Đồ án chuyên ngành 1

Học phần xây dựng nền tảng bước đầu cho người học trong việc tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành đã học về Kỹ thuật hóa học trong thiết kế 1 quy trình công nghệ nhằm sản xuất ra sản phẩm như yêu cầu. Trong học phần này, người học có thể tính toán thiết kế các thiết bị cơ bản quan trọng trong ngành kỹ thuật hóa học, chuyên ngành lọc hóa dầu như tháp chưng cất, thiết bị phản ứng khuấy trộn, thiết bị hấp thụ/giải hấp thụ, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị thủy khí động lực học như bơm, quạt, máy nén, đường ống,...; Từ đó, người học có thể tự mình hình thành tư duy và tính chủ động trong tính toán thiết kế các thiết bị dựa theo các bộ tiêu chuẩn thiết kế hiện nay. Các vấn đề về an toàn và mối nguy khi thiết kế quy trình cũng được nhận diện.

Đồ án chuyên ngành 2

Học phần trang bị cho người học kỹ năng thiết kế một quy trình công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học bằng cách tổng hợp các kiến thức đã học để tính toán cân bằng vật chất và năng lượng cho một phân xưởng công nghệ trong nhà máy chế biến dầu khí, phương án lựa chọn và tính toán thiết bị một cách khoa học để xây dựng một quy trình công nghệ hoàn chỉnh từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm. Bên cạnh đó, học phần cũng được xây dựng để người học có thể vận dụng các kiến thức về các phần mềm mô phỏng và các kiến thức cơ bản về công nghệ lọc hóa dầu nhằm tối ưu hóa hoạt động của một phân xưởng công nghệ đã có/hoặc cho phép thiết kế một phân xưởng mới nhằm đánh giá khả năng phát triển công nghệ; Bên cạnh đó, người học cũng cần xem xét tác động của quy trình được thiết kế đến yếu tố an toàn, môi trường và kinh tế.

Đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp hệ thống lại toàn bộ kiến thức sinh viên đã được học và giúp sinh viên trang bị các kiến thức, kỹ năng và dữ liệu cần thiết cho luận án tốt nghiệp chuyên ngành Lọc – Hóa dầu. Sau khi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp, sinh viên có khả năng: Vận dụng các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của một bản vẽ kỹ thuật và phương pháp triển khai bản vẽ; Hiểu biết cụ thể và chính xác quy trình công nghệ, vai trò nhiệm vụ, cấu tạo chức năng của từng thiết bị trong một quy trình công nghệ sản xuất trong ngành kỹ thuật lọc hóa dầu; Thành thạo trong tính toán và chọn lựa quy trình công nghệ phù hợp với nhiệm vụ được đặt ra. Ngoài ra, sinh viên cũng nâng cao kỹ năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình.

Sau 12 năm thành lập và phát triển, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã đạt được những thành tựu nổi bật, đóng góp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Tập đoàn và ngành Dầu khí, từng bước khẳng định uy tín thương hiệu trong giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nâng cao.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) được thành lập theo quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 25/11/2010 của Thủ tướng chính phủ. Theo quyết định này, PVU là trường đại học công lập đặc biệt thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có trụ sở tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trung tâm của ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm góp phần đảam bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và của đất nước. Sau 12 năm thành lập và phát triển, PVU đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần vào danh tiếng, uy tín của nhà trường.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển
Toàn cảnh trường Đại học Dầu khí Việt Nam tại Thành phố Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

 

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành chính hệ Đại học đó là Kỹ thuật Địa chất - (Địa chất, địa vật lý dầu khí), Kỹ thuật Dầu khí (Khoan Khai thác dầu khí) và kỹ thuật hóa học (Lọc Hóa dầu) và 4 ngành trình độ thạc sỹ (Công trình biển, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí và kỹ thuật hóa học). Bên cạnh đó PVU đang đào tạo hệ liên kết với Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico, Mỹ (NMT) ở 03 chương trình: Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Hóa học và Khoa học Trái đất/Địa chất Dầu khí. Ngoài ra, trường Đại học Dầu khí Việt Nam cũng đang hướng tới đào tạo mới có tính chất liên ngành và chuyên ngành về chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số và tài chính năng lượng đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội. Trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua ứng dụng các hình thức đào tạo như tín chỉ, đạo tạo bằng tiếng anh, liên kết đạo tạo, thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng. Nhờ đó chất lượng giáo dục của trường luôn đạt các kết quả ngày một tăng lên, số lượng sinh viên nhập học ổn định qua các năm, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển
Niềm vui của Thầy Cô và Sinh viên PVU trong ngày Lễ Tốt nghiệp năm 2022

Hiện nay, PVU đã đào tạo được hơn 800 kỹ sư, thạc sĩ là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam, sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới. Trong số đó, có nhiều người đã có vị trí chủ chốt trong các đơn vị của ngành Dầu khí, các doanh nghiệp tại Việt Nam và các công ty đa quốc gia trên thế giới.

Nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới kiểm định chất lượng quốc tế là mục tiêu chính của trường Đại học Dầu khí Việt Nam. Năm 2020, đánh dấu cột mốc quan trọng của PVU khi trường vinh dự được trao giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo ban hành và đặc biệt sau những nỗ lực vượt bậc của tập thể thầy và trò Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU), tháng 12/2021 các chương trình đạo tạo của PVU đã được tổ chức ABET của Mỹ kiểm định, đánh giá rất cao và đến ngày 30/ 8/2022 PVU đã chính thức được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET cho cả 3 chương trình: Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Dầu khí và Kỹ thuật Hóa học với thời hạn cao nhất là 6 năm. Điều đó một lần nữa khẳng định ý chí và nghị lực của Thầy và trò PVU trong suốt quá trình hình thành, phát triển và thực hiện sứ mệnh trồng người, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho ngành dầu khí và năng lượng.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển
Lãnh đạo Bộ Giáo Dục và Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đại biểu chúc mừng Thầy trò PVU
tại Lễ công bố đạt chuẩn ABET, lễ Tốt nghiệp và Khai giảng năm học mới 2022-2023

Về giảng dạy, các thầy cô PVU liên tục đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của xã hội, sau 12 năm đào tạo, PVU đã có những thế hệ sinh viên xuất sắc, tạo nên một mạng lưới cựu sinh viên rộng lớn. Dù có đi đâu, làm công việc gì, mỗi khi trở về PVU, trở về với các thầy cô, sinh viên vẫn luôn cảm nhận được sự thân thương, gần gũi mà nơi đây mang lại, bởi vì “PVU là nhà, chúng ta là một gia đình”.

Về nghiên cứu khoa học, các giảng viên và sinh viên PVU đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Tập đoàn, dự thi Ereka cũng như cấp trường. Đặc biệt năm 2022, hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện 04 đề tài cấp Nhà nước và Tập đoàn, 03 dự án quốc tế, 22 đề tài cấp cơ sở và đề tài sinh viên, công bố 59 bài báo khoa học, trong đó có 31 bài báo được đăng tải trên các tạp chí uy tín quốc tế (ISI, Scopus), 01 sáng chế đăng ký bản quyền tại Mỹ, 01 đề tài phát triển sản phẩm với doanh nghiệp làm lợi cho ngư dân tỉnh BR-VT và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.

Về đội ngũ, đội ngũ giảng viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, trong đó hơn 50% có trình độ PGS và TS (hầu hết tốt nghiệp từ nước ngoài) chiếm tỉ lệ 5 SV/GV. Tỷ lệ “vàng” duy nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Các môn học được các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành giảng dạy và truyền đạt lượng kiến thức chuyên môn theo phương pháp dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt phần lớn thời gian năm thứ nhất, Trường tổ chức đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh để sinh viên có đủ khả năng học và tiếp thu các bài giảng chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng như tham gia vào các dự án/đề tài nghiên cứu khoa học cùng với các giảng viên sau đó. Là những người chèo lái con đò tri thức và là những người nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê theo đuổi ngành Dầu khí trong các bạn sinh viên, các thầy cô luôn quan niệm “PVU là môi trường học tập năng động, sáng tạo, phát huy tinh thần người đi tìm lửa”, nơi các bạn sinh viên được lên tiếng, được lắng nghe và được nhận những lời tư vấn, sự hỗ trợ từ các thầy cô.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển

Về các hoạt động chuyên môn và ngoại khóa, Nhà trường tổ chức cho sinh viên, đào tạo hướng tới thực tiễn, tăng cường tính thực hành trong các hoạt động đào tạo cũng là một định hướng nổi bật của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. PVU xây dựng một chương trình thực hành và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên từ khi bước vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp. Hội nghị Khoa học sinh viên, cùng nhiều tọa đàm, chương trình bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng cho sinh viên

Đây là những hoạt động rất thiết thực và ý nghĩa dành cho sinh viên vì người học có thể áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn và chuẩn bị hành trang cho con đường sự nghiệp của mình.

Về hoạt động hợp tác và phát triển mạng lưới, từ khi thành lập đến nay, Trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với trên 40 đơn vị trong nước và 30 đơn vị nước ngoài. Là Trường công lập do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, và đào tạo nhân lực chất lượng cao trước hết phục vụ nhu cầu của ngành Dầu khí. Vì vậy, Trường có lợi thế rất lớn trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành như: VPA, VPI, PVEP, BIENDONG POC, VSP, PTSC, PVD, BSR, PVFCCo, PVCFC, PV Oil, PVChem, …Các doanh nghiệp trong ngành không những sẽ là các cơ sở tốt cho sinh viên thực tập mà còn là nơi sẽ tiếp nhận các Kỹ sư của Trường sau khi tốt nghiệp, cũng như là các cơ sở có thể tài trợ cho các hoạt động của Trường. Bên cạnh đó, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam còn tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục khác: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, Trường Cao Đẳng Dầu khí (PV College), Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, … nhằm thúc đẩy việc thực hiện sứ mạng, chiến lược phát triển và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đại học, phát triển nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Song song với đó, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài đến từ Hoa Kỳ (New Mexico Institute of Mining and Technology (NMT), Honeywell UOP, Schlumberger Seaco Inc, Colorado School of Mines Golden, Crimson Interactive Inc); Canada (Memorial University of Newfoundland (MUN); Université du Québec à Trois-Rivières (UQTR)); Đan Mạch (Haldor Topsoe); Rumani (Petroleum-Gas University of Ploiesti); Nga (Đại học Dầu khí Gubkin, Đại học công nghiệp Tyumen, Đại học Kỹ thuật Dầu khí Ufa); Hàn Quốc (Korea Marine Equipment Research Institute (KOMERI), Đại học Quốc gia Pusan…). Hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài bao gồm xây dựng chương trình liên kết đào tạo; trao đổi giảng viên, sinh viên; phát triển chương trình đào tạo; hợp tác đào tạo chuyên sâu ngắn hạn; tiếp nhận tài trợ phần mềm, tài trợ học bổng, tài trợ thực tập; hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ…góp phần nâng cao vị thế, uy tín, năng lực giảng dạy, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển
Trung tâm ATC-PVU đào tạo về kỹ năng quản lý cho BSR

Bên cạnh đó, Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (ATC) thuộc Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) có chức năng “kết nối nguồn lực – chuyển giao tri thức”, tổng hợp sức mạnh trí tuệ trong ngành, trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu đào tạo uy tín nhằm đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Petrovietnam và ngành dầu khí Việt Nam. ATC tập trung thiết kế các chương trình đào tạo về kỹ thuật, công nghệ, vận hành, tối ưu hóa và sản xuất tinh gọn, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí, từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, dịch vụ kỹ thuật cũng như công tác an toàn sức khỏe môi trường. Bên cạnh đó, ATC không ngừng cập nhật các nội dung đào tạo về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực, các chương trình về chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng, tái tạo văn hóa doanh nghiệp hướng đến sự phát triển đột phá và bền vững cho các doanh nghiệp. Riêng trong 2 năm 2021 – 2022 mặc dù bối cảnh khỏ khăn của dịch bệnh, ATC đã thường xuyên cải tiến phương thức và tổ chức đào tạo dịch vụ ngắn hạn bồi dưỡng nâng cao cho 5.500 lượt cán bộ trong và ngoài ngành dầu khí, doanh thu đạt trên hơn 30 tỷ đồng.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam: 12 năm hình thành và phát triển
BCNV Trường Đại học Dầu khí Việt Nam thể hiện sự quyết tâm đưa PVU phát triển mạnh mẽ hơn

Sau 12 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đã trở thành một địa chỉ tin cậy về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực Dầu khí. Tin tưởng rằng với kinh nghiệm cũng như tâm huyết của Ban Giám hiệu Nhà trường cùng sự nỗ lực không ngừng của CBCNV và sinh viên nhà trường, PVU tiếp tục khẳng định được vai trò hàng đầu trong khối các trường chuyên ngành của cả nước, của khu vực và vươn xa hơn hòa nhập môi trường đào tạo quốc tế.

An Nhiên

Ngày 18/11, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11- Ngày hội văn hoá mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tri ân và tôn vinh các thế hệ thầy giáo, cô giáo, những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Nhà trường vinh dự chào đón ông Nguyễn Viết Chiến – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Long Toàn; bà Trần Thị Thùy Linh – Phó Chủ tịch UBND phường Long Toàn; ông Hà Anh Đức – Trưởng Công an phường Long Toàn; ông Phạm Hồng Quân – Chủ tịch Hội Cựu chiến bình phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; TS. Lê Văn Sỹ - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dầu Khí (PV College).

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Sinh viên PVU trình bày những ca khúc hay, ngọt ngào về thầy cô chào mừng buổi Lễ

Về phía PVU có TS. Phan Minh Quốc Bình - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Lê Quốc Phong, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo các Khoa/Trung tâm/Phòng cùng toàn thể giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên Nhà trường.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Th.S Nguyễn Hoàng Ngọc Tú - Giảng viên Khoa KHCB đọc thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
của Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng gửi đến tập thể cán bộ giảng viên, và nhân viên PVU.

Tại buổi họp mặt, đồng chí Phan Minh Quốc Bình - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng PVU đã phát biểu chúc mừng và ôn lại truyền thống Ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời ôn lại chặng đường năm học 2021-2022 và hướng đến mục tiêu của năm học 2022-2023.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU phát biểu tại buổi Lễ.

TS. Phan Minh Quốc Bình nhấn mạnh: Trong năm học vừa qua, Nhà trường ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các thầy cô giáo cùng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ vừa phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, vừa chung tay thực hiện các biện pháp chống dịch đảm bảo an toàn. Kết quả, Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy các khóa đại học, thạc sĩ chính quy và liên kết; trong hoạt động nghiên cứu khoa học thực hiện 04 đề tài cấp Nhà nước và Tập đoàn, 03 dự án quốc tế, 22 đề tài cấp cơ sở và đề tài sinh viên, công bố 59 bài báo khoa học, trong đó có 31 bài báo được đăng tải trên các tạp chí uy tín quốc tế (ISI, Scopus), 01 sáng chế đăng ký bản quyền tại Mỹ, 01 đề tài phát triển sản phẩm với doanh nghiệp làm lợi cho ngư dân tỉnh BR-VT và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ; tổ chức đào tạo dịch vụ ngắn hạn bồi dưỡng nâng cao cho 5.500 lượt cán bộ trong và ngoài ngành dầu khí, doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng; bên cạnh đó Nhà trường đã hoàn thành kiểm định 03 chương trình đào tạo đại học theo chuẩn ABET – Hoa Kỳ; bên cạnh đó thầy cô cũng tích cực phối hợp tham gia công tác chuẩn bị cho các Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, tham gia tổ chức các buổi Lễ, Hội nghị quan trọng của Trường thành công tốt đẹp đặc biệt là Lễ Khai giảng năm học mới năm 2022 và hoạt động Company Day năm 2022.

Thay mặt CBCNV và sinh viên PVU, TS. Phan Minh Quốc Bình gửi lời cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của Đảng ủy, Lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị trong và ngoài ngành đối với mọi mặt công tác của Nhà trường, tạo nền tảng cơ sở vững mạnh, hậu thuẫn các công tác của Nhà trường đạt kết quả cao và sự quan tâm đặc biệt khi đã gửi các lẵng hoa tươi thắm chúc mừng thầy cô giáo PVU nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực của cả tập thể thầy trò PVU. TS. Phan Minh Quốc Bình kêu gọi tất cả quý thầy cô giáo, CBNV tiếp tục đem hết sức lực, trí tuệ cũng như tình thương yêu của mình đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của Nhà trường và góp phần vào sự lớn mạnh của toàn ngành Dầu khí.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, để bày tỏ những tâm tư, tình cảm và gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo, sinh viên Trần Thị Nhung- Lớp K8 chuyên ngành KTĐC đã đại diện cho các bạn sinh viên phát biểu cảm tưởng và tặng hoa chúc mừng các thầy cô PVU nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Đại diện sinh viên PVU tặng hoa chúc mừng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sinh viên Trần Thị Nhung chia sẻ đầy cảm xúc: "Trường Đại học Dầu khí Việt Nam – PVU là nơi chúng em gắn bó 4 năm thanh xuân tươi đẹp, trở thành một phần của ngôi nhà chung, được thầy cô dìu dắt, truyền đạt kiến thức và cách làm người, đó là một niềm hạnh phúc đối với chúng em. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn, những tình cảm tốt đẹp và trân trọng nhất đến các thầy các cô, những người lái đò thầm lặng luôn dạy dỗ, dìu dắt chúng em không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn cả lối sống và cách làm người. Em tin rằng mỗi sinh viên PVU sẽ ngày càng quyết tâm nỗ lực học tập, rèn kỹ năng để đạt kết quả cao nhất, xứng đáng là học trò của thầy cô, xứng đáng là sinh viên của ngôi trường với bề dày truyền thống của những người đi tìm lửa".

Tại buổi lễ, Nhà trường cũng tổ chức trao giải cho các giảng viên đạt thành tích cao trong cuộc thi "Giảng viên PVU giỏi năm 2022"; trao giải cuộc thi chạy bộ với chủ đề "PVU - Chạy vì sức khỏe, chia sẻ đam mê” và trao giải cuộc thi viết dành cho sinh viên với chủ đề “Lời tri ân”.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
TS.Phan Minh Quốc Bình chúc mừng và khen thưởng các giảng viên đạt giải cuộc thi "Giảng viên PVU giỏi năm 2022".
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Đại diện Lãnh đạo nhà trường và Ban Tổ chức trao giải khen thưởng tập thể, cá nhân
đạt thành tích tại cuộc thi "PVU - Chạy vì sức khỏe, chia sẻ đam mê”.

Đặc biệt, cuộc thi “Lời tri ân” do Đoàn Thanh niên PVU phát động đã thu hút được đông đảo sinh viên PVU tham gia với nhiều tác phẩm dự thi ấn tượng và giàu cảm xúc. Kết quả Ban tổ chức đã trao các giải cho sinh viên: Giải nhất được trao cho bài viết "Đại học Dầu Khí Việt Nam trong tôi" của sinh viên Trần Thị Nhung - K8 KTĐC; Giải nhì trao cho bài viết "Người thắp lửa những đam mê" của sinh viên Lê Trần Lam Linh - K11; Giải ba trao cho video "Tri ân Thầy, Cô" của Tập thể K9 KTHH và bài viết “Trường Đại học Dầu khí Việt Nam và những điều Lạ Lùng" của sinh viên Lê Văn Long - K8 KTHH; Giải khuyến khích thuộc về bài thơ "PVU-Ngôi trường Dầu khí tôi yêu" của sinh viên Phạm Trung Kỹ - K10 và video “Nhảy chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” của Tập thể K10 KTHH.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
TS. Lê Quốc Phong - Phó Hiệu trưởng PVU trao giải cho các tập thể lớp và sinh việt đạt giải tại cuộc thi "Lời Tri Ân"

Trong Lễ Gặp mặt Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo đã cùng nhau chia sẻ những cảm xúc của mình trong quá trình giảng dạy cũng như quá trình công tác tại PVU với những kỷ niệm đẹp khi dạy các thế hệ sinh viên của PVU và hạnh phúc khi nhìn thấy các em trưởng thành và ngày càng vươn ra biển lớn ở môi trường quốc tế với số lượng du học sinh ngày càng nhiều và thành đạt.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Các đại biểu và các thầy cô giáo chia sẻ về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bên cạnh đó, các vị khách mời cũng đã chia sẻ tình cảm cũng như sự trân trọng đối với các thầy cô giáo PVU, ngôi trường đóng trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mong muốn trường sẽ lan tỏa giá trị của mình mạnh hơn nữa để nhiều người biết đến ngồi trường đặc biệt của ngành Dầu khí Việt Nam.

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng các thầy cô giáo và sinh viên PVU tại Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Buổi Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam diễn ra trong không khí ấm áp, đọng lại thật nhiều cảm xúc; nhiều lời chúc mừng, tri ân đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức Trường Đại học Dầu khí Việt Nam "chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao quý; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của Nhà trường và góp phần vào sự lớn mạnh Ngành Dầu khí Việt Nam".

Một số hình ảnh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:

PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
PVU tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

An Nhiên

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày tôn vinh và tri ân các thầy giáo, cô giáo, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc, thay mặt Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đã có thư chúc mừng gửi tới Hội đồng Trường, Ban giám hiệu, tập thể thầy giáo, cô giáo và cán bộ, nhân viên trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU).

thuchucmung 20 11 2022

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và 12 năm thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU), sáng ngày 12/11, PVU đã tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022 tại thành phố biển Vũng Tàu.

PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Các vận động viên tham gia giải

 

Ngoài sự tham gia của CBCNV PVU thì giải đấu có sự góp mặt của các đấu thủ đến từ PVCollege, PTSC, Vietinbank, SNC-Lavalin, Công ty xây dựng AT, Công ty Xây dựng Tân Phước Thịnh.

Sau một buổi sáng thi đấu sôi nổi, hào hứng với tinh thần thể thao, giải Tennis PVU mở rộng năm 2022 đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Các vận động viên đã cống hiến cho các khán giả có mặt trên sân những trận đấu hay, những đường bóng đẹp, thỏa mãn sự mong đợi. Mặc dù chỉ là những tay vợt nghiệp dư, nhưng các vận động viên đều thi đấu hết mình. Những pha giao bóng mạnh mẽ, những đường trả bóng tinh tế, những pha lob bóng điệu nghệ, những cú smart dứt khoát… đã làm nên các trận cầu đầy kịch tính, thu hút được sự cổ vũ, tán thưởng của các cổ động viên PVU và các khán giả trên sân đấu Khang Linh – Thành phố Vũng Tàu.

PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Các đấu thủ thi đấu hết mình trên sân

Những hoạt động thể thao được tổ chức có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và 12 năm thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. Đây cũng là dịp để củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó của các cán bộ, viên chức trong toàn trường và mở rộng quan hệ giao lưu, học hỏi với các đơn vị bạn.

PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Đồng chí Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU và đồng chí Ngô Thu Kiều - Chủ tịch Công đoàn PVU
trao cúp vô địch cho cặp đôi Chí Trung - Hữu Tuấn
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Đồng chí Ngô Thu Kiều - Chủ tịch Công đoàn PVU trao giải nhì
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Đồng chí Lê Quốc Phong -Phó Hiệu trưởng PVU trao giải ba
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
PVU tổ chức thành công giải Tennis mở rộng năm 2022
Ban Tổ chức và các đấu thủ chụp hình lưu niệm tại giải đấu

Giải Tennis PVU mở rộng năm 2022 đã khép lại thành công tốt đẹp. Kết thúc giải đấu, cúp vô địch đã được BTC trao cho cặp đôi tay vợt Chí Trung (PVU) - Hữu Tuấn (PTSC), giải nhì được trao cho các tay vợt Quốc Bình (PVU) - Huy Chiến (VietinBank) và đồng giải ba được trao cho các tay vợt Bùi Tử An (PVU) – Xuân Hưng (PVCollege) và Ngọc San (PVU) – Xuân Hãn (SNC-Lavalin).

An Nhiên

Hiện nay, cả hệ thống chính trị quốc gia cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, phát triển bền vững và xây dựng bản sắc riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhân ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (10/11), Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes đã thực hiện phỏng vấn ông Hồ Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về “Tái tạo Văn hóa Petrovietnam”.

Văn hóa Doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho Petrovietnam vươn lên tầm cao mới
Ông Hồ Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam.

 

PV: Xin ông cho biết văn hóa doanh nghiệp có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam?

Ông Hồ Anh Tuấn: Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dàng mà cần có một quá trình lâu dài, sự thay đổi từ nhận thức đến hành động và cần coi đó là sự nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp.

Trong lịch sử nước ta, các bậc hiền tài, lãnh tụ của đất nước như Bác Hồ, Bác Giáp đều coi trọng văn hóa, lấy xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc làm gốc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Mà văn hóa kinh doanh là một bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp hùng mạnh và một nền kinh tế thịnh vượng, bền vững.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 10/11 là ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời phát động cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam với 05 nội dung quan trọng: Thượng tôn Pháp luật; Đạo đức Kinh doanh; Cạnh tranh lành mạnh; Trách nhiệm với xã hội và môi trường; Xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động.

Văn hóa Doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho Petrovietnam vươn lên tầm cao mới
Ông Hồ Anh Tuấn tham dự Hội nghị triển khai Tái tạo Văn hóa Petrovietnam.

Năm 2018, Chính phủ đã thành lập Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trên cả nước cùng các cơ quan thông tấn quốc gia để triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cả nước. Đến năm 2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và cho phép ban hành Bộ tiêu chí Văn hóa Kinh doanh Việt Nam. Đến nay đã triển khai phổ biến tại 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hằng năm chúng tôi cũng tổ chức các diễn đàn về nhiều chủ đề khác nhau của văn hóa doanh nghiệp để các đơn vị có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tôn vinh các doanh nghiệp đạt đủ các tiêu chí trở thành doanh nghiệp văn hóa của quốc gia.

Trong những năm qua, thế giới có nhiều biến động về địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ tại diễn đàn văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi, các Công ty, Tập đoàn lớn đều khẳng định nội lực văn hóa đã giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong đó, người chủ, lãnh đạo doanh nghiệp chăm lo đến cuộc sống, an toàn của người lao động và ngược lại thì người lao động sẵn sàng giảm lương, tăng giờ làm, chấp nhận làm việc trong môi trường cách ly. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã không bị đứt gãy nguồn nhân lực, nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. Tiêu biểu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Kinh doanh vàng Bạc đá quý Phú Nhuận, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình…

PV: Ông nhìn nhận, đánh giá thế nào về văn hóa doanh nghiệp của Petrovietnam?

Ông Hồ Anh Tuấn: Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, hình ảnh của Petrovietnam bị ảnh hưởng do một số sai lầm cá nhân trước đó. Ngay trong năm 2021, khi Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã nhận được hồ sơ của đề nghị công nhận của Petrovietnam. Quả thực, lúc đầu Ban lãnh đạo Hội cũng như Ban Tổ chức Vận động xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp của Chính phủ đều thấy e ngại. Bởi đây là lần đầu tiên xét tặng danh hiệu, với yêu cầu phải làm chặt chẽ, sát thực tế.

Văn hóa Doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho Petrovietnam vươn lên tầm cao mới
Petrovietnam cùng các đơn vị trực thuộc được vinh danh tại Diễn đàn Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2021

Sau khi nhận hồ sơ, chúng tôi đã cử nhóm “điều tra”, tiếp cận và xác thực với các cấp tại Petrovietnam, từ những cán bộ chuyên trách công tác xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp đến lãnh đạo quản lý cấp cao nhất của Tập đoàn. Sau đó, chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn về Petrovietnam, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Cần nói thêm rằng, khi tham dự lễ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Petrovietnam về “Công tác truyền thông và văn hoá doanh nghiệp”, chúng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại hội nghị, chúng tôi thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Tập đoàn đối với phát triển văn hóa doanh nghiệp, bộ máy triển khai công tác văn hóa doanh nghiệp bài bản, tâm huyết, nhiều cách làm sáng tạo, thống nhất và nhịp nhàng. Hơn thế nữa, tôi đặc biệt ấn tượng với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, các anh có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp, thẳng thắn nhìn nhận sai lầm khi “lãng quên” bồi đắp văn hóa của đơn vị.

Tôi cho rằng, Petrovietnam không chỉ một trụ cột của nền kinh tế đất nước mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất tốt. Đây chính là nền tảng, bệ phóng để Petrovietnam hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao cho, tiếp tục công cuộc khẳng định vị trí trong nước, trong khu vực cũng như vươn ra thế giới.

Văn hóa Doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho Petrovietnam vươn lên tầm cao mới
Lãnh đạo Petrovietnam thực hiện nghi thức xuất bản về lược sử ngành Dầu khí Việt Nam.

PV: Theo ông, trong thời gian tới Petrovietnam cần tiếp tục triển khai văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Ông Hồ Anh Tuấn: Hiện nay, Petrovietnam đã làm rất tốt công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đang phát triển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả cao, nộp ngân sách rất lớn cho nhà nước, công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu được triển khai đồng bộ; tích cực phổ biến, nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cho cán bộ, nhân viên; làm tốt công tác an sinh xã hội, tham gia bảo vệ môi trường... Nhưng theo tôi, phát triển văn hóa doanh nghiệp tốt nhất là phải bền vững và lâu dài. Tôi cho rằng về tương lại không xa Petrovietnam sẽ chuyển từ giai đoạn “Tái tạo Văn hóa” sang “Chấn hưng Văn hóa” doanh nghiệp. Việc chấn hưng văn hóa doanh nghiệp cùng với sự chấn hưng văn hóa dân tộc đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt kỳ vọng lớn lao. Chỉ có sự khát vọng từ văn hóa dân tộc mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, vươn lên mạnh mẽ hướng tới những tầm cao mới.

Theo tôi, văn hóa doanh nghiệp của Petrovietnam khi đã đủ điều kiện sẽ chuyển giai đoạn từ “lượng” sang “chất”. Hiện nay, các bạn đã xây dựng được những chuẩn mực riêng về văn hóa doanh nghiệp từ trong ra ngoài, trong đó, lãnh đạo làm gương, cán bộ công nhân viên tự giác tuân thủ, tự hào vì nền văn hóa Petrovietnam.

Văn hóa Doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho Petrovietnam vươn lên tầm cao mới
Lễ chào cờ vào ngày thứ 2 hàng tuần trên giàn Hải Thạch thể hiện nét văn hóa hết mình phụng sự tổ quốc của người Dầu khí Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông

Thành Công (thực hiện)

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ như sau:

1. Chỉ tiêu: 15 chỉ tiêu/Ngành:

  • Ngành Công trình biển.
  • Ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất – Địa vật lý dầu khí).
  • Ngành Kỹ thuật Dầu khí (Khoan – Khai thác dầu khí).
  • Ngành Kỹ thuật Hóa học (Lọc – hóa dầu).

2. Thời gian đào tạo: 2 năm.

3. Điều kiện dự tuyển chung:

3.1 Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khoa học, kỹ thuật.

3.2 Thâm niên công tác: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với Ngành, Chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

4. Điều kiện cho từng Ngành/Chuyên ngành tốt nghiệp:

4.1 Đối tượng dự thi ngành Công trình biển phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

Kỹ thuật xây dựng Công trình biển, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Hàng hải, Kỹ thuật Tàu thủy, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện-Điện tử, Tự động hóa hoặc tốt nghiệp đại học các chuyên ngành liên quan đến Công trình biển – Dầu khí.

* Học phần bổ sung kiến thức:

- Học viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật Hàng hải, Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Dầu khí, Tự động hóa: học bổ sung học phần Cơ học kết cấu.

- Học viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật Điện tử: học bổ sung học phần Cơ học chất lỏng.

- Tốt nghiệp các ngành khác: xem xét học phần bổ sung dựa vào ngành học và bảng điểm đại học.

4.2 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật Địa chất (Chuyên ngành Địa chất – Địa vật lý dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU;

* Ngành gần:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí…), Kỹ thuật địa vật lý và trắc địa, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Địa chất của PVU, với các học phần bổ sung: Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành khoa học, kỹ thuật nói chung hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, với các học phần bổ sung như sau: Địa chất cơ sở, Địa chất Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò Dầu khí, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.

4.3 Đối tượng dự thi ngành Kỹ thuật dầu khí (Chuyên ngành Khoan – Khai thác mỏ Dầu khí) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Dầu khí (Công nghệ mỏ dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Công nghệ khai thác dầu khí), hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU;

* Ngành gần:

-   Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất dầu khí- Địa vật lý dầu khí), Kỹ thuật mỏ, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật dầu khí của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ.

-   Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ khoan và khai thác Dầu khí, Công nghệ Mỏ, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí, Các phương pháp tìm kiếm thăm dò.

4.4 Kỹ thuật Hóa học (Chuyên ngành Lọc – Hóa dầu) phải tốt nghiệp một trong các ngành sau:

* Ngành đúng: Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Hóa học hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 10% so với CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa học của PVU;

* Ngành gần:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước các ngành Kỹ thuật Vật liệu, luyện kim và môi trường, hoặc các CTĐT có số học phần/tín chỉ khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành không khác quá 40% so với CTĐT ngành Kỹ thuật hóa học của PVU, các học phần bổ sung như sau: Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước nhóm ngành kỹ thuật, hoặc những người hoạt động chuyên môn cùng lĩnh vực có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, các học phần bổ sung như sau: Hóa học cơ sở, Công nghệ chế biến dầu và khí, Quá trình thiết bị.

5. Môn thi:

5.1. Ngành Công trình biển: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ học chất lỏng.

5.2. Ngành Kỹ thuật Địa chất: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở địa chất - Địa vật lý Dầu khí.

5.3. Ngành Kỹ thuật Dầu khí: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Cơ sở kỹ thuật Dầu khí.

5.4. Kỹ thuật Hóa học: Tiếng Anh, Toán cao cấp, Hóa lý.

6. Hồ sơ đăng ký: Đăng ký theo mẫu của PVU theo các hình thức sau: Đăng ký online (trên website http://pvu.edu.vn/index.php?option=com_rsform&formId=31, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

7. Mốc thời gian: Thí sinh có nhu cầu dự thi xin liên hệ ngay với Cô Lan (0983197934) để nhận lịch ôn tập và thi tuyển.

8. Học phí, lệ phí:

  • Học phí (lộ trình tăng học phí theo quy định của Chính phủ đối với Trường Đại học công lập): 1.000.000đ/Tín chỉ. Học phí đóng theo kỳ và không bao gồm: chi phí bảo vệ tốt nghiệp, chi phí bế giảng khóa học và học phí học chuyển đổi (nếu có).
  • Lệ phí thi tuyển: 1.800.000đ.
  • Lệ phí hồ sơ: 200.000đ/hồ sơ.

* THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Số 762 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

ĐT: (0254) 3738879 (số máy lẻ: 128, Cô Lan)

DĐ: 0945750202 – Thầy Phong; 0947449068 – Thầy An; 0983197934 – Cô Lan.

Fanpage : www.facebook.com/PVU.PVN/

Zalo : https://zalo.me/g/wsjwhq992

Page 17 of 159