Super User

Super User

Sáng 12/10, tại thành phố Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã long trọng tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học 2023-2024.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Văn nghệ chào mừng

Tham dự buổi lễ, về phía các cơ quan ban ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) có ông Trần Duy Tâm Thanh - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh BR-VT; ông Lương Đức Minh – Phó Giám đốc Công an tỉnh BR-VT; ông Nguyễn Ngọc Trung - Trưởng phòng Quản lý chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh BR-VT; ông Nguyễn Ngọc Nguyện – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục tỉnh BR-VT; TS. Hồ Cảnh Hạnh – Phó Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh BR-VT; PGS.TS Hoàng Văn Quý - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh BR-VT;...

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Quang cảnh chung của buổi lễ

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có ông Đỗ Chí Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; ông Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; ông Lê Hồng Thái - Trưởng Ban Công nghệ - An toàn và Môi trường; ông Mai Văn Cảnh - Trưởng Ban Kinh tế - Đầu tư; ông Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên Tập đoàn, lãnh đạo Tập đoàn qua các thời kỳ.

Về phía Hội Dầu khí Việt Nam có TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam; TS. Ngô Thường San – Chủ tịch danh dự Hội; các cán bộ của Hội đồng thời là các chuyên gia, cố vấn của PVU. Buổi lễ còn có sự tham dự của các chuyên gia, đại diện lãnh đạo các đơn vị đối tác của PVU trong và ngoài nước và sự hiện diện của đông đảo quý phụ huynh, sinh viên Nhà trường.

Tại buổi lễ, Phó Hiệu trưởng PVU Nguyễn Thanh Tùng đã báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, phương hướng năm học 2023-2024. Theo đó, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất kinh doanh, cung cấp nhân lực đảm bảo sự phát triển bền vững cho Ngành Dầu khí, trong năm học vừa qua, thầy và trò PVU đã có những nỗ lực vượt bậc, khắc phục khó khăn về nhiều mặt để thực hiện nhiệm vụ được giao. Năm học 2022-2023, Nhà trường triển khai đào tạo 191 sinh viên trình độ đại học hệ chính quy các khóa K8, K9, K10 và K11 và hệ Liên kết khóa 2 và 3; 53 học viên cao học các ngành Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Dầu khí, Kỹ thuật Hóa học, Công trình biển; thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ đào tạo và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trường công nhận tốt nghiệp 42 SV đại học khóa 8, gồm 01 SV xuất sắc chiếm 2,4%, 11 SV đạt loại giỏi chiếm 26,2%, 20 SV đạt loại khá chiếm 77,6 %, 10 SV đạt loại TB khá chiếm 23,8%; và công nhận tốt nghiệp 08 học viên cao học ngành Kỹ thuật Dầu khí.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Phó Hiệu trưởng PVU Nguyễn Thanh Tùng trình bày báo cáo tại buổi lễ

Năm học 2022-2023, Nhà trường cử đội tuyển thi Olympic Toán, Cơ học, Hóa học và đội tuyển thi Petroleum World Student Olympics 2023 (Petrocup). Trong đó đội tuyển Toán đạt 3 Giải 3, đội tuyển Cơ học đạt 1 Giải 3; đội tuyển Hóa học đạt 1 giải 3, 3 giải tư và đội tuyển Petrocup đạt 1 Giải Nhất Tập thể và 1 Giải Nhì Tập thể trong 6 trường Đại học thuộc khu vực Nam Á.

Ngoài công tác đào tạo đại học chính quy, Nhà trường còn tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí và đã đạt doanh thu gần 20 tỷ đồng, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho 2.000 lượt học viên là cán bộ của Tập đoàn, triển khai có hiệu quả 3 chương trình đào tạo trọng tâm cho Cơ quan Tập đoàn và các đơn vị thành viên về chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số và tái tạo văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam cho 515 lượt học viên.

Trong năm học 2022-2023, PVU tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công bố 2 dự án quốc tế; 1 đề tài cấp Nhà nước, 7 đề tài cấp Ngành; triển khai 18 đề tài cấp cơ sở; 22 đề tài cấp sinh viên; công bố 56 bài báo khoa học, trong đó có 28 bài báo được đăng tải trên các tạp chí uy tín của thế giới (thuộc danh mục ISI và Scopus), 1 sáng chế được cấp bản quyền tại Mỹ, đang đăng ký bản quyền 1 sáng chế tại châu Âu và 1 sáng chế tại Mỹ….

Về hợp tác quốc tế, PVU tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung ký kết với các đối tác: Tập đoàn Honeywell UOP (Hoa Kỳ), Topsoe (Đan Mạch) tiếp tục tài trợ học bổng cho các sinh viên xuất sắc và tiếp nhận sinh viên thực tập nghiên cứu tại các Trung tâm NCPT của UOP tại Mỹ và Topsoe tại Đan Mạch; Schlumberger và Baker Hughes tiếp tục gia hạn tài trợ các phần mềm mô phỏng chuyên ngành có giá trị gần 20 triệu USD; đào tạo thành công chương trình liên kết trình độ đại học với NMT và sinh viên khóa 2 đang tiếp tục học giai đoạn 2 tại NMT…

Ngoài việc học tập, SV PVU tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa tại các Câu lạc bộ văn hóa – thể thao trong và ngoài trường như tham gia chương trình “Hãy làm sạch biển”, “Mỗi đoàn viên thanh niên trồng một cây xanh”, “Mỗi Thanh niên 10.000 bước chân mỗi ngày”; Tham gia chương trình Hiến máu nhân đạo “Từ trái tim đến trái tim”. Bên cạnh đó, đoàn viên PVU còn tích cực phối hợp cùng các đơn vị thuộc Cụm hoạt động Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh tại xã Láng Dài – huyện Châu Đức – BR-VT với nhiều hoạt động thiết thực như: thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, tặng đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức ôn tập văn hóa cho học sinh cấp 1 & cấp 2 tại địa phương. Nhân dịp kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam, Đoàn Thanh niên Tập đoàn đã tổ chức hội thi "Tuổi trẻ với Văn hóa Petrovietnam", ĐTN PVU đã nhiệt tình tham gia cùng các đơn vị thuộc Cụm hoạt động BR-VT và đạt thành tích Giải 3 toàn đoàn. Bên cạnh đó các SV PVU còn tham gia các hoạt động học thuật khác (SPE, G&G, PEC…).

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Hiệu trưởng PVU TS. Phan Minh Quốc Bình trao bằng cho các thạc sĩ
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Hiệu trưởng PVU TS.Phan Minh Quốc Bình trao bằng cho các tân kỹ sư

Năm học 2023-2024, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam vui mừng đón chào 65 tân SV khóa 12 trình độ Đại học hệ Chính quy và 07 học viên cao học.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, TS Phan Minh Quốc Bình khẳng định "Người PVU" luôn tự hào về ngôi trường của mình, ngôi trường đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam không chỉ là là địa chỉ tin cậy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - Nhân tài cho sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và của đất nước mà còn là nơi trọng dụng những tài năng, trí tuệ; nơi mà mọi người đều được khuyến khích động viên để phát huy năng lực của mình.

TS. Phan Minh Quốc Bình nhấn mạnh, năm học mới 2023 - 2024 là năm học có tính chất xây dựng nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng PVU phát triển trong thời đại kỷ nguyên số. Với động lực cho sự phát triển là đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. TS. Phan Minh Quốc Bình khẳng định mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tin tưởng các thế hệ học viên và sinh viên kế tiếp của PVU sẽ tiếp nối truyền thống bằng bản lĩnh, trí tuệ, ngọn lửa nhiệt huyết cháy bỏng và văn hóa người dầu khí “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình”; luôn tự hào về việc đã lựa chọn Trường Đại học Dầu khí Việt Nam là nơi tiếp tục học tập và phát triển của bản thân mỗi sinh viên.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Chí Thanh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Chí Thanh đã ghi nhận sự cống hiến và các thành quả mà Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu kkoa học trong thời gian qua, đặc biệt năm học 2022-2023.

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh, trong thành công của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong thời gian qua có đóng góp công sức không nhỏ của các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tập đoàn, trong đó có PVU. Năm học 2022-2023, 92% sinh viên tốt nghiệp loại khá, trong đó 12,6% sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi, cùng với tỉ lệ 100% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp và có rất nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế nổi tiếng, nhiều sinh viên PVU dự thi các kỳ thi Olimpic đạt giải cao, tham gia cuộc thi Petro cup 2023 khu vực Nam Á đạt giải Nhất cuộc thi… đó là niệm tự hào chung của người dầu khí, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Khen thưởng sinh viên tốt nghiệp thủ khoa
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Khen thưởng các tân sinh viên đầu vào điểm cao khóa 12
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Đại diện công ty Topsoe trao tặng học bổng cho sinh viên PVU

Tại buổi lễ, PVU trao bằng thạc sĩ cho 7 học viên cao học và công bố quyết định tốt nghiệp, trao bằng kỹ sư cho 42 SV tốt nghiệp. Petrovietnam trao tặng bằng khen và phần thưởng cho 3 SV tốt nghiệp thủ khoa; khen thưởng các tân SV thi tuyển đạt điểm cao nhất đầu vào PVU trong kỳ tuyển sinh năm 2023. Bên cạnh đó, Công ty Topsoe trao tặng 3 suất học bổng với tổng trị giá 3.000 USD cho 3 sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hóa học của PVU.

PVU luôn đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, đáp ứng thực tiễn nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của các doanh nghiệp. Trong khuôn khổ buổi lễ, PVU đã tổ chức ký kết với hỏa thuận hợp tác với công ty Zarubezhneft EP Việt Nam và Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Đại diện các đơn vị tài trợ học bổng cho sinh viên và Qũy phát triển sinh viên PVU

Trên tinh thần xã hội hóa giáo dục được hiện thực hóa bằng những đóng góp tài trợ, tại buổi lễ, các đơn vị trong ngành Dầu khí, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tài trợ nhiều suất học bổng, đóng góp vào Quỹ phát triển SV và hoạt động của PVU. Đại diện các nhà tài trợ đã phát biểu và chúc mừng PVU với những thành tích đã đạt được và cam kết tiếp tục đồng hành cùng thầy trò PVU trên bước tương lai.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023-2024
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Chí Thanh trao tặng cờ thi đua của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

Nhân dịp này, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Chí Thanh cũng đã trao tặng cờ thi đua của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, ghi nhận sự nỗ lực của tập thể cán bộ giảng viên nhân viên nhà trường trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là vinh dự của nhà trường đồng thời cũng là động lực để tập thể cán bộ giảng viên nhân viên nhà trường tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Tập đoàn giao phó.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU đánh trống khai giảng năm học mới
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng thầy trò PVU tại buổi lễ
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2023 và khai giảng năm học mới 2023 2024

Buổi lễ trao bằng thạc sĩ – kỹ sư và khai giảng năm học mới 2022-2023 khép lại trong niềm vui, phấn khởi của thầy trò PVU cùng chào đón một năm học mới đầy hứa hẹn và thành công. Đặc biệt, PVU đã tổ chức livestrem buổi lễ trực tiếp trên facebook của trường, thu hút sự theo dõi đông đảo của quý phụ huynh và các bạn sinh viên trong và ngoài trường.

An Nhiên

Ngày 10/10/2023, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (ATC) - Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) tổ chức hội thảo “Xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp” dành cho cấp quản lý sản xuất, trưởng các bộ phận.

Hội thảo được chia sẻ bởi diễn giả Quản Hồng Đức - Chuyên gia tư vấn văn hóa an toàn doanh nghiệp, Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV The Liner Việt Nam (TLV).

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
Diễn giả Quản Hồng Đức

Tham dự Hội thảo có ông Châu Khiếu Minh - Giám đốc ATC; các cán bộ làm công tác Sức khỏe - An toàn - Môi trường (HSE) từ các đơn vị: PVEP, PV GAS, PVCFC, PQPOC, NSRP, …

Hội thảo “Xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp” cung cấp các kiến thức về văn hóa an toàn, chiến lược, các quy trình và công cụ giúp cho tổ chức bắt đầu xây dựng và duy trì văn hóa an toàn trong môi trường làm việc. Trong đó có các chuyên đề chính: Cấu trúc của văn hóa an toàn; 25 yếu tố của văn hóa an toàn - Ngôi nhà văn hóa an toàn; Lộ trình hoàn thiện của văn hóa an toàn - Đường cong Bradley; Khảo sát văn hóa an toàn - Cách xác định mức độ hoàn thiện của văn hóa an toàn; Mô hình giải pháp an toàn tích hợp (ISSM); Vai trò và trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng văn hóa an toàn;…

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
Toàn cảnh hội thảo và các đại biểu tham dự

Diễn giả Quản Hồng Đức nhấn mạnh: “Văn hóa an toàn luôn tồn tại trong các tổ chức và nhà máy sản xuất ở tất cả loại hình doanh nghiệp và quy mô sản xuất. Văn hóa an toàn có thể tồn tại độc lập hoặc là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa an toàn tại nơi làm việc được hình thành, củng cố, duy trì hoặc phát triển theo thời gian và được quyết định bởi cách thức mà doanh nghiệp vận hành hoặc tổ chức sản xuất”.

Văn hóa an toàn tại nơi làm việc là cách thức làm việc không chịu tác động bởi các hình thức giám sát mà người lao động thể hiện trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh để bảo vệ và duy trì an toàn và sức khỏe cho chính bản thân họ trong suốt thời gian làm việc. Văn hóa an toàn tại nơi làm việc phát triển qua 4 giai đoạn, đó là giai đoạn bản năng, giai đoạn giám sát, giai đoạn tự chủ và giai đoạn đội nhóm.

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
Làm bài tập nhóm một trong những hoạt động tương tác, trao đổi tại Hội thảo

Giai đoạn bản năng là giai đoạn người lao động làm việc theo cách hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Người lao động ra quyết định dựa trên sự phỏng đoán và trực giác của họ. Hầu như không có nội quy, quy định và các hướng dẫn cụ thể về an toàn. Tỷ lệ tai nạn khá cao và hầu như không có báo cáo, thống kê. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ văn hóa của sự thoải mái - Người lao động làm việc theo bản năng, kinh nghiệm cá nhân; Cấp độ văn hóa của sự phòng ngừa - Bắt đầu có sự can thiệp của các quy định pháp luật. Ban giám đốc nhà máy đặt mục tiêu tuân thủ pháp luật.

Giai đoạn giám sát là giai đoạn người lao động làm việc với sự tuân thủ các nội quy, quy định và hướng dẫn cụ thể đối với công việc. Hầu như không có cơ hội cho sự phỏng đoán để ra quyết định. Tuy nhiên, tính kỷ luật lao động được duy trì nhờ vào cơ chế giám sát. Tỷ lệ tai nạn giảm và các tai nạn thường xảy ra vào những thời điểm mà sự giám sát giảm sút hoặc người lao động không duy trì được tính kỷ luật trong lao động. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ văn hóa tuân thủ - Bắt đầu có sự can thiệp của ban lãnh đạo và cấp quản lý nhà máy thông qua việc ban hành các nội quy, quy định, tiêu chuẩn an toàn mang tính nội bộ đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh; Cấp độ văn hóa kỷ luật - Bắt đầu có các cơ chế giám sát buộc người lao động phải thực hiện các nội quy, quy định, tiêu chuẩn. Các biện pháp chế tài, xử phạt được áp dụng đối với các vi phạm. Đây là giai đoạn bản lề và xây dựng nền tảng, đóng vai trò bước đệm cho những cấp độ phát triển cao hơn.

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
ATC (PVU) tổ chức Hội thảo

Giai đoạn tự chủ là sự tuân thủ của người lao động đối với các nội quy, quy định về an toàn mang tính chủ động của chính họ. Người lao động không quan tâm và bị ảnh hưởng bởi các cơ chế giám sát. Các quy định an toàn được lồng ghép vào quy trình sản xuất và được vận hành bởi người lao động hằng ngày như một điều hiển nhiên. Người lao động cũng chủ động phát hiện những nguy cơ, rủi ro và báo cáo để tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất. Giai đoạn này được chia làm 2 cấp độ: Cấp độ kiểm soát bằng quy trình - Bắt đầu tích hợp, lồng ghép quy định, yêu cầu an toàn vào quy trình vận hành sản xuất và trao quyền kiểm soát cho người lao động; Cấp độ tự chủ, còn gọi là văn hóa an toàn tự chủ.

Giai đoạn đội nhóm là giai đoạn người lao động bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến an toàn của người khác bao gồm đồng nghiệp, nhà thầu, khách... Người lao động sẵn sàng can thiệp, lên tiếng nhắc nhở nếu phát hiện hành vi không an toàn bởi vì đối với họ đó là điều không thể chấp nhận được.

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
Quá trình chuyển đổi văn hóa an toàn trong doanh nghiệp

Theo diễn giả Quản Hồng Đức, chuyển đổi văn hóa an toàn là một quá trình không phải là một chương trình. Khi quá trình này được thực hiện một cách có hệ thống với sự cam kết cao, sự thay đổi về chất sẽ xảy ra và tạo ra các cải thiện có thể đo lường được ở tất cả các tổ chức, nhà máy sản xuất.

Hội thảo tiếp nhận nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp sát thực tế của các cán bộ HSE đến từ các đơn vị. Qua đó có thể ứng dụng vào doanh nghiệp để xây dựng văn hóa an toàn, bảo đảm sự an toàn tối đa trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Văn hóa an toàn không chỉ là một nét văn hóa mang đậm chất nhân văn của doanh nghiệp mà còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những thành tích đáng kể trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng văn hóa an toàn phải được xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý và cái tâm đó được thể hiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động.

ATC (PVU) tổ chức Hội thảo
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo

Diễn giả Quản Hồng Đức khẳng định: “Xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, đó là tạo nên tiêu chuẩn để hướng đến thành tích cao; tạo nên con người có tính kỷ luật; làm nền tảng cho hoạt động sản xuất hoàn hảo; giảm tai nạn lao động kể cả là tai nạn nhẹ; nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng, gia tăng sự gắn kết cho người lao động”.

Trong hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ thực tiễn tại đơn vị mình cũng như nghe bài học kinh nghiệm về xây dựng văn hóa an toàn tại một số doanh nghiệp lớn.

Trung tâm Bồi dưỡng nâng cao (Trường Đại học Dầu khí Việt Nam) thường xuyên thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục đồng hành triển khai Đề án tái tạo văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn đến các doanh nghiệp trong ngành, tận dụng thế mạnh về sự am hiểu ngành nghề, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, các đối tác và chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng giải pháp đưa các giá trị văn hóa cốt lõi vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hướng đến sự phát triển bền vững.

Ngày 07/10/2023 tại Thành phố Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa - Mỹ.

Tham dự buổi lễ ký kết, về phía Trường Đại học Dầu khí Việt Nam có TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng, TS. Lê Quốc Phong – Phó Hiệu trưởng, TS. Vũ Minh Hùng - Trưởng khoa Khoa học Cơ bản, TS. Bùi Thanh Bình – Trưởng Khoa Dầu khí và TS. Trương Thanh Tuấn – Trưởng Phòng Đối ngoại & Khoa học Công nghệ; cùng sự hiện diện của PGS. TS. Lê Văn Sỹ - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dầu khí.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
Quang cảnh chung của buổi lễ

Về phía Trường Đại học Tulsa (TU) có TS. Vivian Wang - Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác Quốc tế và bà Nguyễn Thu Dung - Đại diện tại Việt Nam của TU.

Trường Đại học Tulsa, được thành lập năm 1894 tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ, đã xác lập vị thế là một trong những trường đại học hàng đầu của Mỹ, nằm trong top 100 các trường đại học tốt nhất của quốc gia.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU trao đổi tại buổi lễ ký kết
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
TS. Vivian Wang - Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác Quốc tế TU trao đổi tại buổi lễ ký kết

Thỏa thuận hợp tác giữa PVU và TU nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ sinh viên và các chế độ học bổng dành cho sinh viên xuất sắc; đồng thời tăng cường và phát triển mối quan hệ, hợp tác toàn diện, tận dụng thế mạnh, nguồn lực sẵn có giữa các bên. Việc ký thỏa thuận hợp tác này một lần nữa khẳng định về quan hệ đối tác bền chặt, lâu dài giữa PVU và TU.

Bên cạnh việc đào tạo và nghiên cứu, việc ký kết này còn mở ra cơ hội cho sự hợp tác sâu rộng và triển vọng giữa hai trường trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cả hai bên đều hy vọng rằng mối quan hệ này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giảng viên và cả hai tổ chức.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam và Trường Đại học Tulsa ký kết thỏa thuận hợp tác

Sau phần lễ ký kết, đại diện hai trường đã tiếp tục thảo luận về điểm nổi bật của thỏa thuận. Trong đó, có chương trình học giả thỉnh giảng (Visiting Scholars). Theo thỏa thuận hợp tác, TU sẽ tiếp đón một giảng viên PVU trong mỗi kỳ học để thực hiện nghiên cứu và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tulsa (TU) - Mỹ
Lãnh đạo PVU và đại diện TU chụp hình lưu niệm

Bên cạnh đó, hai trường cũng đã thảo luận thêm về việc triển khai nhiều hợp tác trong thời gian tới, bao gồm: cơ hội thực tập mùa hè cho sinh viên ở cả hai quốc gia, chương trình trao đổi sinh viên, cung cấp học phí ưu đãi cho sinh viên PVU tại TU, cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc của PVU tham gia chương trình sau đại học, chia sẻ tài nguyên giảng dạy trực tuyến, giảng viên và chuyên gia từ TU sẽ tham gia giảng dạy khóa học ngắn hạn tại PVU và cùng nhau thực hiện nghiên cứu và phát triển dự án.

An Nhiên

Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có, với nỗ lực vượt bậc, 9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực, góp những gam màu sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.
 

Trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế lớn nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro, phục hồi kinh tế chưa bền vững. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu liên tục ở mức dưới 50 điểm thể hiện lĩnh vực sản xuất trong giai đoạn suy thoái; nhu cầu thị trường yếu; thị trường tài chính, tiền tệ biến động bất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, các nhận định đều cho rằng khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP theo các kịch bản đề ra là rất khó khăn. Với ngành Dầu khí, mặc dù xuất hiện yếu tố tích cực khi giá dầu vào quý III có sự gia tăng so với trước đó, nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước và tình hình cung cầu, thị trường tồn tại rất nhiều bất cập; huy động điện thấp kéo theo huy động khí rất thấp so với kế hoạch cũng như cùng kỳ, tác động đến chỉ tiêu khai thác dầu thô và dư thừa khí.

Trong tình hình hết sức khó khăn đó, Petrovietnam vẫn quyết tâm không hạ mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm, nỗ lực không ngừng qua từng tháng, từng quý để đạt mục tiêu tăng trưởng, nhằm đóng góp cao nhất, bù đắp cho khó khăn mà nền kinh tế đất nước đang phải hứng chịu, hỗ trợ cho tăng trưởng GDP, cùng Chính phủ, các Bộ ngành và cả nước thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong năm 2023 cũng như đặt nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia lên hàng đầu.

vuot kho ngoan muc, petrovietnam hien thuc hoa khat vong tang truong hinh anh 1

Kho cảng LNG Thị Vải chuẩn bị được khánh thành trong tháng 10/2023

Các cuộc giao ban của Tổng Giám đốc Tập đoàn với lãnh đạo các đơn vị thành viên được duy trì định kỳ hàng tháng để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, thảo luận, chỉ đạo, đưa ra những giải pháp, tổ chức thực hiện để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Mạnh Hùng cũng đã trực tiếp làm việc với các đơn vị thành viên, thậm chí với từng dự án, lô, mỏ để rà soát, đôn đốc, kịp thời hỗ trợ, đồng hành với các đơn vị, động viên tinh thần đoàn kết, chung tay thực hiện thắng lợi các mục tiêu lớn của năm 2023: “Quản trị biến động, Mở rộng quy mô, Tăng tốc chuyển đổi số, Dịch chuyển mô hình, Nâng cao năng suất, Tái tạo kinh doanh”.

Công tác quản trị, điều hành quyết liệt, xử lý kịp thời những vướng mắc để tận dụng cơ hội và hạn chế thấp nhất tác động từ những yếu tố tiêu cực, hoạt động SXKD của Petrovietnam đạt kết quả khả quan, là một trong những điểm sáng nổi bật trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn.

vuot kho ngoan muc, petrovietnam hien thuc hoa khat vong tang truong hinh anh 2

Petrovietnam duy trì hoạt động SXKD ở nhịp độ cao

Trong 9 tháng đầu năm, Petrovietnam đảm bảo sản lượng khai thác dầu trong và ngoài nước ở mức cao. Các nhà máy, xí nghiệp vận hành an toàn, ổn định, công suất cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng; đảm bảo cung cấp khí tối đa cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ ngoài điện; sản lượng sản xuất điện, xăng dầu, đạm và nhiều sản phẩm chủ lực khác đều ở mức cao, vượt kế hoạch được giao, đóng góp quan trọng cho sản xuất của các ngành kinh tế khác và an ninh năng lượng đất nước.

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, Petrovietnam đạt sản lượng khai thác dầu 7,85 triệu tấn, vượt 14,1% kế hoạch 9 tháng, bằng 84,6% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 6,51 triệu tấn, vượt 16,8% kế hoạch 9 tháng, bằng 86,5% kế hoạch năm; Khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 1,34 triệu tấn, vượt 2,7% kế hoạch 9 tháng, bằng 76,2% kế hoạch năm.

Sản lượng khai thác khí 9 tháng đạt 5,76 tỷ m3, vượt 11% kế hoạch 9 tháng, bằng 72,1% kế hoạch năm (kế hoạch năm 7,94 tỷ m3).

Sản xuất cung ứng điện 9 tháng đạt 17,55 tỷ kWh, vượt 1,2% kế hoạch 9 tháng, bằng 73,1% kế hoạch năm, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2022 (12,06 tỷ kWh).

Sản xuất đạm 9 tháng đạt 1,30 triệu tấn, vượt 5,2% kế hoạch 9 tháng, bằng 81% kế hoạch năm, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhờ thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cũng hoàn thành vượt mức cao kế hoạch và tích cực hơn so với mức giảm của giá dầu và suy giảm sản lượng với một số sản phẩm do tác động từ các yếu tố khách quan. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 9 tháng ước đạt 643,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 9 tháng, bằng 95% kế hoạch năm; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn 9 tháng ước đạt 102,4 nghìn tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch năm 2023 (đã hoàn thành kế hoạch cả năm 78,3 nghìn tỷ đồng trước 5 tháng); Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn 9 tháng ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm.

Công tác đầu tư của Petrovietnam được tập trung trọng điểm, quyết liệt tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, đưa nhiều dự án, công trình trọng điểm vào hoạt động, tạo những bước chuyển biến tích cực: Hoàn thành đầu tư và vận hành với công suất cao Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 từ ngày 27/4/2023, góp phần giải quyết khó khăn cho đất nước giai đoạn thiếu điện; Thử vỉa thành công và cho kết quả tốt giếng khoan thẩm lượng Đại Hùng Nam-4X, lưu lượng khoảng 6.350 thùng dầu/ngày và 4,5 triệu bộ khối khí/ngày, đảm bảo đủ điều kiện để phát triển thương mại, đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất; Chuẩn bị khánh thành kho LNG 1 triệu tấn Thị Vải (kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam); các dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4; Chuỗi dự án Lô B, các dự án nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV,… đều được ưu tiên tập trung triển khai cao độ.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản hợp nhất của Petrovietnam ước đạt 998 nghìn tỷ đồng, giá trị thương hiệu Petrovietnam đạt 1,382 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA-; Petrovietnam góp mặt trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Brand Finance) và dẫn đầu các Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023 (PROFIT 500 - Vietnam Report).

Những kết quả đạt được thể hiện khát vọng lớn của Petrovietnam, khẳng định vai trò tiên phong của tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; xứng đáng với niềm tin và trọng trách mà Đảng và Chính phủ giao phó.

 Ngày 30/9, tại Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã tổ chức chương trình "Đêm hội Trăng rằm" cho con em cán bộ, người lao động PVU nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Các em thiếu nhi thích thú check in "Vui Tết Trung thu" và vui cùng đoàn múa lân

Đây là hoạt động truyền thống, thường niên với mong muốn mang đến cho các em thiếu nhi một cái Tết Trung thu thật ý nghĩa và tràn ngập yêu thương. "Đêm hội Trăng rằm" PVU năm 2023 diễn ra trong không khí vui tươi, rộn ràng, với sự tham gia của đông đảo các phụ huynh và các cháu thiếu nhi là con em CBCNV PVU.

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Chủ tịch Công đoàn PVU Ngô Thu Kiều phát biểu chúc CBCNV PVU và con em trong Đêm hội Trăng rằm thật nhiều niềm vui

Đêm hội được BCH Công đoàn và các đoàn viên thanh niên PVU tự tay chuẩn bị từ khâu thiết kế, dàn dựng, trang trí cho đến tổ chức nội dung.

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Mâm cỗ chuẩn bị cho "Đêm hội phá cỗ - Vui Tết Trung thu"

Tết Trung thu - Tết đoàn viên là dịp mọi người quây quần bên nhau trông trăng phá cỗ. Đón Trung thu hằng năm đã trở thành một nét văn hóa PVU, là thời điểm mà các gia đình thành viên PVU lại có dịp gặp gỡ, giao lưu và tạo cho các con những kỷ niệm vui tươi và đáng nhớ về Tết Trung thu.

Nhân dịp này, Công đoàn đã trao nhiều suất quà cho các cháu nhỏ là những đồ chơi mang đậm nét văn hóa cổ truyền của dân tộc như đèn ông sao và nhiều phần quà khi các bé tham gia trò chơi... Những chiếc đèn ông sao, đèn lồng được các bé tô màu rực rỡ đủ màu sắc với nhiều ý tưởng khác nhau, khi bật đèn lên thì chiếc đèn lồng càng trở nên lung linh, huyền ảo và đẹp mắt.

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Các bé thi tô màu đèn lồng
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội trăng rằm”
Kết quả tô màu của các bé thiếu nhi

Đêm hội đã diễn ra hết sức sôi nổi với các tiết mục đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Tết Trung thu cổ truyền như: Biểu diễn múa lân, thi tô màu đèn lồng, trả lời câu đố, các tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi con em CBCNV PVU biểu diễn, vui với chị Hằng và chú Cuội… Chương trình đặc biệt hơn khi các phụ huynh và các em thiếu nhi cùng nhau tham gia rước đèn ông sao xung quanh khuôn viên trường, ai nấy đều cảm thấy thú vị và thích thú “người lớn thì được trở lại với tuổi thơ, trẻ em thì vui vẻ và thích thú khám phá điều thú vị của rước đèn ông sao”.

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Múa lân và rước đèn ông sao xung quanh khuôn viên trường

Chương trình “Đêm hội Trăng rằm” năm 2023 khép lại trong không khí vui tươi, phấn khởi và sẽ là những kỷ niệm thú vị và đáng nhớ đối với các em thiếu nhi hòa chung trong niềm vui của mỗi CBCNV PVU. Điều đó khẳng định nét đẹp văn hóa cũng như thể hiện sự quan tâm, chăm sóc tinh thần đối với thế hệ “mầm non tương lai của đất nước” để các cháu có những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời và tự hào về nơi bố/mẹ mình đang làm việc.

Một số hình ảnh tại Đêm hội Trăng rằm:

Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”
Con em cán bộ, người lao động PVU chung vui “Đêm hội Trăng rằm”

An Nhiên - Đức Tiến

Sáng 29/9, tại TP HCM diễn ra Hội nghị Quốc tế Kỹ thuật Hóa học, Kỹ thuật thực phẩm và sinh học lần thứ 6 (ICCFB 2023) và Hội nghị khoa học thường niên của khu vực Châu Á về Công nghệ hóa học lần thứ 27 (RSCE 2023) do Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP HCM) và Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đồng tổ chức.

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
Quang cảnh chung tại Hội nghị

Hội nghị quy tụ nhiều nhà khoa học, chuyên gia, học viên, kỹ sư, sinh viên trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, kỹ thuật thực phẩm và sinh học trong và ngoài nước. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 29-30/09/2023.

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU đại diện Ban tổ chức phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc, TS. Phan Minh Quốc Bình - Hiệu trưởng PVU cho biết: Hội nghị nhằm tạo ra một diễn đàn hữu ích để trao đổi, thảo luận, tìm hiểu về các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để các nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam và quốc tế trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học, Thực phẩm và Công nghệ sinh học.

TS. Phan Minh Quốc Bình cho biết thêm: Hội nghị đã nhận được 150 báo cáo của các nhà khoa học đến từ Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,... Đặc biệt, 100 báo cáo xuất sắc đã được tuyển chọn và công bố trên các tạp chí uy tín.

Thay mặt Ban tổ chức, TS. Phan Minh Quốc Bình hy vọng hội nghị sẽ mang đến cho các đại biểu tham dự những ý tưởng, kinh nghiệm thực tế mới để thiết lập quan hệ hợp tác, nghiên cứu và tìm kiếm các đối tác trong nước và quốc tế để cùng nhau hợp tác trong tương lai.

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
Trao đổi sôi nổi tại Hội nghị

Hội nghị diễn ra sôi nổi với các các chủ đề chính được quan tâm trao đổi bao gồm: Kỹ thuật xúc tác và vật liệu; Kỹ thuật thực phẩm và sinh học; Kỹ thuật điều khiển; Kỹ thuật môi trường và an toàn…

Sinh viên PVU tham gia trình bày tại hội nghị với các đề tài nổi bật như: Nghiên cứu giải pháp sử dụng các thiết bị tách Pre - Flash Drum nhằm nâng cao hiệu quả chưng cất Dầu thô tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ phụ gia ZSM-5 đến sản lượng Propylene tại phân xưởng Cracking xúc tác của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bằng phương pháp mô phỏng; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt phân để chuyển hoá rác thải nhựa thành nhiên liệu lỏng tại Việt Nam; Mô phỏng và tối ưu thông số hệ thống cho tàu FPSO.

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
Sinh viên PVU tham gia thuyết trình các đề tài tại Hội nghị

Ban tổ chức cũng cho biết: các đề tài, bài báo sau khi trình bày tại hội nghị, được phản biện và chấp nhận có thể gửi đăng trên các Tạp chí như Chemical Engineering Transactions (Scopus, Q3), IOP Conference Series (Scopus) hoặc Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (ĐHQG-HCM).

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
TS. Phan Minh Quốc Bình tặng quà lưu niệm cho báo cáo viên tại Hội nghị
PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
BTC trao giấy chứng nhận cho các báo cáo viên tại Hội nghị

Việc đồng tổ chức và tham gia hội nghị khoa học quốc tế về kỹ thuật hóa học, thực phẩm và sinh học và Hội nghị khoa học thường niên của khu vực Châu Á về công nghệ hóa học lần này đã đem đến cho các nghiên cứu viên, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) cơ hội trao đổi các kiến thức học thuật, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và góp phần quảng bá hình ảnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của Nhà trường trên bản đồ khoa học của quốc tế.

PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
Các đại biểu tại Hội nghị
PVU đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế ICCFB lần thứ 6 và Hội nghị RSCE khu vực Châu Á lần thứ 27
Thầy trò PVU chụp hình lưu niệm tại Hội nghị

An Nhiên

Vừa qua, tại TP Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) phối hợp với Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico (NMT, Mỹ) tổ chức Nói chuyện chuyên đề cho sinh viên với nội dung “Geomechanical challenges during geological CO2 storage & Southwest Regional Partnership on Carbon Sequestration”.

Tham dự buổi nói chuyện về phía NMT có TS Robert Balch - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thu hồi dầu khí (PRRC) và TS Jihoon Wang - Giảng viên tại Đại học Hanyang, Hàn Quốc.

PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
Quang cảnh chung của buổi nói chuyện

Về phía PVU, có sự tham dự của TS Lê Quốc Phong - Phó Hiệu trưởng; TS Bùi Thanh Bình - Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Dầu khí; TS Trương Thanh Tuấn - Phó trưởng phòng Phụ trách Phòng ĐN&KHCN; ThS Ngô Thu Kiều - Phó trưởng phòng Đào tạo; cùng các giảng viên và đông đảo các sinh viên.

PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
GS Robert Balch giới thiệu tổng quan về dự án Southwest Partnership và các kiến thức liên quan đến CO2

Tại buổi nói chuyện, GS Robert Balch đến từ Viện công nghệ mỏ New Mexico đã giới thiệu tổng quan về dự án Southwest Partnership nhằm thu gom và chôn vùi và tàng chứa CO2 tại các vỉa dầu khí nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu. Đây là một dự án nghiên cứu và thực nghiệm có quy mô rất lớn được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ hơn 1 tỷ đô la. Trong phần trình bày TS Balch đã đi sâu vào những thành công trong bơm ép CO2 tăng cường hệ số thu hồi dầu tại Farnsworth, Texas. GS Balch đã trình bày các kinh nghiệm trong việc đánh giá thành hệ, xây dựng mô hình địa chất, các thí nghiệm có liên quan, mô phỏng bơm ép CO2 và các công nghệ dự báo sự dịch chuyển của CO2 trong quá trình bơm ép cũng như đánh giá các tác động môi trường và các đánh giá rủi ro về cả kinh tế kỹ thuật và môi trường của dự án. Trong đó TS Balch nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các chính sách vĩ mô cũng như sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ tới sự thành công của dự án. Phần trình bày của TS Balch không chỉ cung cấp những kinh nghiệm quý giá về bài học thành công khi sử dụng CO2 trong thu hồi dầu tăng cường mà còn cung cấp cho sinh viên và giảng viên những kiến thức quý báu về tình hình sử dụng CO2 trong thu hồi dầu tăng cường tại Hoa Kỳ cũng những triển vọng áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam.

PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
TS Jihoon Wang trình bày nội dung về địa cơ học trong việc bơm ép chôn vùi CO2

Cũng trong buổi nói chuyện, TS Jihoon Wang - Giảng viên tại Đại học Hanyang, Hàn Quốc đã tóm tắt những thách thức về địa cơ học trong việc bơm ép chôn vùi CO2 tại các đối tượng chứa có chiều sâu không lớn. Trong đó TS Wang nhấn mạnh vào bốn khía cạnh đó là sự thông tầng trong quá trình bơm ép dẫn tới CO2 có thể gây ô nhiễm các tầng chứa ngầm, hoặc các tai biến địa chất như động đất có thể phát sinh trong quá trình bơm ép, sự mất ổn định của lớp đá chắn và sự mất ổn định thành giếng trong quá trình bơm ép. Ở mỗi thách thức, TS Wang đã cho những ví dụ cụ thể cũng như giới thiệu các tính toán, mô phỏng và các kết quả nghiên cứu đã đạt được giúp người nghe có được những cái nhìn kỹ thuật về vấn đề.

PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
Sinh viên PVU tham gia trao đổi sôi nổi với các chuyên gia

Buổi nói chuyện diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thu hút sự lắng nghe, tìm hiểu sâu cũng như sự quan tâm của các sinh viên. Việc trao đổi, đặt câu hỏi với các chuyên gia sẽ giúp ích cho sinh viên trong việc rèn luyện tiếng Anh cùng như bổ sung những kiến thức bổ ích để tiếp tục theo đuổi đam mê trong lĩnh vực mình đã chọn.

PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất
TS Lê Quốc Phong tặng hoa cảm ơn các chuyên gia
PVU tổ chức nói chuyện chuyên đề về “Những thách thức địa cơ học trong quá trình lưu trữ CO2 địa chất và Đối tác Vùng Tây Nam về cô lập Carbon
Thầy trò PVU chụp hình lưu niệm với các chuyên gia tại buổi nói chuyện

Thay mặt lãnh đạo nhà trường, TS Lê Quốc Phong - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn các chuyên gia và mong rằng thời gian sắp tới các chuyên gia cũng như NMT sẽ dành nhiều thời gian hơn để có thể chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ích với sinh viên PVU.

An Nhiên

Vừa qua, tại thành phố Vũng Tàu, chương trình Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát những người đi tìm lửa” năm 2023 khu vực phía Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) tổ chức đã diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục đặc sắc.
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Chủ tịch Công đoàn Dầu Khí Việt Nam Nghiêm Thùy Lan phát biểu khai mạc chương trình

Đây là một trong những hoạt động lớn trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (3/9/1975 - 3/9/2023); chào mừng Đại hội Công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ VII và hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa Dầu khí lần thứ XIV.

Chương trình có sự tham dự của ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Phạm Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Tập đoàn.

Về phía Công đoàn Dầu khí Việt Nam có bà Nghiêm Thùy Lan – Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch CĐ DKVN; ông Nguyễn Mạnh Kha và ông Vũ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch CĐ DKVN; cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn; các Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành CĐ DKVN; Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn các đơn vị dầu khí phía Nam.

Thạc sĩ Phạm Thế Vĩ – Trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam; Nghệ sĩ ưu tú – Biên đạo múa Nguyễn Thị Kim Luyến là Hội đồng Ban Giám khảo tham gia chấm điểm cho các đội thi tại Liên hoan.

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Màn trình diễn chào hỏi của các đơn vị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng

Đặc biệt, Liên hoan có sự tham gia biểu diễn của hơn 500 diễn viên, ca sĩ, nhạc công, là những CBCNV, người lao động đến từ 17 đơn vị ngành Dầu khí khu vực phía Nam; cùng đông đảo các cổ động viên đến cổ vũ cho các đội tham dự.

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc và ấn tượng tại buổi biểu diễn

Phát biểu khai mạc Liên hoan, Chủ tịch CĐ DKVN Nghiêm Thùy Lan nhấn mạnh, Liên hoan nghệ thuật “Tiếng hát những người đi tìm lửa năm 2023” diễn ra tại thành phố Vũng Tàu - cái nôi của ngành dầu khí, là sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa trước thềm của Đại hội Công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ VII, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đây là dịp để người lao động Dầu khí có thể cùng nhau thưởng thức không khí văn hóa gắn kết, tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của ngành Dầu khí, đóng góp của Petrovietnam cho sự phát triển của đất nước.

Thông qua hoạt động của liên hoan nghệ thuật quần chúng, hoạt động của văn hóa nghệ thuật, tuần lễ văn hóa để tuyên truyền, lan tỏa những giá trị văn hóa của Petrovietnam, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người lao động Dầu khí và đẩy mạnh xây dựng văn hóa Petrovietnam, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hạnh phúc cho người lao động dầu khí. Liên hoan “Tiếng hát những người đi tìm lửa”, không chỉ là nơi thể hiện âm nhạc, nghệ thuật mà còn là cơ hội để người dầu khí thể hiện khát vọng vươn lên, cơ hội để giao lưu, học hỏi, đoàn kết, gắn bó giữa người lao động các đơn vị trong Tập đoàn, để nâng cao hơn tinh thần, động viên, khích lệ người lao động không ngừng nâng cao trình độ, nỗ lực phấn đấu, tâm huyết, trách nhiệm hơn với công việc, với sự phát triển của đơn vị và ngành Dầu khí.

Liên hoan nghệ thuật năm nay diễn ra với hơn 50 tiết mục được dàn dựng công phu với sự trình diễn của hơn 500 CBCNV – những ca sỹ diễn viên quần chúng đến từ 17 đơn vị thành viên, trực thuộc Petrovietnam khu vực miền Nam. Các phần trình diễn đã mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc; những ca từ, vũ đạo không chỉ tôn vinh vẻ đẹp quê hương, đất nước mà còn nêu bật được những giá trị truyền thống, đặc trưng của từng đơn vị nói riêng và ngành Dầu khí nói chung.

Thay mặt Ban giám khảo, Tiến sĩ Phạm Thế Vỹ nhận xét: "Đây là chương trình liên hoan nghệ thuật có sự đầu tư công phu, dàn dựng chuyên nghiệp, khắc hoạ được chân dung người lao động của ngành dầu khí".

Tổng kết Liên hoan, qua phần chấm điểm của Ban Giám khảo, CĐ DKVN đã trao tặng các giải thưởng cho các đội xuất sắc. Trong đó, Giải chương trình nghệ thuật đặc biệt nhất thuộc về đoàn của PV GAS; Giải chương trình nghệ thuật đặc sắc nhất thuộc về các đơn vị: Vietsovpetro, PVFCCo, PVOIL, PTSC, PVCFC; Giải chương trình nghệ thuật ấn tượng nhất thuộc về các đơn vị: PV Drilling, BIENDONG POC, PVMR, PVI, PVTrans.

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam

Giải chương trình nghệ thuật đặc biệt nhất

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam

Trao giải chương trình nghệ thuật ấn tượng

Ngoài ra, 5 đơn vị đạt Giải đơn vị nỗ lực, tích cực tham gia gồm: Chi nhánh Phát điện Dầu khí (PVPGB), Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU), Trường Cao đẳng Dầu khí (PV College), Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC), Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC).

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Trao giải đơn vị nỗ lực, tích cực tham gia Liên hoan

Ban Tổ chức cũng trao Giải đơn vị có nhiều diễn viên tham gia nhất được cho Công đoàn PVTrans; Giải đơn vị có CĐV đông nhất, đạo cụ đẹp nhất và nhiệt tình nhất thuộc về Công đoàn PVMR, PV GAS, PVFCCo và Giải đơn vị tham gia giao lưu liên hoan Nghệ thuật quần chúng được trao cho Hội Cựu chiến binh Tập đoàn. Đồng thời, Ban tổ chức cũng tặng hoa và gửi lời cảm ơn đến tiết mục đặc biệt của cán bộ người Nga làm việc tại Vietsovpetro tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng năm nay với màn trình diễn vô cùng ấn tượng.

Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Ấn tượng Liên hoan “Tiếng hát Những người đi tìm lửa” khu vực phía Nam
Khán giả cổ vũ nhiệt tình cho Liên hoan

Sau gần 5 giờ thi diễn, với những tiết mục biểu diễn thăng hoa, sáng tạo, ấn tượng và đặc sắc. Liên hoan nghệ thuật quần chúng – “Tiếng hát những người đi tìm lửa ngành Dầu khí” năm 2023 khu vực phía Nam đã khép lại thành công rực rỡ, tiếp nối truyền thống, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung và của người dầu khí nói riêng. Các ca sĩ, diễn viên không chuyên của ngành Dầu khí, bằng tình yêu nghệ thuật, lòng tự hào đã cháy hết mình với không gian nghệ thuật âm nhạc đầy màu sắc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của đông đảo khán giả có mặt tại hội diễn.

An Nhiên

Ngày 17/9/2023, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội đồng cấp Nhà nước đã đánh giá nghiệm thu kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, mã số KC-4.0-01/19-25.

Được biết, đây là đề tài đầu tiên trong Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia KC4.0/19-25 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” và cũng là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về ứng dụng AI (AI) trong đánh giá triển vọng dầu khí nói chung và khu vực bắc Bể sông Hồng nói riêng. Đề tài do TS Doãn Ngọc San (Trường Đại học Dầu khí Việt Nam - PVU) làm chủ nhiệm với sự tham gia của các chuyên gia như TS Nguyễn Diệu Nương (Ban Tìm kiếm Thăm dò - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), TS Tạ Việt Cường (ĐH KHCN), ThS Nguyễn Văn Thắng (PVEP SH), ThS Nguyễn Ngọc Sơn (Ban TD PVEP) và gần 70 chuyên gia khác.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Quang cảnh chung của buổi đánh giá nghiệm thu đề tài“Nghiên cứu xây dựng Hệ thống AI tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, mã số KC-4.0-01/19-25

Hội đồng nghiệm thu do GS.TS Nguyễn Thanh Thủy - Phó Chủ tịch chương trình trọng điểm quốc gia (KC-4.0) làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu và GS.TS Từ Minh Phương - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Hai ủy viên phản biện gồm PGS.TS Bùi Thu Lâm - Học viện Kỹ thuật Mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, TS Trịnh Hải Sơn - Viện trưởng Viện Địa chất Khoáng sản. Thành viên Hội đồng gồm PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thế Vinh - Trường Đại học Mỏ - Địa chất; TS Hoàng Minh Hải - BIENDONG POC; TS Hồ Trọng Long - Tập đoàn Dầu khí Idemitsu Nhật Bản; PGS.TS Phạm Minh Hải - Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Hội đồng đã thống nhất bầu PGS.TS Nguyễn Việt Anh làm Thư ký Hội đồng. Về phía Bộ KH&CN có PGS.TS Trần Đỗ Đạt - Phó Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, TS Trần Anh Tú - Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao và các chuyên viên.

Về phía tập thể tác giả có TS Doãn Ngọc San (Chủ nhiệm đề tài), TS Nguyễn Diệu Nương (thư ký đề tài), TS Tạ Việt Cường (ĐH KHCN), ThS Nguyễn Văn Thắng (Phó giám đốc PVEP Sông Hồng), ThS Nguyễn Ngọc Sơn (Ban Thăm dò PVEP) và các thành viên tham gia đề tài. Về phía PVU có sự tham dự của TS Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng, TS Bùi Thanh Bình phụ trách Khoa Dầu khí và các thầy cô bộ môn Địa chất Dầu khí - PVU.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống AI tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí” được triển khai từ năm 2019. Nhiệm vụ của đề tài là: Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chất - địa vật lý dầu khí Bắc bể Sông Hồng; Xây dựng hệ thống AI đánh giá triển vọng dầu khí; Ứng dụng thử nghiệm khoanh vùng triển vọng dầu khí khu vực bắc Bể sông Hồng.

Đề tài nghiên cứu đã tác động và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đối với các lĩnh vực khoa học công nghệ có liên quan: đóng góp các thuật toán tích hợp số liệu địa chất - địa vật lý tìm kiếm thăm dò dầu khí, các module và phần mềm hệ thống AI; Đối với thực tế sản xuất thì ứng dụng hệ thống AI tích hợp cơ sở dữ liệu địa chất dầu khí AI tăng độ chính xác, tính khách quan, nâng cao hiệu quả tìm kiếm thăm dò dầu khí góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như thời gian.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
TS Doãn Ngọc San trình bày tóm tắt các nội dung và kết quả thực hiện của đề tài

Thuyết trình tại buổi nghiệm thu, TS Doãn Ngọc San đã trình bày tóm tắt các nội dung và kết quả thực hiện của đề tài, trong đó nêu bật khối lượng công việc rất lớn của đề tài cũng như các kết quả mới và có tính ứng dụng cao trong thực tế sản xuất. Đặc biệt, đề tài đã làm nổi bật tính cấp thiết ứng dụng AI trong tìm kiếm thăm dò dầu khí để xác lập các mối quan hệ ẩn sâu giữa dầu khí với các lớp thông tin khảo sát địa chất vây quanh qua đó phát hiện, khoanh vùng triển vọng dầu khí. Trước đây, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu bằng toán học truyền thống xác lập các mối quan hệ dầu khí - môi trường địa chất nhưng gặp nhiều khó khăn do tính đa dạng phức tạp của thông tin địa chất (dạng số và các mô tả ngữ nghĩa) không thể giải quyết được bằng các hàm toán học truyền thống. Sử dụng hệ thống AI với khả năng phát hiện các mối liên kết ẩn giữa các lớp thông tin và dự đoán sự kiện/quá trình trên cơ sở các dữ liệu lớn không tường minh, tản mạn và rời rạc với nhiều quy luật xác suất thống kê và đa dạng (số hóa và mô tả ngữ nghĩa) là công cụ mạnh hơn có khả năng khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp truyền thống.

Muốn ứng dụng hệ thống AI điều kiện cần và đủ là phải có cơ sở dữ liệu thống nhất. Từ các dữ liệu địa chất - địa vật lý đề tài đã tích hợp các dữ liệu khác nhau về định dạng, nguồn gốc, tọa độ khảo sát, độ phân giải thành một khối dữ liệu 3D có độ phân giải X=25m, Y=25m và độ sâu=5m và được đặc trưng bởi 656 thuộc tính của các trường địa chấn, địa vật lý giếng khoan, từ - trọng lực và địa hóa. Đây là bước quan trọng quyết định thành công của việc ứng dụng AI tiếp theo.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Phân bố các yếu tố hệ thống dầu khí bằng AI

Trong việc dự báo phân bố các yếu tố hệ thống dầu khí (sinh, chứa, chắn, bẫy và dịch chuyển) Hệ thống AI có khả năng rút ngắn thời gian xây dựng mô hình bằng cách huấn luyện mạng ML/DL bằng các “mẫu học” - đối tượng đã biết rồi từ đó nhận dạng khoanh vùng các yếu tố của hệ thống dầu khí. Sự khác biệt về kết quả của hai mô hình AI và TRUYỀN THỐNG là rất thấp. Trong khoanh vùng triển vọng dầu khí đề tài đã thực hiện khoanh vùng cấu tạo triển vọng và ở mức cao hơn, ngoài đầu bài đặt ra, là xác định vị trí và hình thái vỉa dầu khí trên cơ sở các “mẫu học” là các cấu tạo triển vọng hay vỉa dầu khí đã biết. Đối với bài toán khoanh vùng triển vọng, ứng dụng AI đã khoanh vùng chính xác các cấu tạo triển vọng đã biết theo truyền thống ngoài ra AI cũng đã khoanh vùng thêm được các diện tích mới. Đề tài đã sử dụng tham số các vỉa dầu khí đã biết để huấn luyện mạng và tìm kiếm các vị trí có thể tồn tại vỉa dầu khí. Ứng dụng phương pháp nêu trên đã định vị các vỉa sản phẩm theo 44 “mẫu vỉa” đã phát hiện, ngoài ra còn xác định thêm được một số vị trí vỉa dầu khí mới. Vị trí vỉa sản phẩm dự báo phù hợp với kết quả dự báo của truyền thống.

Đề tài cũng đã tiến hành xác định nhóm (bộ) thuộc tính đặc trưng của các vỉa đã biết và sử dụng các nhóm thuộc tính này xác định vị trí có thể tồn tại vỉa dầu khí. Đây là một hướng tiếp cận mới trong điều kiện tìm kiếm thăm dò khó khăn hiện nay, tận dụng các số liệu khảo sát đã có, các vỉa đã biết để phát hiện trực tiếp các vị trí có khả năng tồn tại vỉa sản phẩm. Với các kết quả nêu trên có thể kết luận hệ thống AI là công cụ có hiệu quả, có thể là phương pháp tiếp cận mới, khách quan hơn, giảm chi phí trong đánh giá triển vọng dầu khí. Đề tài cũng kiến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu như: Liên kết giếng khoan, minh giải địa chấn toàn khu vực, cập nhật đánh giá triển vọng dầu khí, dự báo các vỉa sản phẩm, hỗ trợ dự báo trong công tác chuẩn bị thiết kế/thi công giếng khoan. Kiến nghị PVEP/PVEP SH sử dụng kết quả nghiên cứu trong thử nghiệm tại một khu vực tìm kiếm thăm dò dầu khí nhỏ và sắp thiết kế/thi công khoan. Đề tài cũng kiến nghị thực hiện pha 2 để giải quyết các tồn tại của đề tài; Đánh giá khu vực thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm cho từng bước trong phương pháp tìm kiếm thăm dò truyền thống.

Sau khi nghe báo cáo của nhóm tác giả, các thành viên của Hội đồng đã đặt câu hỏi làm rõ hơn các nội dung của đề tài trong đó tập trung vào việc đánh giá kết quả của đề tài so với đơn đặt hàng. Hội đồng nghiệm thu cũng đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu theo đề cương được duyệt và các tiêu chí đề ra.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
GS.TS Nguyễn Thanh Thủy - Phó Chủ tịch chương trình trọng điểm quốc gia (KC-4.0), Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá và phát biểu tại buổi làm việc
Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi và nhận xét về đề tài tại buổi nghiệm thu

Phát biểu kết luận tại buổi nghiệm thu, các thành viên của Hội đồng cho rằng đây là một đề tài được thực hiện rất công phu có sự phối hợp giữa 15 đơn vị chuyên môn, cần thiết và cấp thiết; nội dung đề tài bao quát tầm nhìn, sứ mệnh của ngành Dầu khí trong thời gian dài. Hội đồng đánh giá cao tính khoa học, trách nhiệm của nhóm nghiên cứu trong việc triển khai đề tài, đồng thời cho rằng đề tài đã đạt được những thành công không nhỏ trong việc cung cấp những luận cứ lý luận, thực tiễn nhằm sử dụng AI trong tìm kiếm thăm dò dầu khí.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
TS Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng PVU phát biểu

Sau khi Hội đồng kết luận, TS Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng đã thay mặt PVU gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu và chúc mừng các thành viên đề tài đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. TS Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh sự thành công của đề tài có ý nghĩa quan trọng với PVU vì đây là đề tài trọng điểm cấp quốc gia đầu tiên do PVU thực hiện.

Đánh giá, nghiệm thu đề tài trọng điểm quốc gia về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
TS Doãn Ngọc San, chủ nhiệm đề tài phát biểu

Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS Doãn Ngọc San, chủ nhiệm đề tài cảm ơn sự góp ý của các thành viên Hội đồng với đề tài, đồng thời gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Bộ KH&CN đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để đề tài hoàn thành theo đúng tiến độ, sản phẩm đáp ứng đúng theo yêu cầu đặt hàng.

An Nhiên

Tính đến hết tháng 8/2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã về đích kế hoạch cả năm 2 chỉ tiêu lớn là nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận hợp nhất trước thuế. Nhằm duy trì ổn định nhịp độ SXKD và tận dụng cơ hội trong những tháng cuối năm, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chỉ đạo tiếp tục kiên định, nỗ lực cao nhất hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đặt ra từ đầu năm để mở rộng quy mô và tăng tốc tái tạo mô hình kinh doanh.

Petrovietnam về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng, tăng tốc mở rộng quy mô, tái tạo mô hình kinh doanh ảnh 1

Các điểm cầu trực tuyến

Trong tháng 8/2023, tình hình kinh tế thế giới cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu tháng 8/2023 tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức dưới 50 điểm (đạt 49 điểm, tăng 0,4% so với tháng 7/2023), cho thấy lĩnh vực sản xuất vẫn trong kỳ suy thoái. Trong nước, các nhận định đều cho rằng khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP theo các kịch bản đề ra là khó khăn.

Với ngành Dầu khí, mặc dù xuất hiện yếu tố tích cực khi giá dầu tăng so với tháng trước, nhưng tình hình cung cầu, thị trường tồn tại rất nhiều bất cập; thị trường có những phản ứng trước việc bảo dưỡng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn dẫn đến nhập khẩu xăng dầu tăng cao tác động đến thị trường trong nước (trong tháng 8 nhập khẩu xăng dầu đạt hơn 1,2 triệu m3, gấp 2,6 lần cùng kỳ), giá phân bón giảm, huy động điện thấp kéo theo huy động khí rất thấp so với kế hoạch cũng như cùng kỳ, tác động đến chỉ tiêu khai thác dầu thô và dư thừa khí.

Trong bối cảnh đó, Petrovietnam không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, gia tăng sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh để hạn chế tác động từ các yếu tố bất lợi. Trong 8 tháng đầu năm 2023, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt kế hoạch được giao từ 3-29%, trong đó các chỉ tiêu yếu gồm: sản lượng điện, urê, xăng dầu, LPG, polypropylen… tăng trưởng so với cùng kỳ tháng 8 năm 2022; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động ở công suất cao 112 – 114% góp phần cung cấp ổn định các sản phẩm xăng dầu cho thị trường, đặc biệt là trong thời gian Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành bảo dưỡng tổng thể. Công tác an ninh, an toàn trên các nhà máy, công trình của Petrovietnam được đảm bảo, các hoạt động sản xuất được triển khai một cách xuyên suốt.

Cụ thể, trong tháng 8/2023, sản lượng khai thác dầu thô đạt 0,85 triệu tấn, vượt 13,1% kế hoạch tháng, sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 638 nghìn tấn, vượt 35% kế hoạch tháng, sản xuất polypropylen đạt 16 nghìn tấn, vượt 38,5% kế hoạch tháng,… Tính chung 8 tháng đầu năm 2023 hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn hoàn thành vượt mức kế hoạch được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước giao, đó là: khai thác dầu thô đạt 7,06 triệu tấn, vượt 14,5% kế hoạch 8 tháng (trong đó: khai thác dầu thô trong nước vượt 17,3%, khai thác dầu thô ở nước ngoài vượt 3%); sản xuất đạm đạt 108 nghìn tấn, vượt 5,2%; sản xuất điện đạt 1,07 tỷ kWh, vượt 4,2%, LPG đạt 588,6 nghìn tấn, vượt 21,0%; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 4,80 triệu, vượt 29,4%; Polypropylen đạt 117,7 nghìn tấn, vượt 15,0%......

Petrovietnam về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng, tăng tốc mở rộng quy mô, tái tạo mô hình kinh doanh ảnh 2

Nhà máy Đạm Cà Mau hoàn thành bảo dưỡng tổng thể vượt tiến độ

Nhờ thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn khá tốt so với tốc độ suy giảm giá dầu và suy giảm sản lượng với một số sản phẩm do tác động từ các yếu tố khách quan, thị trường. Trong 8 tháng đầu năm, Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 575,8 nghìn tỷ đồng, vượt 27% kế hoạch 8 tháng, bằng 85% kế hoạch năm; Nộp NSNN toàn Tập đoàn đã về đích kế hoạch năm trước 5 tháng, thực hiện 8 tháng ước đạt 90,5 nghìn tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước vượt 8% kế hoạch năm.

Theo công bố bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023 của Vietnam Report, Petrovietnam tiếp tục ghi nhận vị trí dẫn đầu; cùng với sự sự góp mặt của một loạt các doanh nghiệp Dầu khí khác như: PVEP, PV GAS, BSR, PVFCCo, PVCFC, PV Power, PVTrans, PTSC, PVI, PVOIL,...; tiếp tục ghi nhận hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp dầu khí trong giai đoạn được đánh giá rất khắc nghiệt của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; qua đó tiếp tục cho thấy tình hình tài chính lành mạnh cùng năng lực quản trị biến động linh hoạt của các doanh nghiệp trong ngành đã được đánh giá và công nhận khách quan bởi nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước.

Đặc biệt, cuối tháng 8 vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long Liên danh PTSC (Petrovietnam) - Sembcorp (Singapore) đã được trao Giấy phép khảo sát và Ý định thư để triển khai các công tác liên quan đến việc phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam, xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự tiên phong của Petrovietnam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi cũng như “chuyển dịch” để “Xây dựng và phát triển Petrovietnam thành tập đoàn Công nghiệp Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

Petrovietnam về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng, tăng tốc mở rộng quy mô, tái tạo mô hình kinh doanh ảnh 3

Cán bộ, kỹ sư Nhà máy Đạm Cà Mau thực hiện bảo dưỡng các thiết bị

Đánh giá tình hình chung của năm 2023 là rất khó khăn, nhưng dự báo những tháng cuối năm sẽ có nhiều cải thiện hơn những tháng đầu năm, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo sát sao việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch để tận dụng cơ hội thị trường, hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm 2023, đặc biệt là triển khai các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch sản lượng khai thác không thấp hơn so với năm 2022. Chủ tịch HĐTV Tập đoàn cũng chỉ đạo một số công việc liên quan đến triển khai các dự án trọng điểm như: Chuỗi dự án Khí – Điện Lô B, Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1; hoàn thành quyết toán các dự án sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò trong năm 2023; công tác triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài;…

Kết luận giao ban thường kỳ tháng 9/2023 với thủ trưởng các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống để duy trì nhịp độ SXKD, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong 8 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh rất khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, biến động bất thường khó đoán định của thị trường năng lượng, lương thực….

Cùng với những chỉ đạo cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng đơn vị, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trong tháng 9 cũng như thời gian tới như: Tập trung phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương rà soát cập nhật, hoàn thành báo cáo Đề án đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam theo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; bám sát việc xử lý các đề án đã trình Chính phủ như: đề án tái cấu trúc Tập đoàn đến năm 2025, kế hoạch 5 năm 2021- 2025, kế hoạch hoạt động dầu khí trên Biển Đông năm 2024; thực hiện tốt các kết luận/khuyến nghị của cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, hoàn thành công tác quyết toán liên quan đến Quỹ tìm kiếm thăm dò và công tác quyết toán các đơn vị cổ phần hóa theo đúng quy định, yêu cầu về tiến độ;...

Với những nhiệm vụ cụ thể, Tổng giám đốc Tập đoàn chỉ đạo toàn Tập đoàn tiếp tục kiên định, nỗ lực thực hiện mục tiêu quản trị đặt ra nhằm mở rộng quy mô, tăng tốc tái tạo mô hình kinh doanh, trong đó đặc biệt là mở rộng quy mô thông qua tổng doanh thu, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; bám sát thị trường, đánh giá kỹ tình hình kinh tế vĩ mô để phân bổ các mục tiêu, kế hoạch triển khai theo từng khối/lĩnh vực.

Trong đó, các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách các lĩnh vực theo sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị để kịp thời tận dụng các cơ hội thị trường. Đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác cần tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu sản lượng, bảo đảm nguồn khí cho sản xuất điện, quán triệt kế hoạch năm 2024 để điều phối hoạt động trong khối với lĩnh vực dịch vụ liên quan.

Đối với lĩnh vực lọc hóa dầu và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu cần tập trung mở rộng thị trường, duy trì đảm bảo an toàn cao trong hoạt động, nâng cao công suất, gia tăng doanh thu, chia sẻ hỗ trợ trong toàn Tập đoàn để nâng cao hiệu quả SXKD, đồng thời góp phần bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, đánh giá các khó khăn, hỗ trợ các đơn vị, kịp thời phê duyệt các kế hoạch đầu tư, dự báo tình hình việc làm trong thời gian tới. Khối khí – điện – đạm đảm bảo độ khả dụng của các nhà máy, chủ động có kế hoạch về nguồn nhiên liệu, nguyên liệu và xây dựng kịch bản tham gia/chào giá theo các biến động thị trường;...

Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật chiến lược đầu tư, kế hoạch vốn, dòng tiền cho việc triển khai các dự án, tập trung triển khai các dự án án lớn, đặc biệt là chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, công tác triển khai dự án NMĐ Ô Môn 3, Ô Môn 4 cũng như các dự án trung, thượng nguồn trong chuỗi.

P.V
Page 7 of 159